.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xă Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xă Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Đề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Đằng sau ánh hào quang

 

  • PSN - 20.10.2009 | T.M.T.

Đầu lá thư này, tôi xin nói một cách hết sức rõ ràng với quí vị rằng: tôi là một tiểu thư. Một tiểu thư chính hiệu được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hoàn toàn truyền thống và có thể nói là rất gia giáo. Bà ngoại tôi có hai người con. Dì là giáo viên, còn lại là mẹ. Ba và mẹ tôi là chủ một doanh nghiệp có tiếng. Còn họ hàng bên nội tôi thì khỏi cần phải nói tới, vì ai ai cũng là Đảng viên ưu tú, có vai có vế hay nói theo một cách bình dân là những vị rất có máu mặt của một quận tại thành phố HCM.

Và như thế, tuổi thơ của tôi đã trôi qua hết sức êm đềm trong cái ánh hào quang đó!

Trong nhà tôi luôn có từ ba đến bốn người giúp việc. Nên tôi hoàn toàn không hề biết cái gì gọi là đi chợ, nấu cơm hay giặt giũ... những việc mà bất cứ một cô con gái nào cũng phải biết, không ít thì nhiều. Tôi chỉ biết có học và học. Tôi học khá giỏi và từng là thủ khoa văn của một tỉnh.

Tôi nói đến đây, viết đến đây, hẳn nhiều bạn, nhiều quí vị độc giả cũng sẽ ao ước có một cuộc sống ấm êm sung túc như tôi !?

Nhưng ngược lại, với tôi, tôi lại không hề cảm thấy như vậy.

Tự trong sâu thẳm, tôi thấy mình luôn mâu thuẫn, tôi thấy mình như một con búp bê. Thậm chí, đến nỗi khi tôi thi Đại học, với khả năng của tôi, tôi đã đậu vào Y Khoa, nhưng bố mẹ và gia đình bên nội tôi đã lái tôi đi theo ngành Ngân Hàng, chỉ vì một lý do duy nhất: Bác tôi là giám đốc ngân hàng E. Chỉ cần tốt nghiệp, tôi sẽ đi theo Bác, ngoan ngoãn ngồi giữ ghế vài năm đầu, rồi phấn đấu trở thành Đảng viên... khi đó tôi chỉ còn mỗi việc ngồi mát ăn bát vàng. Kẻ ngu nhất cũng hiểu cái chuyện lương bổng không bao nhiêu của một cán bộ nhà nước, rất khập khiễng với cái viễn cảnh nhà cao cửa rộng rồi phải không?

Nhưng tốt nghiệp xong tôi không làm ngân hàng, cũng không làm cho một cơ quan nhà nước nào cả. Tôi biết tôi đã chọn sai nghề. Tôi muốn được sống với những gì có thật trong tôi. Tôi đi làm cái nghề tay trái là viết lách cho một công ty sách.

Học một đằng, làm một nẻo, nghĩa là tôi biết, tôi đánh mất rất nhiều thời gian, nhưng tôi không muốn đánh mất chính mình. Tôi thường xuyên rơi vào những cơn trầm cảm vì có cảm giác mình sống không thực. Tôi đã vật vã hàng mấy năm trời như thế chỉ để tìm ra lời đáp của những câu hỏi đại loại như: Tôi là gì, tôi từ đâu đến, tôi sẽ đi về đâu?...

Tôi biết, tôi biết chứ, bạn sẽ nói tôi điên. Nhưng mà quả thật là vậy! Tôi không khắc khoải chuyện mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền hay mình phải phấn đấu có học vị này nọ kia... Với tôi, tôi chỉ mơ màng có bấy nhiêu việc vừa nêu.

Rồi ba mẹ tôi lại muốn tôi lập gia đình, như cái lẽ tất yếu. Tôi cũng ừ hử và nhận lời quen một anh bạn học trông có vẻ hiền lành tử tế. Nhưng khi họ hàng nội ngoại bắt đầu vun xén vào hai đứa... ai cũng mong chờ một cái điều đẹp đẽ, thì riêng tôi, tôi lại cảm thấy một lần nữa mình rơi vào cơn trầm cảm, tôi như con nhộng muốn hoá thân, phải bung mình ra khỏi kén. Thế là tôi bứt phá một cách ngoạn mục: cương quyết không đến với anh bạn kia nữa. Vì khi đó, tôi đã có một tình yêu khác. Tình yêu với Thế Tôn!

Tôi tìm hiểu sâu hơn về Phật Pháp.Và Tôi thấy mình hết sức may mắn được tiếp xúc với pháp môn của Làng Mai. Tôi đến với Bát Nhã để tu tập cùng đại chúng nơi đây và chợt nhận ra cuộc đời mình thật sự hạnh phúc từ giây phút này đây. Tôi đã biết rửa chén trong chánh niệm, biết nấu thêm các món ăn chay, biết làm những công việc mà trước nay tôi chưa hề làm như chà rửa và quét dọn nhà vệ sinh... Tôi làm những điều đó trong một niềm hạnh phúc vô biên!

Tôi hãy còn nhớ rất rõ cái cảm giác ý thức về quyền tự chủ cuộc đời mình, khi chính bàn tay tôi nhấn nút điện thoại và trả lời một cách hết sức rành rọt với ba mẹ anh chàng kia là: tôi xin lỗi vì biết mình không thể!

Tôi đã lột xác không ít thì nhiều. Tôi không còn là một công chúa nhỏ, không phải là một con búp bê hay một con bù nhìn. Tôi có thể làm chủ cuộc đời tôi, vận mạng của tôi. Tôi biết mình hoàn toàn tự do! Và tôi muốn có thêm nhiều người như tôi hiểu thêm ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Bạn phải sống một cuộc đời có ích thật sự, chứ không phải chỉ tối tăm mặt mũi xoay tròn trong cái vòng bất tận: lớn lên, đi học, kiếm tiền, kiếm quyền... chờ ăn, chờ chồng rồi chờ chết!

Tôi mang Phật Pháp về nhà. Từ đó, những bữa cơm trong gia đình tôi, bắt đầu thay đổi.

Những đề tài mới mẻ được khơi lên, ví dụ như hôm nay bà ngoại đọc kinh chưa? Dì hai có nghe Pháp thoại chưa? Ba ơi sao ba làm biếng đi thiền hành quá vậy, mẹ rủ ba ráng dậy sớm đi tập chung đi. Còn em trai tôi thì hay đi thả cá phóng sinh.

Tôi vui, em trai tôi vui, mẹ tôi vui, ba tôi vui, cả nhà tôi đều vui!

Vậy đó, chỉ là những đổi thay nho nhỏ. Tôi không dám nói đến những điều lớn lao hơn! Nhưng tôi biết, để có một xã hội an ninh lành mạnh, thì từng gia đình phải là một tế bào mạnh khoẻ!

Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là tôi biến mình thành một khối gỗ vô tri vô giác, không còn cảm xúc yêu thương một ai nữa. Vẫn có chứ, làm sao không?

Tôi luôn ý thức rất rõ là mình còn có một sức mạnh khác nằm sâu thẳm bên trong. Tôi nghe được tiếng Thế Tôn đang gọi tôi. Tiếng gọi ấy tha thiết lắm! Và Thế Tôn đã trả lời cho tôi những câu hỏi ngây ngô mà tôi vẫn luôn muốn kiếm tìm từ ngày xưa.

Tôi muốn xuất gia!

Cái tin này như một cơn chấn động với gia đình của tôi! Chấn động rất lớn!

Và cũng dường như ngay lập tức, tôi được gán cho cái tên "T điên". Tại vì theo quan điểm chung thì chỉ có những đứa điên mới dám từ bỏ hết tất cả như: công ăn việc làm đang tốt đẹp, một người rất thương mình, một gia đình hạnh phúc và cả những lời hứa hẹn về một tương lai rất sáng sủa nếu chỉ biết ngồi im và ngoan ngoãn... để đi tu!

Những điều này làm Mẹ tôi bỏ ăn, bỏ ngủ. Bố tôi thì như vừa sau một trận chiến hoang tàn. Hai ông bà không biết ăn làm sao, nói làm sao với họ hàng đây!

Mà nếu tôi nhắc ra đây, chắc quí vị hẳn cười đến chết mất! Lý do gia đình tôi ra sức ngăn cản, làm áp lực để tôi không thể đi tu được là vì lý lịch gia đình tôi quá trong sạch!

Không một ai chấp nhận cho tôi đi tu, dính líu gì đến tôn giáo, mà đặc biệt là "cái dòng Bát Nhã" đó!

Trong khi báo chí nhà nước đưa tin Bát Nhã chỉ là vấn đề nội bộ, thì hơn một ai hết, tôi - con cháu của một gia đình hoàn toàn có truyền thống Đảng Viên lại biết một sự thật rất khác, phải nói là rất đau lòng.

"Mày muốn cả nhà này bị liên luỵ thì mày đi đi"

"Mày muốn các chú bác của mày bị mất ghế thì mày đi đi"

"Mày muốn lý lịch thằng em trai của mày (đang cố hết sức làm Đảng Viên) bị tô đen thì mày cứ đi theo cái dòng đó đi"

Tôi hỏi lại một câu, vì sao các thông tin trên báo đài của quốc gia, đều nói đây là chuyện nội bộ trong một ngôi chùa. Hà cớ sao việc con đi tu, lại liên luỵ cả dòng họ?

Thì tôi nhận được những lời khuyên sáng suốt này:

"Mày nên nhớ cả nhà này là Đảng Viên đó. Mày làm sao coi cho được thì làm...", "Cửa đó là cửa tử, ai cũng ngầm biết là như vậy, tại sao mày cứ đâm đầu vào xe lửa hoài vậy?...", "Người ta đã muốn triệt thì tất nhiên là sẽ triệt, vấn đề chỉ là sớm hay muộn", "Muốn giết chó thì phải nói con chó đó bị điên, cái qui luật này chỉ có thằng nào ngu mới không chịu hiểu. Mày cũng được ăn học đến nơi đến chốn, sao ngu quá vậy con?"

Và trước tình hình này, nếu tôi vẫn còn cố chấp ra đi, thì tôi nhận được bản án tử hình của dòng họ ngay! Bởi cả dòng họ tôi, tôi nhắc lại toàn những đảng viên hết sức ưu tú và có thế lực, đã tề tựu về nhà tổ, bàn bạc và ra tối hậu thư cho tôi như sau:

1) Khai trừ tôi khỏi dòng tộc, xem như đứa cháu nổi loạn.

2) Cắt hộ khẩu của tôi để không một ai liên luỵ vì hành vi tạo phản sau này của nó.

3) Từ bỏ chi nhánh của ba tôi. Hoặc nếu ba tôi muốn vẫn được thừa nhận là một người trong họ tộc thì viết giấy từ con.

4) Đe doạ tôi, nếu tôi bước chân ra khỏi cửa mà đi tu thì vĩnh viễn đừng quay về. Mọi người sẽ xoay lưng 180 độ.

Vậy thì tôi xin hỏi tất cả quí bạn, quí độc giả. Được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, một gia đình với những chiến công lẫy lừng như vậy, liệu có là một hạnh phúc không?

Cái mà tôi thật sự đau và rất đau đớn chính là lời mà mẹ tôi vừa nói riêng với tôi khi chấm dứt cuộc họp gia đình là: mẹ không ngăn cản con đi tu, nhưng con phải biết, gia đình mình đều là Đảng viên! Từ bỏ con đường này đi con!

Đến nước này thì tôi chỉ còn biết thầm la lên "Trời hỡi trời ơi! "

Cái ánh hào quang ngày xưa từng làm tôi hãnh diện, giờ đây đổ ầm xuống trước mặt tôi! Tôi mệt mỏi thật sự. Tôi muốn hét to lên là tôi không muốn con người phải đeo mặt nạ khi nhìn nhau. Tôi chỉ có một ước muốn giản đơn là được sống rất thật thôi mà. Sao không ai cho tôi cơ hội ấy? Sao ai cũng kết án và phủ lên đầu tôi cái tội danh bất hiếu nếu tôi đi theo trái tim mình?

Tôi thấy mình như chị Dậu, chạy ra khỏi nhà cường hào ác bá thì nhìn ra phía trước mặt vẫn chỉ một màu tối đen như mực!

Có ai đó thắp dùm tôi một ngọn nến không?
 

T.M.T.
Tập sự nữ Mây Đầu Núi.

 Ý kiến của các bạn:

Da Giang Pham <...@yahoo.com> 26 octobre 2009 11:46

Sau khi đọc bức thư: “Đằng Sau Ánh Hào Quang” của tác giả TMT. Khiến lòng tôi vô cùng xúc động, xúc động vì trong cô đã có đầy đủ: Bi, Trí, Dũng để làm cuộc cách mạng cho chính bản thân mình. Thật vậy, TMT xuất thân từ gia đình thuộc thành phần ‘danh gia vọng tộc’ của giai cấp đảng trị hiện hành; có dư tiền thừa của, danh vọng, quyền lực tại VN hiện giờ. Thế nhưng, cô đã buông bỏ những thứ ấy để dấn thân đi theo con đường lý tưởng của mình. Nhưng cô gặp phải sức chống đối quyết liệt của gia đình và dòng tộc vì họ đang có thế lực và muốn níu kéo thế lực ấy… Vậy mà TMT đã dũng mãnh vượt qua những chướng ngại đó… Nhưng đâu chỉ có thế, sau khi làm tập sự xuất gia tại tu viện Bát Nhã lại bị chính quyền đánh phá tơi bời và tàn bạo mà cô vẫn không nản lòng và còn can đảm nói lên cái âm mưu đen tối của nhà cầm quyền đối với tu viện Bát Nhã nữa: "Cửa đó là cửa tử, ai cũng ngầm biết là như vậy, tại sao mày cứ đâm đầu vào xe lửa hoài vậy?...", "Người ta đã muốn triệt thì tất nhiên là sẽ triệt, vấn đề chỉ là sớm hay muộn", "Muốn giết chó thì phải nói con chó đó bị điên, cái qui luật này chỉ có thằng nào ngu mới không chịu hiểu. Mày cũng được ăn học đến nơi đến chốn, sao ngu quá vậy con?"…

Đọc đến đây, tôi liên tưởng đến hơn hai ngàn năm trước. Lúc bấy giờ Thái tử Tất Đạt Đa, Ngài cũng làm một cuộc đại cách mạng, để giải thoát cho nhân loại khỏi vòng sinh tử luân hồi. Nhưng trước tiên Ngài phải tự làm cuộc cách mạnh chính mình đã, Ngài phải thay đổi cuộc sống. Bỏ lại tất cả tiện nghi vật chất với cung son điện ngọc; cung tần mỹ nữ. Lìa vua cha, bỏ vợ đẹp con ngoan… Một thân một mình dấn bước nơi núi cao rừng thẳm để đi tìm chân lý giải thoát cho muôn loài… Và Ngài cũng đã gặp bao nhiêu trở ngại trước khi Ngài thành quả Chắnh Đẳng Chánh Giác. Ngày nay, TMT cũng đi theo con đường Ngài chỉ.  Và cũng gặp những khó khăn nhưng không thể so với Thái tử được. Tuy nhiên, trộm nghĩ: “TMT cũng là Thái tử Tất Đạt Đa thời nay vậy”./.

Phạm Đà Giang


can nguyen <...@hotmail.com> 24 octobre 2009 21:42
objet: Dang Sau Anh Hao Quang

"T dien",
Chu rat cam dong khi doc bai viet cua chau. Chu co vai y kien dong gop sau day.
1) Su Ong co day,So Tam,Tam Ban Dau rat quy gia. Mung thay cho chau co duoc cai So Tam do. Chu da gan 60 roi,khong the xuat gia duoc nen chi nguyen kiep sau xin duoc lam mot tu si. Ngoai ra, chu cung cau mong co it nhat mot chau noi hoac chau ngoai lam nguoi xuat si vi nguoi xuat gia se rat co ich cho gia dinh chu khong phai la gia dinh mat di mot nguoi con nhu the gian thuong tuong.
2) Ngay 27 thang 9 vua roi, chu co may man duoc nhan Tam Quy Ngu Gioi voi Su Ong tai tu vien Loc Uyen, San Diego (Chu da quy y gan 60 nam ve truoc luc moi sinh ra doi). Chu rat cam dong va co nhieu nguoi quen chia vui cung chu. Co nhieu nguoi se noi rang quy y thi co gi la quan trong lam dau, chi quan trong hoa van de. Nhung trong tham tam cua chu thi chu nghi khac va chu se co gang tinh tien nhieu hon. (Chu xin mo dau ngoac o day laNam Gioi nay day du hon Nam Gioi cu nhieu lam, goi la Nam Gioi Tan Tu). Cho nen,chu thay rang neu chau duoc xuat gia voi Thay thi do la chau co nhieu nhan duyen rat tot trong cac kiep truoc, chu khong phai ai muon la cung duoc nhu vay dau.
3) Co y kien rang la cu tuy duyen, nghia la song doi cu si va lay chong de lam vui long cha me. Chu thi nghi khac: a) Thoi xua, co mot ty kheo xin kiep sau lam mot vi Chuyen Luan Phap Vuong de giup doi. Duc The Ton quo rang: " Nguoi con muon quay len bai cut trau de lam gi". Ngay den tai sinh lam mot vi Chuyen Luan Phap Vuong ma con bi Duc The Ton che nhu vay huong ho la mot chung sanh tam thuong nhu minh b) Nguoi xua co cau: Tang ly chung tang tan, Ho ly son ho bai. Tang si da gap kho khan nhu the huong ho gi la minh la cu si song trong coi Ta ba o troc nay nua.
4)Nhung y kien cua gia dinh chau dua ra buon cuoi va nho nhen qua di thoi. Neu chau doc bai phong van su co Tang Nghiem tren langmai.org thi chau se thay la su co Tang Nghiem gap hoan canh dau long hon nhieu, tuy vay su co van cuong quyet ly than cat ai. Su co la con mot va mo coi bo luc 9 tuoi. Me su khong lap gia dinh va o vay nuoi con. Luc su co xuat gia luc 20 tuoi, me va nhat la ba ngoai va 2 ong ba noi rat la dau don, vat va khoc loc khon xiet. Co lan ong ba noi doi me su co cho len Bat Nha de bat ve; tuy nhien thay su co hanh phuc qua nen danh de su co song theo chi huong cua su co. Cho nen, chu cau mong cho chau la se giu gin duoc So Tam quy bau do that lau dai.
Tam Kien Dinh


Chúc Huệ <...@hotmail.com> - 22 octobre 2009 18:08

objet: Thương gửi T.M.T. tập sự nữ Mây đầu núi (bài Đằng sau ánh hào quang)

T thương,
Bạn đang mô tả nỗi lòng của chính bạn, mình rất hiểu và rất đồng cảm với bạn. Chúng ta từng được nghe "các Pháp tánh vốn không", nhưng thực sự trong lòng chúng ta vẫn còn có cái gì đó "có" chứ không phải là "chắc chắn không". Vì "có" nên mới có "đặt vấn đề", nên mới có chia sẻ ngày hôm nay. Đây thực sự là một sự tự mâu thuẫn lớn trong lòng, nhưng mâu thuẫn theo chiều hướng có lợi.

Đừng "đẩy" vấn đề đến đỉnh điểm vì tự thân vấn đề không phải như vậy. Khi mình mang cặp kính màu hồng thì mình nhìn cảnh vật khoác màu hồng, khi mình mang cặp kính màu xám thì mình nhìn cảnh vật toàn màu xám; còn khi mình mang cặp kính màu trắng thì mình nhìn cảnh vật toàn màu gì tớ cũng không biết nữa tại vì tớ chưa có đeo kính màu trắng! Có nghĩa là sự vật và hiện tượng được "ống kính mang màu sắc" của nhà tường thuật, kiêm nhà quay phim và viết lời bình là chính mình mô tả lại.

Nếu bạn quyết liệt rằng "các Pháp tánh vốn không" thì các khái niệm về "phe mình", "phe người" chẳng còn có ý nghĩa gì nữa, bởi vì khái niệm vốn xuất phát từ nơi bản thân mình; giống như người ở trên mặt hồ nước thì nói "bên trên hồ nước" (không khí), và "bên dưới hồ nước" (nước), nhưng nếu đã ở trong hồ nước rồi thì bốn phía cũng như nhau, trên và dưới đều là nước!

Nếu bạn hiểu như vậy, bạn sẽ thấy mình bớt dằn vặt và chính bạn sẽ tìm thấy quyết định của chính mình. Không có chí hướng thì đi tu cũng chỉ đủ "trả nợ áo cơm", nhưng nếu chí hướng nữa vời thì cũng phí một đời trong kiếp nhân sinh. "Thị thuỷ giả, phương viên tuỳ khí, dinh hư nhậm thời", có nghĩa là hình thức của nước tuỳ theo hình thức của vật chứa nó; vật chứa vuông thì vuông, vật chứa tròn thì tròn, nhiều ít tuỳ thời, nhưng bản tánh của nước trước sau vẫn không khác.

Nước còn có một hoặc nhiều đặc tính khác là khi gặp phải vật cản thì chia chẻ ra thành nhiều nhánh nhỏ vẫn tiếp tục dòng chảy của nó và lại có thêm đặc tính là thấm sâu xuống. Đặc tính này không bao gồm ở nơi tia (ánh) sáng và không khí. Và khi nước thấm sâu, nước mang một trữ lượng, một công năng vô cùng to lớn cho cuộc sống.

Đừng đặt nặng vấn đề, hãy nhẹ lòng thì mọi thứ sẽ nhẹ. Chúc bạn sớm tìm thấy định hướng của mình.

Thân ái,
Chúc Huệ


Lethanh Quan <...@yahoo.com.vn> - 22 octobre 2009 13:56

Viết cho T.M.T

Tôi cảm phục em vì em dám sống thực với những ý muốn và tư tưởng của chính mình. Không buông xuôi theo dòng đời, dù cho đó là những cám dỗ hấp dẫn về tiền tài, địa vị.

Những câu hỏi mà đã được em đặt ra: “Chẳng lẽ mình sinh ra, lớn lên, đi học, kiếm tiền, kiếm quyền… chờ ăn, chờ chồng rồi chờ chết”; đó là những câu hỏi ý thức cao về đời sống của tự thân mình. Nó là những câu hỏi vượt lên trên đời sống bản năng của con người. Hay nói cách khác, nó vượt lên đời sống bình thường của con người.

Ngày xưa, Đức Thế Tôn, sau khi mục kích bốn cảnh sanh, già, bệnh, chết của con người, cũng ưu tư như vậy! Chẳng lẽ đời sống của chính ta cũng sanh ra, già đi, bệnh hoạn và chết như vậy hay sao? Và Thế tôn đã ra đi để tìm câu giải đáp và cũng đã giải quyết nỗi ưu tư của chính mình. Mà cũng chính là nỗi ưu tư cho những ai có sự tỉnh giác cao với đời sống, không chấp nhận sự trầm luân sanh lão bệnh tử.

Đức Thế tôn dạy chúng ta hãy quan sát về chính thân tâm mình. Hãy quán thân cho thật kỹ như Ngài đã dạy trong bài pháp Tứ Niệm Xứ. Và cũng quán tâm cho thật kỹ như Ngài cũng đã dạy trong bài Tứ Niệm Xứ này.

Bạn biết không? Tôi đã thực hành điều này và đã thấy rõ “thân này không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta”. Kể từ đó tôi nếm được một chút mùi vị của giải thoát.

Chính đây là lúc mình xả được một phần chấp ngã của mình. Nếu có ai đụng đến cái ta của mình, mình cũng điềm tĩnh hơn. Mình sẽ nói nếu lời nói ấy là lợi mình lợi người, và mình sẽ im lặng nếu biết dù chỉ nói thêm một lời cũng không có lợi cho hoàn cảnh.
Xả được một phần chấp ngã như thế cũng sẽ giúp cho đời mình vượt thắng được nhiều hoàn cảnh có thể dẫn đến mâu thuẩn, tranh chấp và khổ đau.

Con người sở dĩ vẫn còn nhiều mâu thuẩn, tranh chấp và khổ đau là cũng chỉ vì bảo vệ cái ta không thật của chính mình. Bảo vệ tài sản thì tài sản cũng ra đi, bảo vệ thân thì thân cũng ra đi, bảo vệ con cái thì chính mình cũng ra đi, huống hồ con cái. Thế thì cái nào là cái ta thật của mình để bảo vệ.

Tất cả đều là dòng chảy vô thường, duyên hợp,và tan rã. Tư tưởng của mình cũng chỉ là sự tiếp nhận và truyền đạt. Chẳng có tư tưởng nào thực sự là ta, là của ta cả. Tự cột chặt mình vào một tư tưởng rồi xưng là ta, là của ta…cũng sẽ là đầu mối để dẫn đến mâu thuẩn, tranh chấp và khổ đau.

Hoàn cảnh của em rất tội. Tôi cũng đau niềm đau của em. Bởi vì chúng ta đang sống trong cõi Ta bà, là cõi mà chúng sanh còn nhiều nghiệp lực. Chính Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh A Di Đà: “Cõi Ta Bà có năm thứ trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược”.

Tuy nhiên một bông hoa từ bi và trí tuệ nào nở thì cũng đều cần phải được trân trọng, để tự nó được nhân rộng lên. Nếu không thì cõi này vốn ô trược lại càng ô trược, đen tối thêm.

Rất cám ơn em đã cho tôi cảm hứng để viết bài này.

Hòa bình


Dung Danang <...@yahoo.com> 20 octobre 2009 09:08
objet: Que diêm cho Đằng sau ánh hào quang

Mến gởi T.M.T. Tập sự nữ Mây Đầu Núi

Theo như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thì Đức Phật Thích Ca đã phủi tay trách nhiệm sau công việc thuyết Pháp, và Đức Phật cũng đã bảo chúng ta là hãy tự đốt đuốc lên mà đi. Cho nên theo tôi nghĩ thì chắc là không có ai dám to gan nhận lãnh phần làm ngọn lửa để thắp dùm T.M.T ngọn nến đâu. Nhưng nếu cảm thấy quá sức cần thiết thì hãy cho tôi biết và điều tôi có thể làm được là tôi sẽ đi chợ mua tặng T.M.T nguyên một hộp diêm quẹt và một bó nến để T.M.T muốn đốt khi nào thì đốt. Chịu hông?

Đọc qua thư của bạn, theo tôi (tạm dùng là “tôi” thay cho cái ngũ uẩn này cho gọn đi nhé) thấy vài điều rất đơn giản hiện lên rất rõ rệt.

Thứ nhất, nếu tên “T điên” dám từ bỏ tất cả những cái đang có như vậy mà đi tu thì quả thật là điên. Tôi cũng cho đó là người điên thật. Nhưng đừng lo, vì trước đây gần 26 thế kỷ đã có một vị Thái tử tên là Siddhattha Gotama còn điên hơn “T điên” gấp triệu triệu lần. “T điên” chỉ là một tiểu thư, Siddhattha là một Thái tử. Ai hơn ai và hơn thua tới cỡ nào? Tiểu thư còn phải lo đi làm mới có tiền, còn Thái tử thì phải lo … đi chơi vẫn có tiền và không bao giờ hết tiền (trừ phi triều đình đó bị sụp đổ). Ai hơn ai? “T điên” đang có người rất thương mình … và cả những lời hứa hẹn về một tương lai rất sáng sủa. Ở đây có hai cụm từ “hứa hẹn” và “tương lai”. Cái khái niệm của “hứa hẹn” là gì thì tôi thật sự chưa đủ khả năng để hiểu hết, nhưng “tương lai” ở đây là gì thì tôi biết chắc chắn là những gì đó chưa đến. Rồi cho dù “những gì đó” là có thật 100% theo sự “hứa hẹn” thì liệu khi nó đến thì mình có còn như bây giờ để có nó hay không(?). Rồi đặt trường hợp mọi thứ y như là mơ đi thì liệu cái hoàn cảnh lý tưởng đó sẽ ở với mình được bao lâu, hay nói đúng hơn là mình có khả năng giữ nó được bao lâu, và cái “những gì đó” sẽ mãi mãi nguyên vẹn hình hài với mình hay một sớm một chiều sẽ biến tướng? Trong khi vị Thái tử “điên” kia thì mọi thứ đã chắc mẩm trong tay. Vậy thì ai điên hơn ai hả “T điên”. Tạm đôi dòng về tiết mục “điên” là như vậy nhé.

Thứ hai là “bản án tử hình” và sự “bất hiếu”. Thái tử Siddhattha bỏ ngai vị ra đi làm cho vua cha không còn người nối ngôi. Không những thế, về sau chỉ còn mỗi một người con trai duy nhất cũng cho xuất gia luôn. Vậy thì ai bất hiếu hơn ai? Một điều khác nữa cũng cần nói ở đây là những ai ít nhiều có ý tìm hiểu về Phật Pháp thì cũng không thể từ chối vấn đề, cho dù chỉ là khái niệm, là mỗi người chúng ta đều đơn thương độc mã cùng với cái nghiệp của chính mình đi vào cõi ta bà này, và rồi cũng sẽ độc mã đơn thương mà ra đi cùng với cái nghiệp của chính mình chớ chẳng ai đi theo mình cả. Hy vọng là “T điên” sẽ có những khái niệm về “bất hiếu” là thế nào cho riêng mình.

Thứ ba là về vấn đề “lý lịch trong sạch” và “những chiến công lẫy lừng như vậy”. Tôi không biết đây cũng chỉ là khái niệm tương đối không ngoài sự cố chấp hay không nữa. Thế nào là “lý lịch trong sạch”? Vậy đối nghịch lại với “trong sạch” thì có phải là “dơ bẩn” hay không? Nếu cái khái niệm đó là đúng thì thế nào là “trong sạch” và thế nào là “dơ bẩn” ở đây? Ai “trong sạch” và ai “dơ bẩn”? Nếu bảo rằng một gia đình toàn là đảng viên đảng Cộng Sản là trong sạch thì có phải đó là sự “trong sạch” chỉ đối với cái đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) hay không? Như vậy giả sử như tất cả những người trong số vài triệu đảng viên CSVN đều là “trong sạch” hết đi, thì dĩ nhiên số còn lại là hơn 80 triệu đồng bào Việt Nam đều là “lý lịch dơ bẩn”. “T điên” có thấy những người Việt Nam thuần túy (không phải đảng viên CSVN) nào tự cho mình là dơ bẩn hoặc người này bảo người kia rằng mình không có đảng viên là dơ bẩn không? Và “T điên” có bao giờ hiểu hết được tất cả đồng bào Việt Nam hiện nay nhìn cái đảng CSVN như thế nào không? “T điên” là người “có ăn học đến nơi đến chốn” thì cái khái niệm này chắc chắn là không có gì mơ hồ đối với “T điên” ! À, thêm tí nữa, vậy là những người xuất gia, những bậc tu hành không có thẻ đảng CSVN thì rõ ràng là không “trong sạch” rồi! Và ngay cả Đức Thích Ca Mâu Ni cũng không có đảng viên và cả gia đình dòng họ của ngài cũng chẳng có ai theo đảng Cộng Sản cả, vậy là lý lịch của Đức Bổn Sư cũng không trong sạch, hay nói trắng ra là “dơ bẩn”(!). “T điên” có cần phải nói gì thêm về cái gọi là “lý lịch trong sạch” nữa không? Còn “những chiến công lẫy lừng” thì chắc là sẽ có nhiều người nói cho “T điên” nghe. Tôi tin chắc là như vậy.

Tôi là người có chút duyên với Phật, nhưng cũng hơi quá chậm trong đời. Chút duyên này đưa tôi đến nghiên cứu giáo lý Phật gần một năm nay nhưng tôi nghĩ rằng tôi chưa đủ nhân duyên nên dù tôi đang rất muốn xuất gia nhưng vẫn chưa tìm được nơi chốn để hiến thân thọ giáo. Tôi không phải là một tiểu thư, tôi cũng không phải là một trang công tử dù tôi vốn may mắn sinh ra trong một gia đình tương đối tiện nghi và đầy đủ. Tôi lớn lên cũng như bao người khác là chịu khó, chăm chỉ và gặp nhiều may mắn nên đời sống cũng khá tiện nghi. Nhưng tôi đã từ bỏ tất cả. Hiện tại tuy chưa tìm được chùa để vào nhưng trong lòng đã xuất gia, chỉ mong có cơ duyên đến. Thời gian qua khi hay tin về Bát Nhã thì ngày nào tôi cũng theo dõi trên đài và những báo online, và đó cũng là chút duyên để tôi đọc được lá thư này của “T điên”. Và đây cũng là lần đầu tiên sau hơn mười năm không viết tiếng Việt tôi viết một bài như thế này. Chắc chắn là câu cú cũng không kém phần .. cục nịch, nhưng hy vọng là sẽ không bị ai trách chấp vì tôi cảm thấy tâm trạng của “T điên” cũng gần giống như tôi trong thời gian đầu nghĩ đến Xuất Gia và Đạo Phật là gì, nên tôi làm gan viết đôi dòng với mong là sẽ làm một que diêm cho “T điên”. Và que diêm chưa phải là lửa và cũng không phải là lửa.

Người đang xuất gia tại gia.


nhon phan <...@yahoo.com> - 20 octobre 2009 06:10
objet: Thân gửi bạn T.M.T nhân đọc bài "Đằng sau ánh hào quang".

Bạn T thân mến,

Đọc bài chia sẽ của bạn mình thấy bạn rất đẹp. Cái đẹp về tâm hồn. Không có một cuộc cách mạng nào lớn lao bằng cuộc cách mạng cá nhân. Tức là biết rõ lòng mình muốn gì, thiết tha cái gì. Có cách mạng được cá nhân mình rồi thì mới có thể làm cách mạng xã hội một cách tốt đẹp được. Cũng như Đức Bụt có dạy: "Tự giác nhi giác tha". Bạn đã cách mạng được lòng mình, bạn đã là một bậc Anh thư của chính lòng mình rồi. Tôi chúc mừng bạn. Tiếc là gia đình bạn đã rơi vào vòng đời sâu nặng quá nên không hiểu được bạn. Có lúc mình cũng ở trong hoàn cảnh tương tự như bạn.

Cầu mong cho bạn có đủ can đảm, nghị lực để đi tiếp theo tiếng gọi của lòng mình.

"Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không KIÊN CƯỜNG".

Thân chào
Tâm An Hỷ


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhă II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhă. Hăy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHĂ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.