Thư Dambri 2
Xin cảm ơn em
Tâm
Không thân mến,
Hôm Bác sĩ An Lạc dẫn em đến gặp tôi vào chiều 28 Tết, nhìn em tôi
thấy vẻ lãng tử và không bình thường. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận lời để
em đến ở.
Sự có mặt của em đã làm cho căn nhà vốn lặng lẽ vui vẻ hẳn lên. Em
rất cần mẫn, không nề hà công việc, luôn cười hề hề vui vẻ, tiếng
cười của em nghe vừa hài hước, vừa ẩn chứa sự nhẫn nại, bao dung,
không chấp chước. Sự có mặt của em làm chiếc am nhỏ bé ấm cúng hẳn
lên. Các trẻ em hàng xóm bắt đầu rủ nhau đến tụng kinh mỗi ngày mỗi
đông. Chúng đựơc sư phụ dạy những bài học đạo đức làm người, được
dạy những bài hát nội dung trong sáng, xây đựng đạo đức tâm linh. Bố
Mẹ chúng mừng vui, đến cảm ơn sư phụ và giới thiệu những cháu khác
đến tụng kinh bằng nhạc lễ, tạo nên bầu không khí lành mạnh cho tuổi
thơ.
Bây giờ đang là mùa Xuân, Tháng 3 rồi đó. Học sinh các truờng đang
chuẩn bị thi học kỳ hai để kết thúc năm học. Tôi phải về
Saigon
để chuẩn bị đi phát học bổng cho các em sinh viên-học sinh nghèo
hiếu học ở
Saigon
và các vùng miền Núi, miền biển đồng ruộng khô cằn .
Saigon
mấy bữa nay trời nóng bức, thời tiết thay đổi, tôi bị cảm cúm nên
phải đi bệnh viện. Bệnh viện thật dông người, tôi ngồi đợi như bao
nhiêu người khác. Tôi thấy một phụ nữ
ăn mặc cũng khá lịch sự bước vào phòng khám, cô ta đi vội vã, đánh
rơi giấy tờ lung tung. Mọi người làm thinh. Rồi, một cụ già còng
lưng ra lượm những giấy tờ ấy đưa cho chủ nhân.
Cô ta cầm phắt những tờ giấy trên tay bà cụ mà không có một lời cảm
ơn, thản nhiên buớc vào bàn làm việc của bác sĩ.
Tâm Không em, Tôi không ngạc nhiên truớc hành động thiếu lịch sự và
lòng biết ơn của người phụ nữ đó, vì những cảnh như vậy xảy ra đầy
rẫy hàng ngày. Nhất là những người trẻ, họ thiếu sự giáo dục của gia
đình, của học đuờng và xã hội. Có những anh chàng và cô nàng là học
sinh cấp 2 - 3, là sinh viên các trường đại học, và đôi khi cả các
cán bộ nữa - đã hành xử thiếu phẩm cách, không biết nói lời xin lỗi
khi tạo ra sự cố làm phiền người khác, không biết nói lời cảm ơn khi
nhận sự giúp đỡ của tha nhân.
Tôi cảm thấy một chút bức xúc và đau lòng khi nghĩ về quê hương và
con người Việt
Nam.
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa dân tộc đẹp đẽ, đựơc hấp thụ
tinh thần Tam Giáo hài hòa từ Tổ Tiên trao truyền, đã tạo nên bao
anh hùng liệt nữ, bao nhà văn học, khoa học uyên bác, bao tấm gương
vàng son trong lịch sử. Vậy mà, xã hội hôm nay đã đào tạo ra nhiều
nhân tài sáng giá, nhưng cũng không ít những người xấu, đầu cơ, tham
nhũng, những người trẻ chỉ biết văng tục, chửi thề, có những cử chỉ
không đẹp, rất ít biết giúp đỡ người khác, biết nói lời xin lỗi, cảm
ơn.
Tôi mỉm cười khi nghĩ đến em, Tâm Không - nhìn em sống vui vẻ, hồn
nhiên như trẻ thơ, luôn cười với mọi người, luôn giúp đỡ mọi người,
nói năng lễ độ, hay nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần, tôi mới nhận
ra một điều, những con người thiếu bình thường hôm nay, biết tu nhân
tích đức từ cửa
Thiền Môn, chính là con cháu của một thời thái bình thịnh trị Lý
Trần.
Em báo tin cho tôi biết là Công An Phòng Nội Vụ Thị Xã Bảo Lộc có
đến Chân Nguyên Trang, yêu cầu tôi ngưng sinh họat với các cháu
thiếu nhi, không đựợc cho chúng đến tụng kinh mỗi tối và chiều chủ
nhật, không đựợc dậy chúng hát những bài hát do tôi sáng tác có nội
dung lành mạnh, không đựơc dậy chúng những điều đạo đức làm người,
vì tôi không phải là tu sĩ thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Tôi là
đệ tử Sư ông Nhất Hạnh - Pháp Môn làng Mai không đựơc nhà nuớc công
nhận và cho phép truyền bá ở Việt Nam. Quí vị Công An còn lên đồi,
ngọn đồi rất thanh tịnh đang thờ hai tượng Phật nhỏ khỏang 3 tấc- Họ
bảo tôi thờ lộ thiên như vậy là trái phép, phải xin phép Phòng Nội
Vụ. Họ bảo rằng tôi không đựơc xây cất bất cứ một cái gì, dù nhỏ như
cái lều, họ sẽ cho công An Xã Dambri và thị xã Bảo Lộc đến phá bỏ,
mang đi.
Tôi nghe tin mà buồn cuời. Năm nay là 2009 - Thế kỷ 21 rồi. Nuớc
Việt Nam đã chính thức hội nhập với thế giới về mọi sinh họat, kinh
tế, giáo dục, văn học, nhân quyền, tự do tôn giáo… Điều này đã thực
hiện từ
mấy năm nay, dù cái xứ
người
dân tộc họ cũng biết rõ điều đó mà. Thị Xã Bảo Lộc thuộc Cao nguyên
Lâm Đồng, nghe nói sắp được Trung Ương nâng lên cấp thành phố. Khi
một Thị Xã được lên cấp Thành Phố thì chắc hẳn mọi người ai cũng
mừng rỡ, nghĩ rằng mình sắp đuợc thấy ánh bình minh, thấy một guồng
máy cán bộ tích cực cho đời sống đồng bào, nhất là về an ninh, giáo
dục, kinh tế.
Tâm Không ơi, Tôi không buồn đâu. Thầy trò mình phải cảm ơn quí vị
Công An Thị Xã Bảo Lộc. Họ đã cho mình thấy rõ bản chất của những
con người bình thường trong xã hội đương đại.
Cô là nhà giáo dục, suốt cuộc đời tận tụy với học sinh và tuổi trẻ.
Cô chỉ mong sao có thật nhiều em học sinh nghèo vuợt qua khó khăn,
trở thành người tài đức sau này, giúp cho gia đình và quê hương văn
minh, phú cường. Cô mong sao cho thiếu niên có một hướng đi lương
thiện, một nhân cách tốt, sống vị tha, cho đất nước và thế giới hòa
bình, mọi người thương yêu nhau như con cùng một mẹ.
Thế nên cô vững niềm tin vào chế độ đứng đắn - vào rất nhiều người
đang tận tâm tận sức phục vụ cho quê hương.
Cô viết bức thư này để cảm ơn em đã giúp cô, đã cho cô và mọi người
tiếng cười hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, chân thật, thông thóang bao
dung của một người Phật tử thiếu vẻ bình thường.
Cô cảm ơn quí vị Công An xã Dambri và Thị Xã Bảo Lộc đã có lòng chăm
sóc tới cô bằng cách thường xuyên đến nhà nhắc nhở, cảnh cáo cô về
những chuyện cô làm bằng cả tấm lòng thương yêu của một nhà giáo
dành cho các cháu học sinh nghèo hiếu học, các gia đình nghèo đang
thiếu cơm ăn áo mặc giữa thời buổi kinh tế rất khó khăn này.
Cô gửi bức thư này cho Em và nhờ em chuyển đến quí vị chánh quyền
Dambri và Công An Bảo Lộc-nếu họ vẫn đến nhà mình - bằng tấm lòng
biết ơn của cô, và cô xin quí vị nên để thì giờ đến thăm cô vào việc
chăm sóc an ninh cho đồng bào, quan tâm
đến
các đối tượng đầu cơ, tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo, sì ke, mại dâm
đang tràn lan trên khắp tỉnh Lâm Đồng trong thời kỳ kinh tế đang
xuống dốc nay.
Chân Y Nghiêm
|
|
|