.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Việt nam hãy chấm dứt tấn công tu sinh Bát Nhã
Vietnam: End Attacks on Bat Nha Buddhists

  •  PSN - 19.12.09 | Human Rights Watch

Liên Hiệp Châu Âu (EU), các nhà tài trợ khác
nên lên án Chính quyền Cộng Sản đồng lõa vây hãm Chùa chiền.

 

Các nhà tài trợ quốc tế hãy yêu cầu chính quyền chấm dứt tấn công các tu sĩ Phật giáo tại Lâm Đồng, cho phép họ tu học, và ngăn ngừa các cuộc trục xuất bạo động sau này.

  • Ngày 16 Tháng 12, 2009

(New York) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) công bố ngày hôm nay một thủ đọan áp bức của chính quyền Việt Nam nhằm giải tán những Tu sinh đệ tử của thầy Thích Nhất Hạnh - một nhà sư Phật giáo nổi bật, người đã kêu gọi cải cách tôn giáo - chứng tỏ Việt Nam vẫn tiếp tục khinh rẻ nhân quyền và tự do tôn giáo.

 

 

Từ ngày 09 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009, một nhóm côn đồ gồm có công an chìm và các viên chức chính quyền địa phuơng đã tấn công và khủng bố hàng trăm Tăng Ni tại chùa Phước Huệ, tỉnh Lâm Đồng. Từ cuối tháng chín năm 2009, Thầy trụ trì chùa Phước Huệ đã mở rộng cửa chùa để bảo bọc các tu sinh này, khi công an giả dạng thường dân và côn đồ tàn nhẫn trục xuất họ khỏi tu viện Bát Nhã của họ, nằm trong cùng một thị xã.

 

Trong cuộc tấn công tuần trước, nhóm côn đồ nhắm vào thầy trụ trì Phước Huệ, đe dọa và uy hiếp áp đảo Thầy, và ép buộc thầy phải đuổi Tu sinh Bát Nhã ra khỏi chùa, hạn chót là ngày 31 tháng 12 năm 2009."Những nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam cần phải can thiệp và nhấn mạnh chính quyền phải ngăn chặn các cuộc tấn công tăng ni tại Lâm Đồng, cho phép họ thực hành tôn giáo của họ, và ngăn chặn bất kỳ sự xua đuổi bằng bạo lực nào nữa", bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc vùng Châu Á của tổ chức Human Rights Watch đề nghị. "Và họ nên cho chính quyền biết rõ ràng là họ vẫn theo dõi tình hình trên."

 

Cuộc tấn công trong 3 ngày trên, đã làm gián đoạn sứ mệnh tìm hiểu thực tế của một phái đoàn Liên Hiệp châu Âu (EU) khi họ đến chùa Phuớc Huệ ngày 10 tháng 12. Ngày 11 tháng 12 có một cuộc đối thoại về nhân quyền của EU với Việt Nam. Một Nghị quyết của Quốc hội Liên hiệp Châu Âu cuối tháng 11 kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và lên án những sách nhiễu và đàn áp Phật tử tại Lâm Đồng, cũng như của những người theo các tôn giáo khác và các tổ chức Phật Giáo khác. Liên Hiệp châu Âu (EU), một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, đã cam kết viện trợ 1 tỷ USD tại hội nghị các nhà tài trợ vào đầu tháng 12. Thụy Điển - Chủ tịch Liên Hiệp châu Âu hiện nay - và các nhà tài trợ khác đã thúc dục Việt Nam loại bỏ những hạn chế trong truyền thông độc lập, tự do tôn giáo, và bất đồng chính kiến ôn hòa. Hiệp định Hợp tác năm 1995 giữa EU-Việt Nam khẳng định sự tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ là cơ sở cho hợp tác này.

 

"Những hành động côn đồ ngăn chặn các nhà ngoại giao có cuộc họp mặt với các Tu sinh là một cái tát vào mặt Liên Hiệp Châu Âu,’’ bà Pearson nói, "Liên Hiệp Châu Âu cần nói rõ là họ có ảnh hưởng và họ và sẽ sử dụng nó."

 

Ngày 31 tháng 12, hạn chót của lệnh trục xuất các tăng ni sinh trẻ tại Phước Huệ, trùng với một hội nghị quốc tế về phụ nữ Phật giáo, được tổ chức bởi chính quyền Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. "Thật là một sự mỉa mai, trong khi nữ tu sĩ và tăng sĩ trẻ phải đối mặt với khả năng bị thêm một lần trục xuất bằng bạo lực, thì vào ngày 31 tháng 12, tu sinh tham dự hội nghị quốc tế Phật giáo tại Việt Nam sẽ thảo luận về vai trò của nữ tu Phật giáo trong việc ngăn chặn xung đột và bạo lực," bà Pearson nói.

Trong năm qua, quan chức nhà nuớc đã tăng cường nỗ lực để giải toả cộng đồng tu sĩ này. Họ tu học tại tu viện Bát Nhã - một trung tâm thiền tu tập theo Thầy Thích Nhất Hạnh đuợc thành lập vào năm 2005 - cho đến tháng 9 năm 2009. Nhà chức trách bắt đầu thực hiện chiến dịch giải tán tu viện này sau khi Thích Nhất Hạnh kêu gọi chính phủ mở cửa cho tự do tôn giáo năm 2007.

 

Thầy Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên thu hút sự chú ý của quốc tế trong thập niên1960. Trong vai trò của một nhà lãnh đạo Phật Giáo miền Nam Việt Nam, ông phản đối chiến tranh Việt Nam và phê bình chính sách chiến tranh của các phe tham chiến.Thầy tiếp tục các hoạt động chống chiến tranh khi sống lưu vong ở Pháp, sau khi rời nước vào năm 1965. Chính quyền cấm Thầy về Việt Nam, khi Thầy ngày càng quan tâm về việc đấu tranh cho nhân quyền, trong đó có cảnh ngộ của hàng ngàn thuyền nhân vượt biển khỏi Việt Nam sau khi cộng sản chiến thắng vào năm 1975, và việc đàn áp các tu sĩ và các nhà lãnh đạo Phật giáo.

 

Kể từ khi trục xuất các tu sĩ khỏi Bát Nhã, chính quyền đã không ngừng sách nhiễu và gây áp lực Tu sinh Bát Nhã rời khỏi chùa Phước Huệ và các chùa khác – nơi họ tạm nuơng náu; họ cắt điện nước và ngăn cản Phật tử địa phương cung cấp thức ăn và vật dụng. Theo văn bản nhà nuớc mà Tổ Chức Nhân quyền có được, cuối tháng mười một cán bộ địa phương được lệnh phải tổ chức dân chúng biểu tình chống lại các tăng ni tại Phước Huệ, yêu cầu trục xuất Thầy trụ trì, và ép các Tu sinh trở về địa phương của họ.

 

 

Hành động Côn Đồ ở Chùa Phước Huệ

 

Vào ngày 09 tháng 12, hơn 100 người tiến vào chùa Phước Huệ. Nhiều người đội mũ bảo hiểm xe gắn máy, mũ bóng chày, và khẩu trang - những thường phục trên đường phố chứ không phải trong chùa chiền Phật giáo. Được điều khiển bởi những người thổi còi, họ kéo Thầy trụ trì ra khỏi phòng, la hét nhục mạ, và đòi hỏi Thầy trục xuất các Tu Sinh Bát Nhã. Băng hình do một vài tu sĩ ghi lại cho thấy họ xô đẩy Tăng Ni đang cố gắng bảo vệ Thầy trụ trì, và tấn công những ai đang chụp hình.

 

Đám đông, có khi lên đến 200 người trong ba ngày tấn công, gồm có những người từ các miền xa xôi như tỉnh Nam Định, cách Lâm Đồng 1500 km về phía bắc. Những người này nói là họ đã được huy động bởi các viên chức chính phủ, và đuợc trả lương cho ba ngày làm việc, 200.000 đồng (US $ 11) một ngày.
 


 

Công an phong tỏa các đường phố quanh chùa và có mặt tại nhà những Phật tử đã cung cấp thực phẩm cho các Tăng Ni, không cho họ rời nhà. Công an đã không làm gì để ngăn chặn đám côn đồ - một số trang bị bằng búa và gậy để đập cửa phòng của Thầy trụ trì, đập phá chùa, và khủng bố các Tăng Ni. Khi những Sư cô ngồi xuống để tụng kinh cầu nguyện, đám đông này đi lòng vòng, kéo tai các sư cô, và chửi bới gần sát mặt các sư cô. Một số các nữ tu phải lau đi nước miếng bị phun vào mặt.

 

Những nguời dẫn đầu nhóm côn đồ - gồm cán bộ của chính quyền, của các hội đoàn và các tổ chức điạ phương - đã dùng loa phóng thanh lớn, còi hú cảnh sát, và mở nhạc nhảy ồn ào hướng về khuôn viên chùa. Trong tuyệt vọng, các thầy cô đã bắt đầu thỉnh đại hồng chung của chùa để báo động. Một xe cứu thương đậu sẳn trước cổng chùa.

 

Một cán bộ tỉnh của một đơn vị đặc biệt trong Bộ Công an gọi là A41 đã hiện diện trong ba ngày quấy phá của đám đông. Thường được gọi là "công an tôn giáo," A41 theo dõi các nhóm mà chính phủ xem là tôn giáo "cực đoan" khắp nơi ở Việt Nam.

 

"Điều đáng lo ngại trong cuộc tấn công này là chính phủ Việt Nam không bảo vệ các công dân của mình, mà còn tích cực tham gia vào việc nguợc đãi,” bà Pearson nói.

 

Hơn một nửa Tu Sinh Bát Nhã còn lại tại Phước Huệ là những thiếu nữ Việt Nam trẻ được thọ giới gần đây. "Các sư cô không biết đi đâu. Họ cảm thấy bị kẹt", một người quan sát nói với Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (Human Rights Watch). "Đây là những kinh nghiệm đau thương - một số bị đẩy, xô xát, bị phun nước miếng, và thậm chí bị tấn công. Cộng đồng tâm linh của họ đã bị bóp chết. Họ sợ bị phân tán và bị đuổi về tỉnh nhà của họ - họ muốn ở lại với nhau, trong một nơi an toàn. "

 

Ngày 31 tháng 12, hạn chót của lệnh trục xuất các tăng ni sinh trẻ tại Phước Huệ, trùng với một hội nghị quốc tế về phụ nữ Phật giáo, được tổ chức bởi chính quyền Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. "Thật là một sự mỉa mai, trong khi nữ tu sĩ và tăng sĩ trẻ phải đối mặt với khả năng bị thêm một lần trục xuất bằng bạo lực, thì vào ngày 31 tháng 12, tu sinh tham dự hội nghị quốc tế Phật giáo tại Việt Nam sẽ thảo luận về vai trò của nữ tu Phật giáo trong việc ngăn chặn xung đột và bạo lực," bà Pearson nói.

 

Hành động bạo lực côn đồ có sắp đặt không phải là một hiện tượng mới ở Việt Nam, đặc biệt là ở những "điểm nóng" xa xôi, nơi chính quyền muốn ngăn ngừa bất kỳ sự tương tác giữa các cộng đồng địa phương và khách quốc tế như các nhà ngoại giao và các nhà báo.

 

"Cái khác biệt ở Lâm Đồng là các nhà ngoại giao chứng kiến tận mắt chính quyền đàn áp tự do tôn giáo và các quyền cơ bản", Pearson nói. "Như vậy, Liên Hiệp Âu Châu (EU) là nơi duy nhất để chuyển tải mối quan tâm mạnh mẽ của mình cho chính phủ Việt Nam về những gì đã xảy ra." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có bản sao của một loạt các chỉ thị từ chính phủ, Đảng Cộng sản cầm quyền, và giới chức Phật giáo do nhà nuớc bổ nhiệm, ra lệnh tấn công vào chùa.

 

 Một chỉ thị ngày 26 tháng 11 của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ đạo các cán bộ Phật giáo và Ủy ban Nhân Dân điạ phuơng "vận động" Tu sinh Bát Nhã trở về "nơi thường trú thích hợp" ở tỉnh nhà của họ. Những chỉ thị tương tự đã được phát ra trong công văn ngày 30 tháng 11 của các chức sắc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - một tổ chức do chính quyền lập ra , và công văn ngày 07 tháng 12 của UBND địa phương.

 

"Liên Hiệp Âu Châu (EU) và các nhà tài trợ khác cần nói rõ là chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về các sự kiện tại Lâm Đồng vào tuần qua," bà Pearson nói. "Những nhà tài trợ cho Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ về sự quan tâm của mình, giám sát tình hình rất chặt chẽ, và cố gắng đích thân có mặt tại chùa Phước Huệ vào ngày 31 tháng 12 này."

 

Vietnam: End Attacks on Bat Nha Buddhists

EU, Other Donors Should Condemn Officials’ Complicity in Pagoda Siege
December 16, 2009


 

Related Materials:
Vietnam: Sharp Backsliding on Religious Freedom
Vietnam’s international donors should insist that the government halt the attacks on the monks and nuns in Lam Dong, allow them to practice their religion, and prevent any further violent expulsions.
Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch


(New York) - Heavy-handed tactics by Vietnam's central government to disband followers of Thich Nhat Hanh, a prominent Buddhist monk who has called for religious reforms, illustrate Vietnam's ongoing contempt for human rights and religious freedom, Human Rights Watch said today.


For three days, beginning December 9, 2009, orchestrated mobs that included undercover police and local communist party officials terrorized and assaulted several hundred monks and nuns at Phuoc Hue pagoda in central Lam Dong province. Phuoc Hue's abbot has provided sanctuary to the monastics since late September, when police and civilian mobs violently expelled them from their own monastery of Bat Nha, located in the same commune.


During last week's attack, mobs targeted Phuoc Hue's abbot, threatening and haranguing him until they finally forced his consent to a December 31 deadline for the Bat Nha monastics to vacate the pagoda.


"Vietnam's international donors should insist that the government halt the attacks on the monks and nuns in Lam Dong, allow them to practice their religion, and prevent any further violent expulsions," said Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch. "And they should make clear they will keep close tabs on the situation."


The three-day vigilante assault on Phuoc Hue disrupted a December 9 European Union (EU) fact-finding mission to the pagoda, which was followed by an EU human rights dialogue with Vietnam on December 11. A European Parliament resolution passed in late November called on Vietnam to respect religious freedom and condemned the harassment and persecution of Buddhists in Lam Dong, as well as of followers of other religions and branches of Buddhism.


The EU, one of Vietnam's largest donors, pledged US $1 billion in aid to Vietnam at a donor conference in early December. Sweden - the current EU president - and other donors have pressed Vietnam to lift its restrictions on independent media, religious freedom, and peaceful dissent. A 1995 EU-Vietnam Cooperation Agreement affirms that respect for human rights and democratic principles is the basis for the cooperation.


"The vigilante action to prevent diplomats from meeting with the monks and nuns is a real slap in the face to the EU," Pearson said. "The EU needs to make clear that it has leverage and will use it."


Over the past year, government officials have intensified efforts to disband the community of young monks and nuns that until September was based at a meditation center at Bat Nha monastery established by Thich Nhat Hanh in 2005. Authorities began to take steps to close the center after Thich Nhat Hanh urged the government in 2007 to ease its restrictions on religious freedom.


Thich Nhat Hanh first drew international attention in the 1960s as a leader of South Vietnamese Buddhists opposed to the US war in Vietnam, critical of all sides to the conflict. He continued his anti-war activities from exile in France after he left the country in 1965. The government barred him from returning as he increasingly took on human rights issues, including the plight of the thousands of boat people who fled Vietnam after the communist victory in 1975 and the persecution of Buddhist clergy and patriarchs.


Since the September eviction at Bat Nha, authorities have relentlessly harassed and pressured the Bat Nha Buddhists to vacate Phuoc Hue and other pagodas that took them in, periodically cutting electricity and water and barring local lay people from providing food and supplies. According to government documents obtained by Human Rights Watch, in late November local officials were ordered to begin organizing civilians to demonstrate against the monks and nuns at Phuoc Hue, demand the expulsion of the pagoda's abbot, and pressure the monks and nuns to return to their home provinces.


Mob action at Phuoc HueOn December 9, more than 100 people marched into Phuoc Hue pagoda. Many wore motorcycle helmets, baseball caps, and dust masks - common attire on Vietnam's roadways but not inside Buddhist temples. Coordinated by whistle-blowing leaders, the crowds dragged the abbot out of his room, shouting insults, and demanding that he expel the Bat Nha Buddhists. Video footage captured by some of the monastics show the attackers shoving aside monks and nuns trying to protect the abbot, and assaulting others trying to take photographs.


The crowds, which swelled to 200 people at times over the course of the three days, included people brought in from as far away as Nam Dinh province - 1500 km north of Lam Dong - who told observers they had been mobilized by government officials for three days' work, at 200,000 dong (US $11) a day.


Police cordoned off the streets around the pagoda, with officers posted at the homes of townspeople who had been providing food to the monks and nuns, to prevent them from leaving their homes. The police did nothing to stop the mobs - some armed with hammers and sticks - from attempting to break down the door to the abbot's room, overrunning the pagoda, and terrorizing the monks and nuns. When nuns sat down to pray and chant civilians loomed over them, pulling at their ears and shouting so close to their faces that the nuns had to wipe away the spit.


Leaders of the mob, who included local cadre from party-controlled mass organizations, used megaphones to blast the sounds of police sirens and intensely loud electronic dance music into the pagoda compound. In desperation, the monks began ringing the temple bell constantly to sound an alarm. An ambulance was parked in front of the pagoda.


The provincial head of a special police unit within the Ministry of Public Security called A41 was present during the three days of mob activity. Often called the "religious police," A41 monitors groups the government considers to be religious "extremists" throughout Vietnam.


"What's disturbing about this mob attack is that the Vietnamese government not only failed to protect its own citizens, but that the authorities actively participated in the abuses," said Pearson.


More than half of the Bat Nha monastics remaining at Phuoc Hue are young Vietnamese women recently ordained as nuns. "The nuns don't know where to go - they feel trapped now," one observer told Human Rights Watch. "The whole experience was very traumatic - some were pushed, shoved, spit upon, and even assaulted. Their community has been spiritually killed. They are afraid to be split up and sent back to their home provinces - they want to stay together, in a safe place."


The December 31 eviction deadline for the young monks and nuns at Phuoc Hue coincides with an International Conference on Buddhist women hosted by the Vietnamese government in Ho Chi Minh City. "It's ironic that as young nuns and monks face the possibility of another violent eviction on December 31, participants at a government-hosted international Buddhist conference in Vietnam will be discussing the role of female Buddhists in preventing conflicts and violence," said Pearson.


Orchestrated mob action is not a new phenomenon in Vietnam, particularly in remote "hot spots," where authorities want to prevent any interaction between local communities and international visitors such as diplomats and journalists.


"What was different in Lam Dong is that diplomats saw with their own eyes government-orchestrated suppression of religious freedom and basic rights," Pearson said. "As such, the EU is uniquely placed to convey its strong concerns to the Vietnamese government about what happened."


Human Rights Watch has obtained copies of a series of directives from the government, ruling Communist Party, and government-appointed Buddhist officials that appear to order the assault on the pagoda.


A November 26 directive from the government's Religious Affairs Committee instructed local Buddhist officials and the Communist People's Committee to "mobilize" the Bat Nha Buddhists to return to their "proper residences" in their home provinces. Similar directives were issued by the official Vietnam Buddhist Church - a government-appointed body - on November 30, and by the local People's Committee on December 7.


"The EU and other donors should make it clear that they hold the Vietnamese government responsible for last week's events in Lam Dong," Pearson said. "Vietnam's donors need to voice their strong concerns, monitor the situation very closely, and do their best to be physically present at Phuoc Hue pagoda on the December 31 eviction deadline."


http://www.hrw.org/en/news/2009/12/16/vietnam-end-attacks-bat-nha-buddhists
....© Copyright 2008, Human Rights Watch (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền)

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.