.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Rừng

  • PSN - 22.7.2010 | Quảng Kim

Thuở ban đầu, rừng gầy guột, thân cổ thụ già không đủ sức đứng vững khi có gió lùa. Từng nhánh gãy đổ, tàn cây cứ mục dần theo sương bụi. Vào hạ, cây ốm yếu, màu lá không tươi, dưỡng chất trong lòng đất cứ cạn kiệt dần.

 

Suốt mấy năm, trời không ban nỗi hạt mưa. Chỉ có cái nắng và gió làm cho lá rừng mau chuyển màu tàn, xào xạt. Cô đơn, rừng chỉ biết bầu bạn với sương mù phủ dầy gốc núi. Chiều tàn, rừng nằm nghe tiếng cồng chiên của thổ dân rền rĩ tế thần. Thỉnh thoảng vài tia chớp lóe theo cơn giông xé toan màn đêm, rồi vụt tắt. Rừng chìm sâu vào vũng tối. Không cánh chim, không dấu chân một giống loài nào, chỉ có ghềnh đá trơ gan cùng năm tháng, nằm yên bên khe suối.

 

Ngày mới đã đến. Một ngày rất khác những ngày qua. Bốn phương mây tụ hội, mây hóa thành mưa cho rừng tắm gội, thỏa lòng khát khao. Mưa thấm vào lòng đất, tuôn ra thành suối, rừng sinh sôi nhiều giống cây lành, hoa đơm trái ngọt. Rừng trở nên thơm!

 

Không hương gỗ chiên đàn, không hương sala, không hương trầm mà rừng vẫn đậm hương. Rừng gởi hương cho gió, gió mang hương đi về miền xa lơ xa lắc, đến gốc biển chân trời. Muôn thú gọi bầy, muôn chim gọi đàn theo hương tìm rừng trú ngụ. Chim hát ca bên suối khi khí trời nóng bức, rừng mở lối cho suối uốn quanh, đưa hương theo sông về đồng, góp chất phù sa.

 

Buổi sáng nắng lên, cũng là mặt trời với bao nhiêu nhiệt lượng, nhưng cái nắng hòa vào sương muối làm da sạm màu. Phía đông, vầng hào quang muôn sắc xóa tan lớp lớp sương mờ, đọng lại đầu ngọn lá vài hạt sương trong tựa pha lê. Cỏ non chen rừng xanh như trãi thảm, hoa chen đá lấm tấm vàng. Cánh ong, cánh bướm, cánh chim nhởn nhơ rong chơi. Rừng tươi tắn trong tà áo xanh rộng mênh mông.

 

Mưa đến buổi chiều, nước từ trời cao dội vào lòng đất nhuần thấm khắp tế bào cỏ cây, rêu đá. Đã qua bao nhiêu tuổi đời, chưa lần nào rừng được vui đến vậy! Nước nguồn xuôi cuồn cuộn thành thác sâu, chảy ra sông hòa vào biển lớn. Có lúc thiên nhiên trở mình hờn dỗi, mưa dầm áp thấp, song cửa lắc lư khung trời, tần thượng nước tuôn xoáy vào nền đất, làm vỡ tan bong bóng nước hiện hình. Dưới thung lũng xa, rừng âm thầm chịu đựng sức lũ, cuốn trôi tất cả những gì có mặt hai bên bờ.

 

Không chỉ nắng mưa, bóng đêm về với rừng lúc mặt trời nấp sau lưng núi. Không gian ngả màu chiều, tia nắng cuối ngày mờ dần, rừng ẩn hiện trong sương. Tiếng dế, tiếng giun tấu điệu khèn miền sơn dã. Hương núi len theo dòng mây trắng, cuộn cuộn và lặng yên, rừng choàng áo sương bạc, nhìn ra xa chẳng thấy được gì phía trước. Không thấy, nhưng vẫn được nghe tiếng suối thì thầm. Đêm càng lắng, suối hát càng trong:

 

Dế giun rên mỏi lại ngừng

Đèn tàn muốn tắt lại bừng sáng ra

Cách song đêm biết mưa sa

Tiếng nghe lộp bộp như là tàu tiêu *

 

Quạ vàng khuất núi, thỏ ngọc mỉm cười rạng rỡ thái không - trăng lưỡi trai, trăng lá lúa, trăng mười sáu. Trăng non rồi trăng già, rừng non rồi rừng già, nhưng nét tinh khôi không biến chuyển. Trăng khuya, rừng hiện ra như trang kinh huyền thoại. Trăng soi rừng như soi từng lời vàng không chữ. Trăng soi dáng người ngồi bất động, trăng soi bước chân đi về phương trời cao rộng và soi tỏ lòng ai còn vương vấn, buồn phiền.

 

Nhưng tất cả mọi hiện tượng trong thế gian như đóa phù dung. Tỉnh giấc kê vàng, rừng biểu hiện để rồi ẩn tàng tựa bong bóng nước trong mưa. Lúc đất trời nổi gió bụi, rừng bình thản trước cảnh quan san, nhuộm thu phong nhưng không vương nét muộn phiền.

 

Đàn chim trước cơn biến động cất tiếng kêu báo tin mùa bão. Những chú chim non đứng suốt đêm trong mưa giông, cánh ướt mềm chưa thể bay xa, đành tạm nép mình vào tàn cổ thụ. Tổ ấm chim đan bằng lá xanh không còn thấy nữa! Mây xám xịt phóng tia chớp bén như đao đánh phá chim đàn. Rừng bị cắt chia từng mảnh nhỏ. Sấm phẩn nộ cuồng si nổ rền trời đất. Thăm thẳm hang sâu, loài rắn dữ dùng phép tinh lấp nguồn bít lối, xua đuổi chim đi, đoạt lấy rừng.

 

Muôn cây xơ xác, rừng trơ trọi lá khô mà hương thơm đậm đà hơn trước. Chất thiêng của rừng là bất diệt, rừng đẹp mà không chỉ khi hiện hữu. Rừng mãi đẹp dù có biến thành đóng tro tàn. Gốc núi, ánh đèn khuya chờn vờn bóng người hoang dã nhảy múa cùng rắn tinh trong tiệc liên hoan, bên ché rượu cần. Tiếng cồng chiên tế thần ngày nào chợt rền rĩ trong đêm sâu heo hút.

 

Chim bay xa, lúc nhớ rừng cũng ngậm ngùi, vì thương chốn cũ. Chim nhớ đồng xanh, nhớ suối trong, nhớ những con đường mòn thân thương, gần gũi. Ánh trăng vẫn lung linh như thuở nào, chiếu sắc vàng soi nẻo tối, đường quê. Nhưng biết đến bao giờ quê xưa không còn bóng người hoang dã?

 

Gỗ đá không vô tình, cây lá không vô tâm, rừng in sâu vết hằng hiện tượng mà tinh chất vẫn nuôi dưỡng sự sống đến ngàn đời. Chim không lẻ loi, chim theo đàn vỗ cánh cao vút tầng xanh. Chim bay thành một đàn dài trông như mây. Sông nước in bóng nguyệt, in bóng mây, in bóng quê hương trên nền trời trong vắt. Tiếng hát của chim mang theo hương rừng đi vào thái không, vang xa, xa mãi….

Chợt nhớ lời người ngàn năm trước.

                                  

Tịch diệt chẳng ưa thích

Mà sự sống cũng không

Chẳng hy cầu tham luyến

Chẳng trái ý nghịch lòng

Còn duyên thời thì ở

Hết duyên thời thì đi

Không, vô tướng, vô tác

Tùy hữu vi, vô vi.**

                                                                      

Jakarta - ngày 22.7. 2010
Quảng Kim

 

* Thơ Bạch Cư Dị, Tản Đà dịch

** Kinh Na Tiên Tỳ Kheo.

 

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ăng s

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.