.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

     TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Dòng suy tư...

  • PSN - 24.10.2009 | Thu Chiec La

Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, theo đạo Ông Bà và không biết nhiều về Đạo Phật. Khi còn bé, thỉnh thoảng tôi được Bà Nội dẫn đi Chùa. Với những suy nghĩ còn non nớt thuở còn cắp sách đến trường, tôi có những ước mơ sẽ trở thành một cô giáo hoặc một nữ công an. Làm cô giáo tôi sẽ có cơ hội mang tất cả kiến thức có được đến tận những vùng xa xôi để hướng dẫn và dìu dắt các em nhỏ bất hạnh và không có điều kiện đến trường.

Trở thành một nữ công an với bộ đồng phục uy nghi đó là một hình ảnh đẹp và cao cả khi tôi biết mình may mắn có được cơ hội phục vụ cho đất nước. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ chưa trưởng thành của một cô bé. Nhưng ước mơ đó theo mẹ tôi nói thì, "nó không đẹp như trong tư tưởng đâu con ạ, mẹ không thích con trở thành công an, tuy có uy quyền nhưng nó có nhiều mặt trái và không có đức. Nghề cô giáo tuy cực khổ những vẫn là lựa chọn tốt hơn." May mắn thay tôi luôn có mẹ bên cạnh để chỉ dẫn và giải thích và tôi đã trở thành một cô giáo chứ không phải là một nữ công an.

Sau khi tốt nghiệp Đại Học, tôi có cơ hội đi du học và làm việc ở nước ngoài. Câu nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" thật không sai. Nhờ vậy, tôi đã có dịp so sánh và học hỏi văn minh của nước bạn, hơn thế nữa tôi hiểu được giá trị hai chữ "Tự Do". Tôi đã có những ấp ủ, sẽ có một ngày, một ngày không xa, tôi sẽ trở về quê hương với không chỉ một bằng cấp cử nhân trong tay mà còn với tất cả kiến thức tôi thu nhặt được để đóng góp, phục vụ cho quê hương. Đã có bao nhiều lần tôi vật lộn với những mâu thuẫn trong trí tôi là "Tại sao những đứa con Việt, những đứa con nằm trong thế hệ trẻ như tôi, sau khi du học đều không muốn trở về phục vụ quê hương mình?" Tôi hiểu và lý giải được lý do vì sao những người thế hệ trước tôi lìa bỏ quê hương sau chiến tranh bất chấp mọi nguy hiểm, không màng cả sinh mạng của mình lênh đênh trên biển cả không biết rồi sẽ về đâu. Tuy họ biết rằng nơi họ đến là một nơi hoàn toàn xa lạ với nhiều trắc trở nhưng họ muốn tìm tự do và bình đẳng và họ được các quốc gia tự do dân chủ giang tay tiếp nhận. Vậy thì còn thế hệ trẻ như tôi thì sao, khi chúng tôi đang sống trong bình yên, không chiến tranh, lý do gì đã ngăn cản họ trở về sum vầy với những người thân yêu đang sinh sống, trở về để giúp đỡ và phục vụ cho chính đất nước của mình. Ngay giờ phút này, với cây viết trên tay và đôi mắt cay xé, tôi hiểu rỏ hơn bao giờ hết lý do vì sao mà không cần bất cứ ai giải thích. Đó là vì chúng tôi không tìm được sự bình đẳng và tự do khi trở về.

Trở về đó, nếu lỡ như chúng tôi dùng quyền tự do ngôn luận về quyền căn bản của con người, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng cũng như kiến thức phục vụ quê hương theo lý lẻ và con tim của mình đã có được từ  nước ngoài thì chúng tôi sẽ không được sự an toàn, chúng tôi sẽ bị bao vây bởi sự đa nghi, ích kỷ, tham nhũng và bạo lực chính quyền. Mới đây nhất, việc xảy ra ở tu viện Bát Nhã là một bằng chứng đích thực. Đọc thư Sư Ông viết cho các đệ tử Bát Nhã  tôi rất xúc động đến rơi nước mắt. Được nhờ vào phước đức Ông Bà Cha Mẹ và Chị hiện đang tu tập ở Làng Mai mà tôi có nhân duyên được tham dự khóa tu với Sư Ông ở Bích Nham vào ngày 17 tháng 10, 2009 vừa qua. Tôi được tưới tẩm những hạt giống của yêu thương và bao dung. Các thầy cô sống rất giản dị, bình đẳng, từ bi và phi chính trị. Chúng tôi có mặt bên nhau để cùng xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển sự hiểu biết, yêu thương và giúp ích cho Xã Hội. Tôi thiết nghĩ  không nhất thiết phải là con của Phật mà một người bình thường với sự hiểu biết về đạo đức và nhân quả đều có đủ sáng suốt để thấy được việc xảy ra ở tu viện Bát Nhã là một việc làm trái với tình người, luật pháp và có tính gian trá. Tôi kính xin ông Chủ Tịch để chứng minh là Ông đang có mặt và không bất lực thì hãy dùng khả năng sáng suốt của một người lãnh đạo một nước. Hãy vì nước, vì dân xóa bỏ sự đa nghi, tri giác lầm lạc và sợ hãi. Hãy tạo một hình ảnh đẹp cho đất nước mình, dân tộc mình và nhiều thiện cảm với trên thế giới.

Toronto, Canada
Ngày 22 tháng 10 năm 2009
Thu Chiec la <...@yahoo.com>


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.