.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Vững vàng trong bão tố

  • PSN - 23.07.2009 | Nguyên Tiêu

Từ gần một năm qua, gần 400 tu sĩ và cư sĩ Việt Nam đang thực tập tại tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng, VN) liên tiếp bị đàn áp, cấm đoán và trong ba tuần cuối tháng 6, đầu tháng 7, 2009, có thể nói họ đã bị đe dọa tới tính mạng vì sự bạo hành của một số người đội lốt thầy chùa. Những tin tức từ Việt Nam cho biết, dù tuổi đời, tuổi đạo đều còn rất trẻ, các tăng ni sinh Bát Nhã đã an nhiên tự tại vượt qua cơn bão lốc dù họ bị cô lập hoàn toàn; điện nước, nguồn lương thực đều bị cắt. Phật tử khắp thế giới đều nghiêng mình nể phục trước thái độ bất bạo động và bình thản của các tu sinh trước bạo lực của hàng trăm người hung hãn xông vào nội viện (ngày 19 tháng 6 và 4, 5 tháng 7, 2009).

Tại tăng xá cũng như ni xá, khí giới tự vệ duy nhất của gần 400 tu sinh chỉ là tấm lòng từ bi, vô úy. Khi bị đám đông tấn công, chỉ có tấm y vàng và lời niệm Bồ Tát Quan Âm che chở họ. Và có lẽ, nguồn “lương thực” qúy báu nhất là những lời nhắn nhủ của Sư Ông Làng Mai, vị thầy đã trao truyền Phật pháp cho họ. Trong lá thư viết từ tháng 11, 2008 gửi cho “các con của thầy ở tu viện Bát Nhã”, thiền sư Nhất Hạnh đã sách tấn học trò:

“Thầy cảm ơn các con đã viết thư cho thầy. Thầy rất hạnh phúc khi thấy trong một hoàn cảnh rất khó khăn các con vẫn kiên trì tu học miên mật, anh chị em biết tới gần với nhau hơn, thương yêu nhau như con một nhà và tình huynh đệ được nuôi lớn mỗi ngày. Mặc dù có những chướng ngại, những thách thức, những khó khăn… các con vẫn không khởi ra tâm niệm trách móc, hận thù, không nói một lời nặng nề với bất cứ ai, không có một hành động nào chứng tỏ mình có hận thù và bạo động. Đó là một thành quả lớn của sự tu học, dù đa số các con vẫn còn rất trẻ. Thầy biết làm được như thế không phải là dễ! Nếu không biết thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm, nếu không biết nhận diện và ôm ấp những cảm thọ và cảm xúc của mình thì không thể nào làm được như thế. Đây đã là một thành công lớn của thầy trò mình rồi. Giả dụ ngày mai các con không còn chỗ ở, giả dụ ngày mai thầy trò mình có bị tản mát mỗi người một ngả, thì Bát Nhã cũng đã là một thành công của chúng ta, và lịch sử Phật giáo Việt Nam sẽ chắc chắn ghi lại trang sử đẹp đẽ này. Thầy là nhà viết sử, thầy biết chuyện đó. Cũng như trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Trường TNPSXH đã trở nên một huyền thoại, dù chỉ tồn tại trong mười một năm. Sự tu học và thực tập của mình chứng tỏ tình huynh đệ là một cái gì có thật, chứ không phải chỉ là chuyện đầu môi chót lưỡi…”

Nhiều bài viết từ trong nước đã tả lại cảnh bi hùng đáng thán phục của gần 400 tu sinh đó. Nhiều dòng nước đã chảy từ mắt thương của các Phật tử , và từ các bạn hàng xóm Công giáo. Một số người bị “sư phụ” đánh lừa về Bát Nhã tu học, mà hoá ra phải tham dự vào việc biểu tình chống lại tăng đoàn mà họ yêu kính; nhiều con người bất hạnh, chỉ vì nhận “bao thơ” mà làm việc trái lương tâm…Rất nhiều người đã bừng sáng lại tính thiện trước uy nghi của hàng trăm con người chân tu đang ngồi yên bất động trong thiền đường…

Nhiều Phật Tử cho rằng xứ sở VN còn có hy vọng, là nhờ tinh thần bất bạo động, tinh thần vô úy mà các tu sinh trẻ kia đang thể hiện. Đạo Phật VN tuy già cỗi, vụ vào hình thức nhiều hơn nội dung tu thân, chuyển tâm; vẫn không thể coi là thời mạt pháp; khi gần 400 con người mới tu tập vài ba năm thôi, mà tâm bồ đề đã kiên cố, cái dũng đã thể hiện được ra trước đe dọa của bạo lực. Thiền sư Nhất Hạnh cũng viết trong lá thư nêu trên:

“…Thầy trò mình đang được che chở và yểm trợ; nếu chúng ta giữ vững được lập trường không bạo động, không hận thù, không mưu mô, nếu chúng ta tiếp tục tu học cho tinh chuyên và miên mật, nếu chúng ta tiếp tục nuôi lớn tình huynh đệ… thì chúng ta không có gì cần phải sợ hãi. Thầy biết có rất nhiều bậc quý nhân đang theo dõi và tìm cách hộ trì cho chúng ta, chúng ta phải giúp họ bằng cách tu học cho tinh chuyên, cho thật lòng và hoàn toàn bất bạo động. Các sư anh và sư chị của các con tuy có người chưa đến tuổi 30 nhưng rất vững vàng về phương diện đó, và điều này làm thầy rất an lòng…”

Ngày 12/7/2009, sau khi liên lạc được về Bát Nhã (VN) qua điện thoại cầm tay, tôi thật sự cảm kích khi thấy tinh thần qúy tu sĩ trẻ trong đó vẫn vững vàng, an nhiên. Giống như đang sống trong trung tâm cơn bão, các tu sinh sống trong tự viện đã không bị lung lay như người đứng xa, phía ngoài. Tinh thần đồng lao cộng tác, đồng lòng vượt thắng các khó khăn của gần 400 trái tim trẻ trung của các vị đó đang tỏa chiếu ánh sáng nhiệm mầu của Phật Pháp. Sự im lặng hùng tráng hoặc âm thanh tụng kinh niệm Phật nhất tâm của các tăng ni trẻ đã đẩy lui ngay những hung hăng, sân si của đa số đám đông được điều động để tấn công tu sĩ! Họ không cần phải ứng phó, chống trả hay nói năng gì hết, mà sóng gió đang ào ào đã phải lặng đi.

Một thầy trong tăng viện cho biết tất cả tăng chúng suốt tháng qua, đều chung lòng chung dạ, chuyên tâm thực tập Chánh niệm, dù cho hoàn cảnh sống thiếu điện nước và lương thực thì rất khó khăn. “Điều hay nhất của Bát Nhã là không có ai sợ hãi tới độ bỏ tăng thân, chạy về với gia đình. Có một vài phụ huynh các tu sinh vì bị Công An ép buộc, đã tới xin cho con rời tu viện, nhưng rồi tu sinh lại trốn nhà vô đây, tiếp tục tu với đồng môn. Cả những người vì đau yếu hay có việc gia đình đã rời tu viện trước, nay cũng nhất định trở lại với tăng thân để sát cánh bên nhau…”

Quyết tâm thực tập Hiểu, Thương và bất bạo động trước mọi tấn công của những con người bị vô minh dẫn dắt, gần 400 tu sinh Bát Nhã đã chứng tỏ họ thật sự có chí “chân cứng đá mềm”. Đây là một điểm son nổi bật trong vũng bùn nhơ của Phật giáo Lâm Đồng – nơi mà các “thầy chùa bị ma nhập” đã hợp tác với chính quyền điạ phương, dùng đủ phương tiện dơ bẩn để bức bách đám con cháu họ phải từ bỏ con đường lý tưởng, phụng sự đạo pháp. Khắp thế giới, ai cũng hết lòng cảm phục thái độ bất bạo động, vững vàng, an tịnh của các tu sinh Bát Nhã, dù họ còn rất trẻ và chỉ mới thiền tập nhiều nhất là vài ba năm mà thôi. Tu viện Bát Nhã có thể được coi như một nơi thể hiện rõ ràng thế nào là “Đại hùng bảo điện”. Bảo điện này không phải là một không gian uy nghi trong chánh điện, nơi thờ phụng, lễ nghi chính của những ngôi chùa to lớn, mà chính là tấm lòng son sắt, trong suốt, của gần 400 con người có sơ tâm và bồ đề tâm vững mạnh.


Vì đâu nên nỗi?
Bát Nhã là một trong 7 ngôi chùa do thượng tọa Đức Nghi tạo dựng trong những vùng xa xôi tỉnh Lâm Đồng. Sư Đức Nghi, từ năm 1998, đã qua Làng Mai tu học và được Làng hỗ trợ để mở các lớp học tình thương trong tỉnh. Khi thiền sư Nhất Hạnh về nước lần đầu, năm 2005, trong một buổi pháp thoại và trước nhiều ngàn tăng ni và Phật tử tại chùa Pháp Vân (Sàigon), sư Đức Nghi đã long trọng hiến cúng chùa Bát Nhã (xã Dam-ri) cho tăng đoàn Làng Mai. Thiền sư Nhất Hạnh đã từ chối, không nhận làm chủ ngôi chùa đó mà chỉ nhận sẽ gửi tăng ni giáo thọ về Bát Nhã giảng dạy pháp môn Thiền cho người trong nước tu học. Bát Nhã vẫn do ông Đức Nghi chủ trì, dù tên đăng ký chủ hộ với nhà nước là đệ tử của ông (sư Đồng Hạnh).

Trên trang nhà phuongboi.org, có video chiếu cảnh TT Đức Nghi qua Làng Mai nhận đèn giáo thọ của sư ông Nhất Hạnh (năm 2006) và tháng 3/2007, ông còn xác quyết trong một bài phỏng vấn, thiện ý của ông trong việc biến Bát Nhã thành tu viện lớn để hàng ngàn tăng ni được tu tập theo pháp môn Làng Mai. Cớ sao nay ông Đức Nghi lại quay chiều 180°?. Người theo dõi tình hình Bát Nhã từ đầu, đưa ra nhiều nguyên nhân của thái độ khó hiểu này:

1. Nhà nước CS sợ hãi bất kỳ thế lực nào - nhất là sức mạnh tôn giáo, nên đã ra tay “thanh toán” nhóm tu sinh học theo pháp môn Làng Mai. Khi họ nhận biết từ năm 2007, sau khi thiền sư Nhất Hạnh về nước lần thứ hai, thanh niên VN hàng tháng đã rủ nhau cả ngàn người về tu học ở Bát Nhã, nên họ thấy cần phải kiềm toả ảnh hưởng của thiền sư. Nhiều người trong chính quyền thấy rõ ích lợi của pháp môn này, giúp thanh niên sống hướng thiện thay vì nghiện ngập, bài bạc v.v… nhưng số thủ cựu vẫn thắng. Họ lo lắng vì tự biết thể chế độc tài CS đã quá lỗi thời, chỉ đứng vững được khi dùng quyền lực để kiềm tỏa, tiêu diệt mọi mầm mống tiến bộ!

2. Các phần tử thân Trung Cộng trong chính quyền có lẽ đã nhận “bao thơ” đầy ắp tiền của người Hoa trong vụ Bát Nhã. Trung Quốc muốn trở lại Việt Nam như một chủ nhân ông thời xa xưa, nên họ cần giải trừ ảnh hưởng của một thiền sư nổi danh quốc tế. Họ cũng muốn giải tán học tăng theo pháp môn Làng Mai để trả đũa thiền sư Nhất Hạnh đã lên tiếng bênh đức Đạt Lai Lạt Ma và khuyến khích dân Tây Tạng tranh đấu chống Trung Cộng, khi thiền sư trả lời báo chí Ý tại La Mã (tháng 4/2008).

3. Bộ Công An muốn trả thù học tăng Làng Mai vì đã không được ăn hối lộ trong bất kỳ chuyện gì, suốt ba lần phái đoàn đông đảo của thiền sư Nhất Hạnh trở về quê hương. Nhất là dịp lễ Vesak (tháng 5, 2008), khi phái đoàn tu học không chịu thuê khách sạn của họ, một viên tướng Công An tôn giáo đã tuyên bố sẽ cho Làng Mai “biết tay”. Họ cũng rất “thù” thiền sư Nhất Hạnh đã đề nghị giải tán Uỷ Ban Tôn Giáo của họ, trong 10 điểm góp ý xây dựng 2007 mà Thiền sư đưa cho chủ tịch Nguyễn Mminh Triết (tháng 6, 2007).

4. Một số các sư quốc doanh không đứng đắn thì ganh tỵ khi thấy pháp môn Làng Mai phổ biến ngày càng rộng rãi tại VN - sợ bị mất quyền lợi nếu Phật tử ngả theo tu viện Bát Nhã nhiều hơn chùa của mình. Các vị tôn đức trong giáo hội, có thể đã bị Công An khống chế vì lý do cá nhân nên chỉ có một số nhỏ lên tiếng can thiệp, hỗ trợ cho tu sinh Bát Nhã.

5. Sư Đức Nghi dù nói suốt đời kính trọng và noi theo lý tưởng vị dân tộc của thiền sư Nhất Hạnh (video ngày thọ giới 2006 tại Làng Mai - phỏng vấn tháng 3,2007…trên www.phuongboi.org) nhưng cái tham vẫn còn quá nặng – cùng với áp lực có thể có từ phiá Công An tôn giáo, đã bị “ma nhập” mà bạo động, đuổi học tăng - nhiều phần do chính ông tuyển chọn!

Với bất kỳ lý do nào, nhà nước VN cũng không thể làm ngơ hiện tượng Bát Nhã đang xảy ra, để mặc tình cho gần 400 tu sinh bị đàn áp một cách bất công như vậy. Dư luận thế giới bắt đầu chú ý nhiều tới những biến chuyển trong tu viện Bát Nhã, và các học trò quốc tế của tăng đoàn Làng Mai đang vận động khắp nơi. Chuyện nước Việt Nam trở lại danh sách các xứ đàn áp tôn giáo (CPC) là chuyện có thể sắp xảy ra, mà Bát Nhã chỉ là giọt nước tràn ly.

Các tăng ni và cư sĩ trẻ tuổi trong tu viện Bát Nhã tuy đang khốn đốn vì bị bạo lực bủa vây, nhưng các hạt giống từ bi, trí tuệ mà qúy vị đang ươm đã làm nảy sinh ra rất nhiều hoa trái. Những người lạc quan nghĩ rằng tuy các tu sinh trẻ tuổi tại Bát Nhã đang lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, nhưng tấm gương sống mà họ đang thể hiện trước bạo động, chính là ngọn lửa hồng thắp sáng cõi vô minh. “Pháp nạn Bát Nhã có thể gọi là Pháp hội”. Tinh thần vô uý, bất bạo động và tinh tấn tu học trong nghịch cảnh của các vị tu sĩ, cư sĩ trẻ tuổi chính là tấm gương sáng láng thể hiện thực chất của pháp môn Làng Mai.
 

Nguyên Tiêu
13.7.2009
 

Đây là ý kiến riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.