.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Tình người

  • PSN - 25.07.2009 | Cát Tường

Thứ tư 15 tháng 7 năm 2009

Điện vẫn cúp, nước vẫn chưa có. Đã hơn hai tuần nay, cứ màn đêm buông xuống là điệu Cát Tường phải thắp lên hai cây nến mới đủ ánh sáng để đọc sách, viết Sổ Công Phu. Kể từ ngày vô tu viện đến nay, đây là lần đầu tiên cả tu viện bị cúp điện, nước lâu đến thế. Tuy vậy nhưng Cát Tường chẳng thấy thiếu thốn gì hết. Bù lại, Cát Tường thích ngồi yên để ngắm ngọn nến lung linh, cảm nhận sâu sắc khoảnh khắc yên lặng của thời gian. Chính sự yên lắng ấy giúp Cát Tường nhìn nhận sự việc một cách sáng suốt hơn.

Nếu không xảy ra chuyện gì thì điện chẳng mất, nước không bị cúp, mọi chuyện vẫn bình thường. Từ hôm – Cát Tường nhớ lại – đó là một hôm chủ nhật, ngày Quán Niệm. Hôm ấy Cát Tường không đi ăn cơm Quá Đường cùng đại chúng ở thiền đường Cánh Đại Bàng vì Cát Tường tới phiên ở nhà trực xóm. Khi sư chị của Cát Tường vừa đi khất thực cơm ở xóm quý thầy về, Cát Tường nhận phần cơm của mình và định đi ra chỗ mát ngồi ăn thì nghe thấy tiếng ồn ào trên xóm quý thầy. Chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra thì Cát Tường nghe có cả tiếng đập phá loảng xoảng. Cát Tường chợt ‘nổi da gà’ và thốt lên khe khẽ: “Chuyện gì đây?” rồi đi nhanh lại gần chỗ sư chị và hỏi, giọng đầy lo lắng: “Sư chị ơi, chuyện gì thế?” Cát Tường hỏi mà mắt cứ hướng về phía xóm quý thầy. Để trấn an sư em tương lai của mình, sư chị của Cát Tường nói, giọng rất nhỏ nhẹ: “Chẳng có chuyện gì đâu, em đi ăn cơm đi.” Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Cát Tường hiểu ý sư chị mình, em ngoan ngoãn ra chỗ mát ngồi ăn cơm. Vừa ăn được một ít thì đại chúng đã về tới. Cát Tường nghe các sư chị nói thì cũng hiểu được phần nào câu chuyện. Em hiểu ra rằng cái sự ồn ào bất thường xảy ra đó là do các bà, các bác, các cô -những người Phật tử theo phía thầy Đồng- đã bất ngờ tấn công vào Tăng xá. Họ để cho đại chúng đi ăn cơm Quá Đường hết thì họ mới ập đến. Nhưng họ mới đi đến phòng đầu của Tăng xá, họ đã đập bể kính cửa phòng thầy Pháp Hội thì có một số quý thầy ra kịp thời ngăn lại. Vậy là bữa cơm Quá Đường phải kết thúc sớm.

Mới nghe Cát Tường cũng bất bình lắm nhưng cả Đại chúng trong tu viện luôn làm theo lời Thầy – Sư Ông - dạy rằng: “Không bạo động cho dù họ bạo động.” Phải lấy nhu thắng cương, mình là người tu mà, Cát Tường thầm nói.

Tu viện mà Cát Tưòng đang nương nhờ để tu học có tất cả 3 xóm. Xóm ở giữa là xóm quý thầy, có tên là xóm Rừng Phương Bối. Xóm ở trên có tên là xóm Mây Đầu Núi – xóm của quý sư cô. Xóm Cát Tường đang ở là xóm Bếp Lửa Hồng. Cát Tường thường nghe các sư chị của mình nói là: Lên Mây – lên Rừng - xuống Bếp…

Sự việc xảy ra như vậy, Cát Tường lo lắng cũng có nhưng bình an cũng nhiều. Em lo lắng vì người ta hung dữ quá. Em bình an vì em được quý sư cô, sư chị che chở. Cát Tường còn nhớ như in hôm tối thứ hai ấy… Hôm ấy, vào buổi chiều, họ đã ‘tấn công’ xóm Mây Đầu Núi và xóm Rừng Phương Bối. Tất cả mọi người không được đi ra khỏi phòng. Quý sư cô trên xóm Mây gọi điện cho sư cô xóm Bếp, nói rằng họ rất đông, họ đập cửa nữa nên để đảm bảo cho đàn em, Cát Tường cũng như các chị em khác được chuyển qua phòng sư cô Hội Nghiêm và phòng sư cô Trúc Diệu vì phòng hai sư cô cửa sổ có song sắt sẽ an toàn hơn. Tối hôm thứ hai ấy cũng là tối (có lẽ là duy nhất) cả Tu viện nhịn ăn chiều để đi ngủ. Bữa trưa hôm ấy Cát Tường thấy bụng mình không đói nên em cũng không đi ăn, em nói là để chiều ăn luôn. Ai ngờ buổi chiều lại nhịn đói tiếp. Ấy vậy mà Cát Tường không hề thấy đói. Chính Sư cô, Sư chị đã cho Cát Tường nguồn năng lượng ấy. Qua đêm ấy – không có chuyện gì xảy ra hết, Cát Tường cũng như mọi người được phát nào lương khô, nào sữa, nào mì gói … để chuẩn bị cho những ngày kế tiếp vì ‘chiến dịch’ còn dài dài. Cát Tường nhớ lại ngày xưa, khi còn ở nhà, mỗi khi trời chuẩn bị nổi bão thì bố mẹ Cát Tường lo chuẩn bị nước, gạo, củi lửa… để khi trú bão ở trong nhà thì vẫn có thể nấu được cơm. Bây giờ cũng vậy, Cát Tường thấy lòng mình ấm lại khi thấy mình được Quý sư cô chăm lo cho hết. Cát Tường được biết là khi ở trong Tu viện xảy ra chuyện như vậy thì ở ngoài mọi người đã biết chuyện hết. Chính vì thế mà các quý Phật tử, các bạn thiền sinh đã chở đến nào là gạo, dầu ăn, rau củ v.v... chẳng thiếu thứ gì. Cho đến cả những thứ tế nhị nhất. Đón nhận những tình thương ấy Cát Tường có một niềm tin lớn nơi đạo pháp. Biết những chuyện này có lẽ bố mẹ Cát Tường không khỏi xúc động.

Cứ nghe thấy tiếng xe ô tô chạy vào xóm là Cát Tường biết ngay đó là xe của các bác. Họ chở đồ ăn, lương thực, nước uống … vào tu viện. Sau khi đã chuyển hết hàng xuống, các bác ấy còn hỏi thăm sức khỏe đại chúng, tình hình an ninh … Trước khi ra về bác ấy còn chào, chúc: “Chúc quý sư cô ở lại bình an, mạnh khỏe. Chúng tôi phải về ngay vì ở đây không có điện, nước.” Nghe bác ấy nói vậy và vì bác ấy cũng trạc tuổi bố Cát Tường nên em xúc động đến ứa nước mắt. Em đã khóc vì hạnh phúc. Cát Tường còn nhớ lắm gương mặt phúc hậu của cô chú chở bồn nước 1000L vào cho Tu viện. Cô ấy nói rằng cô cúng dường cho Quý sư cô bồn nước này còn nước đây là nước giếng, nhân thể cô chở vào cho trong này đang thiếu nước. Cát Tường cũng đang đứng ở đó, em thầm thốt lên: “Còn hạnh phúc nào hơn”. Cát Tường chỉ biết chắp tay búp sen cúi đầu cảm ơn cô chú ấy.

Hôm đang xảy ra chuyện thì anh chị họ của Cát Tường ở ngoài Bảo Lâm vào và nói với em rằng: “Hay em về chùa Lộc Thành ở, hay xin phép về nhà...” Cát Tường chỉ nói rằng: “Giờ này mới là cần sự có mặt hết lòng của mỗi thành viên… Sẽ chẳng có chuyện gì đâu, anh chị cứ yên tâm mà làm ăn … Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì em vẫn rất yên tâm vì em đã có Sư Ông, quý sư cô và Tăng thân.” Em luôn cầu nguyện Bụt, Tổ gia trì phù hộ cho Tăng thân Áo nâu luôn chân cứng, đá mềm. Em cũng chỉ cầu mong cho em luôn chân cứng, đá mềm. Em không cầu mong cho trời yên biển lặng.

Kể từ ngày xảy ra chuyện đến nay, đôi lúc Cát Tường cho phép hình ảnh đoàn người đi biểu tình cùng với băng rôn, những lời la ó, chửi bới hiện lên. Cát Tường chẳng thấy trách móc họ mà ngược lại, em thương họ hơn bao giờ hết. Những con người ấy dù sao cũng là con người, họ cũng đi chùa, niệm Phật. Chỉ có điều họ bị tưới tẩm những hạt giống không tốt, họ đang bị vô minh che lấp nên họ mới hành xử như vậy. Mong sao một ngày nào đó họ sẽ ‘tỉnh cơn mê’. Cát Tường thầm cầu nguyện.

Cát Tường còn nhớ bài thơ Dặn Dò của Sư Ông rằng “kẻ thù của em không phải con người; xứng đáng chỉ có tình xót thương, vì tôi xin em đừng đòi điều kiện...” Cát Tường đang ‘không’ đòi điều kiện. Em cũng chẳng mong cầu họ trả lại Trai Đường hay bếp cho xóm quý thầy. Em chỉ có một mong ước: Ước mong sao họ tỉnh ngộ lại, đừng bị vô minh che lấp.

Cát Tường chẳng thấy ghét họ vì dù sao thì giữa Cát Tường và họ cũng vẫn là Con Rồng – Cháu Tiên. Em nhận ra rằng chỉ có tình thương và lòng từ bi mới cảm hóa được lòng người, mới thay đổi được tình trạng. Những cái đó nằm sâu trong hai chữ Tình Người.

Cát Tường
Bếp Lửa Hồng
16/7/2003


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.