.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Những tiếng kêu

  • PSN - 27.07.2009 | Chánh Minh

Tuần qua đọc bức thư “Thân gửi các con của Thầy ở Bát Nhã, từ Hiếu và khắp nơi” của Thiền sư Nhất Hạnh đề ngày 20/7/2009, tôi thấy lòng nhẹ nhõm và khích lệ. Bức thư tuy Thầy viết cho các đệ tử của mình, nhưng có lẽ Thầy muốn nói với tất cả mọi người từ trong nước kể cả các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng chánh phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Tôn giáo, các vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam và cả những người Việt Hải ngoại. Có lẽ đa số đã đọc được trên các mạng lưới Internet như www.phusa.info chẳng hạn. Tôi chỉ xin chép lại một câu Thầy đã viết: “Các con có biết rằng bây giờ đây trong nước và trên thế giới ai cũng đã biết tới Bát Nhã và ý thức được những gì đã xảy ra không? Ai cũng thấy được cách hành xử bình tĩnh và bất bạo đông của các con, và ai cũng cảm thấy hãnh diện vì các con. Bức hình các con ngồi yên trong tư thế thiền tọa giữa lúc có bạo động và khiêu khích, bức hình ấy đã được chuyền đi rộng rãi và được hàng triệu người xem, như bức hình của Hòa Thượng Quảng Đức năm 1963 không khác”.

Mấy tháng trước đây, chỉ những Phật tử có liên hệ với chùa Bát Nhã mới biết đến pháp nạn Bát Nhã, nhưng bây giờ mọi người không phân biệt Tôn giáo trên toàn thế giới đều biết gần 400 em Tăng ni tu tâp pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã đang bị chính quyền Việt Nam bức tử qua hình ảnh các em ngồi yên trong tư thế thiền tọa đầy vững chãi và uy nghi giữa lúc có bạo động và khiêu khích, truớc sự chứng kiến của một số công an nhà nước, chỉ đứng nhìn  mà không can thiệp. Bức hình này đã và sẽ gây xúc động cho hàng triệu con tim trên thế giới như bức hình của Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cho Đạo pháp tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng năm 1963 mà bia đá kỷ niệm Ngài ngày nay vẫn còn đó. Bằng chứng là Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền  (IGFM) tại Đức đã ra Thông cáo báo chí ngày 14/7/2009: “Uỷ Ban Quốc Tế Nhân Quyền lên án hành động dùng bạo lực để chống lại sự bất bạo động của Tăng và Ni Phật giáo và kêu gọi chính quyền phải bảo đảm sự an toàn cho những tu sĩ Phật giáo tại Bảo Lộc”. Ngày 19/7/2009,  các Phật tử, thanh niên, sinh viên, học sinh  TP. Hồ Chí Minh đã gửi đơn thỉnh nguyện lên các Ngài Chủ Tịch nước, Thủ Tướng chánh phủ, Chủ Tịch Quốc Hội: “Tha thiết xin quý Ngài cho Tăng thân Bát Nhã được tiếp tục tu học lâu dài tại tu viện Bát Nhã mà khẩn cấp ra tay ngăn chận các hành vi vô nhân đạo của thầy Đức Nghi và đệ tử cùng các thế lực đen đang hoành hành tại tu viện Bát Nhã”.

Hôm nay tôi tình cờ nghe được một đoạn thâu âm giữa ông Tham Tán Sự Vụ tòa Đại sứ Việt Nam  tại Jordan và cô Vũ thị Phương Anh, một nữ công nhân Việt Nam làm tại Amman, Jordan, trong đó ộng dọa cô Anh qua điện thoại: “Một là mày chết, hai là tao chết !”. Chưa biết lý do tại sao, nhưng khi nghe môt vị đại diện nước Việt Nam có bổn phận phải bảo vệ các công nhân nước ngoài theo chương trình “Cứu đói giảm nghèo” của chính phủ,  nói với một cô gái đáng tuổi con hay cháu mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa như thế, tôi thật sự bàng hoàng và thất vọng. Cô Phương Anh đã bị chánh phủ Việt Nam kết tội “theo bọn phản động”, chỉ vì cô đã can đảm giải cứu 176 công nhân Việt Nam đình công bất bạo động, đa số là nữ và lớn tuổi hơn cô nhiều, trốn khỏi cảnh sát Jordan và nhân viên bảo vệ  công ty đã đánh đập họ tàn bạo ngày 20/2/2008, qua sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển. Các công nhân lao động này sau đó đã được đưa về lại VN và chưa biết số phận họ sẽ ra sao. Riêng cô Phương Anh đã chạy trốn, được Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và đồng bào Hải ngoại góp tiền giúp đỡ đưa vào một bệnh viện ở Jordan để trị thương tích và tránh sự bắt bớ của toà Đại sứ VN tại Jordan. Đồng thời mẹ cô Phương Anh ở Sài Gòn cũng chạy trốn vì đang bị công an cảnh sát truy lùng để bắt làm áp lực với cô Phương Anh. Gia đình cô Phương Anh chỉ có hai mẹ con nghèo quá không có tiền để lợp lại mái nhà bị rách nát, nên cô đành ký hợp đồng đi làm công nhân lao động tại Jordan cho công ty may mặc W & D Apparel với số luơng hàng tháng $220 Mỹ kim hầu có thể giúp mẹ sửa lại căn nhà và sống thoải mái hơn. Nhưng khi qua làm, công ty do người Đài Loan làm chủ  chỉ trả $80 một tháng , mặc dầu phải làm từ 12-16  giờ mỗi ngày. Sau 6 tháng làm việc mà các công nhân vẫn không có đủ tiền để gửi về giúp thân nhân ở Việt Nam, họ đã khiếu nại nhiều lần với ban giám đốc công ty cũng như người đại diện VN ở bên đó, nhưng vẫn không được giải quyết. Nên đến ngày 20/2/2008, 176 người trong số 261 công nhân đã đình công và kết quả đã đưa cô Phương Anh đến tình trạng ngày nay như đã nói trên. Cô Phương Anh ngoài 20 tuổi, học chưa hết lớp 5,  được bà mẹ tuy mù chữ nhưng đã dạy cô cách làm người như: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, hay “Dù mình không biết chữ nhưng mình phải biết nghĩ, mình phải biết sống cho một cái tâm: mình nên sống vì mọi người, đừng nên sống vì bản thân”. Vì nhớ lời mẹ dạy, nên cô đã can đảm quên bản thân mình để cứu 176 công nhân lao động Việt Nam tại Amman, Jordan. Bản thân cô bây giờ phải tự giam hảm trong bốn bức tường, không dám một mình ra ngoài để khỏi bị mật vụ Việt Nam Cọng Sản bắt hay có thể thủ tiêu bất cứ lúc nào. 

Cho nên khi nhớ đến các em tăng ni tại Tu viện Bát Nhã, tôi thấy các em còn may mắn và hạnh phúc hơn cô Phương Anh tại Jordan nhiều, bởi vì các em có gần 400 anh chị em đều là những Phật tử xuất gia tại Việt Nam, nhưng đuợc tu tập theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh, nhờ đó có đuợc một năng lượng to lớn khó ai có thể lay chuyển. Ngoài ra các em còn được sự ủng hộ của người Việt Nam cũng như người ngoại quốc khắp nơi trên thế giới. Trong lúc đó cô Phương Anh hầu như được ít người Việt Nam ở trong nước biết đến và giúp đỡ vì sự bưng bít thông tin của chính phủ VN, một mình ở nước ngoài xa lạ còn bị công an tòa Đại sứ VN săn bắt. Tôi đã nghe tiếng khóc của cô Phương Anh trong một đoạn thâu âm nhân ngày lễ Mẹ vừa qua và cô đã thốt lên những tiếng kêu đầy bi thương:  “Mẹ ơi, con nhớ mẹ, con không biết còn có cơ hội để gặp lại mẹ hay không ??? … Con xin lỗi mẹ, rồi con cũng mất mẹ, không bao giờ được nhìn thấy mẹ…”

Nghe tiếng khóc của cô Phương Anh, tôi lại nhớ nước mắt của cô gái ngỗ ngáo dẫn đầu một nhóm người tấn công lên lầu ba hung hăng vào thiền đường tại Tu viện Bát Nhã. Khi thấy gần 400 em tăng ni cở bằng tuổi mình đang uy nghi tọa thiền vừa đồng thanh  niệm danh hiệu “Quan Thế Âm Bồ Tát” nhịp nhàng, cô gái bèn giang tay cản nhóm của cô lại và sau khi họ rút lui hết, còn lại một mình cô ngồi đó khóc. Tuy hai tiếng khóc của hai cô gái gần tuổi nhau nhưng thật khác nhau một trời một vực. Tiếng khóc của cô gái ngỗ ngáo là tiếng khóc tủi cho thân phận mình không được cha mẹ săn sóc như những em tăng ni, một tiếng khóc vừa tỉnh thức và hối hận khi thấy sự thật không đúng như lời những người xúi dục dụ dỗ cô mấy phút trước đó. Tiếng khóc cô Phương  Anh là tiếng khóc đầy đau thương và tuyệt vọng, không biết có ngày trở về Việt Nam để gặp mẹ, cho dầu một ngày nào đó trở về được thì chưa chắc mẹ còn sống để cô được nhìn thấy mẹ và nói lời “con yêu mẹ!“. Cô gái ở Bát Nhã còn có cơ hội gặp lại mẹ để nói lời yêu thương và đến chùa lạy Phât để xin sám hối, từ nay sẽ sống một cuộc đời có ý nghĩa như 400 em tăng ni tại Tu viện Bát Nhã.

Còn biết bao nhiêu tiếng kêu than tương tự của đồng bào Việt Nam mỗi ngày như vụ nhà nước lấy đất của dân để cho ngoại quốc thuê xây khách sạn, sân golf, khu giải trí v.v… mà không đền bù lại tương xứng; bắt giam những nhân vật trí thức trẻ yêu nước góp tiếng nói nhưng không cùng đường lối chính trị; cắt đất ở biên giới Ải Nam Quan, thác Bản Giốc và một phần lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ, kể cả đảo Hoàng Sa để dâng cho quan thầy Trung Cọng. Thế nhưng chính phủ Việt Nam chẳng bao giờ có thiện chí giải quyết, xem dân như cỏ rác, sống chết mặc bay, trái hẳn với các vua Lý-Trần thương dân như con, mời các vị Thiền sư làm cố vấn quốc gia (Quốc sư) như Thiền sư Vạn Hạnh, Viên Thông, Nguyễn Thường, Viên Chứng, Đại Đăng, Nhất Tông v.v... Nhờ thế mà dưới  thời vua Lý Nhân Tông , Lý Thường Kiệt đem quân đánh thắng ba châu Khâm, Ung và Liêm của Tống để phá chương trình xâm lăng của Tống triều. Vua Lý Nhân Tông đã áp dụng tài ngoại giao để đòi lại được các châu huyện ở Cao Bằng mà quân Tống đã chiếm từ trước. Nhà Trần đã ba lần đánh thắng  quân Mông Cô làm khiếp vía các tướng Tàu như Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Toa Đô và Phàn Tiếp v.v… 

Thấy giang sơn sau ngày giông tố lại vui tươi, Thái Thuợng Hoàng Thần Thánh Tông đã viết 2 câu thơ để làm kỷ niệm:

 

Xã-tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn-hà thiên cổ điện Kim-âu.

 

Dịch nôm:

 

Xã-tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông muôn thuở vững âu vàng.

 

Nói tóm lại, một chế độ không biết thương dân và lấy dân làm trọng, không thấy cái nhục để mất đất mà ông cha tổ tiên đã hy sinh bao đời để dựng nước và giữ nước, không sớm thì muộn chế độ đó sẽ bị đào thải bằng cách này hay cách khác vì lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó.

Chánh Minh
Quận Cam, USA 26-07-2009

Đây là nhận định riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.