.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

... Và sự thật là thế!

  • PSN - 28.07.2009 | Hoa vô ưu - TH

Chiều nay nhận được điện thoại của Sư Phụ, giọng Thầy rất buồn. Cái buồn mà tôi không biết viết làm sao cho nên lời nữa. Thầy đã nhiều đêm thao thức không ngủ được. Thầy buồn cho Phật giáo nước nhà. Thầy lo cho Phật Giáo Việt Nam (PGVN) rồi đây sẽ ra sao. Thầy thương cho 400 vị tu sĩ Bát Nhã giờ đây sống trong cảnh bị đối xử thiếu tình người. Nhiều lắm, nhiều nỗi trăn trở mà Thầy đã tâm sự với tôi. Và tôi nghĩ nỗi lo âu của Thầy cũng là nỗi lo chung của tu sĩ thời bây giờ.

Thầy ơi! Chiều nay Sài Gòn lại mưa nữa rồi, mưa nhiều lắm. Con đang giở từng trang sách của Sư Ông Nhất Hạnh, con đọc từng chữ, thấm từng câu, biết bao lời hay ý đẹp đang nằm trong đây. Càng đọc con lại càng tự hào cho đất nước ta đã sinh ra một bậc ưu việt, trí tuệ tuyệt vời như Thầy Nhất Hạnh. Thầy được sinh ra trên đất nước Việt Nam nhưng lại có tầm vóc của thế giới. Ở phương trời Tây xa xăm kia có một cái tên rất Việt Nam – Làng Mai – nơi đó có những vị tu sĩ rất dễ thương, họ sống chan hòa, đầm ấm trong một gia đình áo nâu. Họ đã đem đến cho biết bao người niềm hoan hỷ, an lạc lắng sâu vào tâm hồn. Con có một thói quen mà không biết là từ bao giờ nữa, mà con rất thích vào xem trang web langmai.org. Ở đó con được đọc nhiều bài pháp hay, những lời chia sẻ rất chân tình của quý Sư Anh*, Sư Chị*. Con tha hồ được xem những hình ảnh sinh hoạt của từng xóm trong Làng: xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đoài,… Rất Việt Nam phải không Thầy? Bên cạnh đó còn có những vị tu sĩ là người phương Tây nhưng lại khoác trên mình chiếc áo nâu rất giản dị, đội chiếc nón lá rất ư là Việt Nam.

Ngẫm nghĩ lại cũng rất vui, nếu không nhờ mùa an cư năm 2004 thì làm gì con gặp Sư Phụ và làm sao con biết tới Làng Mai. Trong khi thời điểm đó con là người bất mãn rất nhiều với các vị tu sĩ. Ngày ấy Sư Phụ cho con tờ Năm Giới kèm hai cuốn băng giảng của Sư Ông, con đã nghe, đã đọc và đã tìm đến Làng Mai. Con như một tên cùng tử đã tìm được nhà, con vui mừng reo lên như đứa trẻ lạc mẹ nay đã tìm được đường về. Càng hạnh phúc hơn nữa khi Làng Mai đã có một tu viện trên vùng đất quê hương – Bảo Lộc – nơi có tu viện Bát Nhã mà hiện đang có 400 tu sinh đang ở đó.

Đúng là vui bao nhiêu thì lại buồn bấy nhiêu khi nghe tin Bát Nhã đang gặp pháp nạn. Không có chiều nào con lại không lên mạng theo dõi tình hình. Nhìn thấy những hình ảnh đau lòng, ruột gan cứ như ai đó xát muối, xé ra từng mảnh, nước mắt thì cứ chảy, lăn dài trên má. Tâm trạng con lúc này đang rất rối bời, xót xa cho PGVN trải qua bao thăng trầm lịch sử cũng chưa bao giờ gặp cảnh này và cũng vừa thương vừa kính phục trước hình ảnh rất uy hùng của 400 vị tu sĩ Bát Nhã mà con gọi họ là những vị Bồ Tát của thời hiện đại. Không gọi là những vị Bồ Tát sao được? Họ luôn quyết tâm với một tinh thần bất bạo động trước bạo động, tâm luôn giữ chánh niệm đồng một câu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, cô lập với bên ngoài nhưng không có một vị tu sĩ nào rời bỏ tu viện, đó là chưa kể những vị trước đây vì hoàn cảnh gia đình phải trở về nhà nhưng nay cũng quay lại để cùng sẻ chia với các Sư Anh*, Sư Chị*. Đến đây xin phép cho con được nói lên rằng: “Hỡi quý đạo hữu trên khắp năm châu hãy cùng hướng về đất nước chúng tôi. Chúng ta hãy dùng chính tâm thức mình, trái tim mình để lắng nghe bài pháp thoại mà không cần phải âm thanh mới có thể nghe được. Trước giờ chúng ta cứ nghĩ rằng khi nào Thầy thuyết pháp bằng giọng nói, bằng âm thanh thì chúng ta mới nghe. Nhưng không! Quý vị hãy về đây, hãy lắng lòng mình nghe bài pháp thoại với tất cả trái tim mình. Tăng thân Bát Nhã – những vị tu sĩ rất trẻ đang thực hiện một bài pháp thoại rung chuyển cả đất trời, xao động cả lòng người. Đó là bài pháp thoại về lòng từ bi, bất bạo động, bài pháp thoại về tình yêu thương. Một bài pháp thoại không lời”

Sư Phụ ơi! Con nhớ Thầy đã từng nói với con rằng “Đạo Phật là đạo như thật” và con tin rằng sự thật là thế. Công lý sẽ thắng phải không Thầy? Chẳng có một con yêu quái nào ăn thịt được Đường Tăng trên đường thỉnh kinh và cũng chẳng có một ông Đức Nghi hay một thế lực nào cản trở được Tăng thân Bát Nhã trên đường tu tập.

 

Quý đạo hữu thân mến! Chúng ta là Phật tử, nếu không làm được gì cho đạo Phật thì gọi là Phật chết, còn nếu ngược lại mới xứng đáng gọi là những người con Phật. Hãy nhìn hình ảnh 400 vị tu sĩ trẻ Bát Nhã, họ đang đem đến cho chúng ta bài pháp thoại về lòng từ bi, bất bạo động và tình yêu thương.

Nguyện vọng của Sư Phụ tôi là muốn trẻ hóa Phật giáo và tôi thấy điều đó hoàn toàn là chính đáng. Guồng máy hoạt động của PGVN cũng nên thay đổi lại nhân sự để những người trẻ thể hiện được tài năng, bản lĩnh của mình, còn các vị lớn tuổi có thể đứng đằng sau cố vấn thì có hay hơn không. Có như vậy mới có thể tránh tình trạng cha sai làm gì thì con làm nấy mà không phân biệt được đâu là đúng sai như hình ảnh của thầy trò TT Đức Nghi đây. Nhiều khi tôi thiết nghĩ họ đọc biết bao là sách thánh hiền, tụng biết bao là bài kinh, giảng biết bao là bài pháp cho Phật tử, họ đường đường là cử nhân Phật học, thọ giới Tỳ kheo được trời người kính trọng. Vậy mà hôm nay cái đơn giản nhất của đạo đức làm người họ cũng không có. Thật đáng buồn! Ôi Phật giáo Việt Nam!

Tuy nhiên, tôi vẫn cứ tin một điều rằng Bụt đang thử thách chúng ta. Đây cũng là “cơ hội” cho thầy Đức Nghi và các thầy Đồng hiện nguyên hình. Và cũng là dịp để 400 vị tu sĩ Bát Nhã thể hiện được đạo tâm của mình, vững tâm trước mọi biến cố. Để Phật tử chúng con luôn tin rằng PGVN cho dù có gặp điều gì đi nữa cũng sẽ không lụi tàn vì mầm sống của PGVN đang hiện hữu ở trong 400 vị tu sĩ trẻ ấy.

Sư phụ ơi! Thầy đừng buồn nữa nhé! Pháp nạn Bát Nhã rồi sẽ qua. “Đạo Phật là đạo như thật” và sự thật là thế. Đúng không Thầy?

 

Hoa vô ưu - TH

Đây là nhận định riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.