.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Nét đẹp Tăng thân
(Lễ Tự tứ Tăng thân Bát Nhã)

Hôm nay ngày thứ ba, 1-9-2009 (13 tháng bảy năm Kỷ Sửu), tôi dậy từ 4 giờ sáng, sang Tu viện Bát Nhã để dự lễ Tự Tứ với Tăng Thân. Chúng tôi đi từ Xóm Bếp Lửa Hồng sang Thiền Đường Cánh Đại Bàng. Tất cả các ngã đường đều bị những cành thông chất cao cản đường, chúng tôi phải đi theo con đường mòn mé suối. Đường đi gập ghềnh, có nhiều hố do các Thầy Đồng đào, trong bóng tối, chị em tôi phải rất cẩn trọng, nhỡ té xuống hố thì gãy xương.


Nét đẹp Tăng thân

Thiền Đường cánh Đại Bàng hiện ra, lung linh trong ánh sáng mờ ảo những tấm y vàng, tỏa sáng ngọn lửa từ bi. Những bước chân nhẹ nhàng, những khuôn mặt hồn nhiên thánh thiện tươi tắn đang chuẩn bị buổi Tự Tứ sau ba tháng hạ tu hành nghiêm mật.

Sau phần nghi lễ dâng hương, tụng kinh Bát Nhã, đại chúng cử hành ngay nghi thức Tự Tứ. Nghi thức được tổ chức thật đơn giản. Thượng tọa Giác Viên ngỏ lời với đại chúng thấm thía tình đạo vị. Sau phần nhận những khiếm khuyết của một số nhỏ tăng ni sinh trong ba tháng qua do tình hình biến động, Thượng Tọa ngợi khen đại chúng có tinh thần tu học rất cao, đã biết tự bảo vệ mình và bảo vệ Tăng Thân thoát ra ngoài những áp lực nặng nề, đôi lúc tưởng chừng ngoài sức chịu đựng. Đại chúng đã chứng tỏ đức kham nhẫn phi thường trước những hiện tượng quá ư tàn nhẫn, điều này đã chứng tỏ sự tu tập thành công của Tăng Thân, đã là dấu hiệu rất mừng cho tiền đồ Phật Pháp…

Sau lời sách tấn của Thượng tọa Giác Viên là phần dâng quà tặng tri ơn Thầy Giác Viên và sư cô Trung Ý đã không ngại khó khăn về dự lễ an cư với Tăng Thân trong ba tháng hạ.

Buổi lễ Tự Tứ đơn giản kết thúc mau chóng. Nhìn đại chúng Tăng Ni quỳ dưới chân đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni mà trái tim tôi dâng lên niềm kính trọng, yêu thương và một thoáng u buồn. Tôi thương quý các em tuổi đời còn non trẻ mà đã biết chọn cho mình con đường lý tưởng cao rộng. Con đường các em đi bị nhiều cản trở, cuồng bạo luôn đe dọa đổ chụp lên đầu, nhưng các em đã không hề nản chí, luôn nương tựa vào nhau trong tình huynh đệ, luôn hướng về Đức Bổn Sư với chí nguyện sắt son. Tôi càng thương hơn khi nhìn thấy các em thanh thiếu niên tập sự xuất gia, các em biết rất rõ Tăng Thân đang gặp nguy biến, có thể tan rã nay mai, được các Thầy, Sư cô giải thích, từ chối, nhưng các em nhất quyết xin ở lại, chịu chung số phận với Tăng Thân. Không nỡ từ chối tâm bồ đề quyết liệt của các em, thế nên quý Thầy, Sư cô đành chấp nhận các em ở tạm, hy vọng sau những biến cố, các em sẽ nản chí quay trở về nhà.

Hôm nay, trong Thiền Đường rộng lớn hơn 400 người con Phật, nét mặt thanh thản, bình an, nụ cười vẫn thoáng nở trên môi, họ vẫn thở và bước đi trong im lặng, không để ý đến ngày mai, mồng hai tháng chín, ngày vui của đất nước, mà cũng là ngày khai tử Tăng Thân theo lời một viên chức cao cấp trong Chính phủ tuyên bố.

Tất cả Tăng Thân phải rời khỏi Bát Nhã trong ngày 2-9-2009.

Các Tu sĩ trẻ này biết đi về đâu, khi họ đã phát túc siêu phương xuất gia cầu Phật Đạo?

Họ biết đi về đâu khi tài sản của họ chỉ có chiếc bình bát và 3 tấm y vàng?

Họ biết đi về đâu khi pháp môn Thiền Chánh Niệm không được Giáo hội và Nhà nước chấp nhận? Họ đã đi thọ giới đàn Bích Nguyên tại chùa Linh Phong và Chùa Linh Sơn Đà Lạt do Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng mời và chấp thuận đơn xin Thọ giới của 400 Tăng Ni sinh có quốc tịch VN, có hộ khẩu tại VN, được sư phụ họ là Thượng tọa Đức Nghi mời gọi và thế phát cho họ. Họ là những con cháu của giòng giống Lạc Việt, được đào tạo giáo dục bởi nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa. Vậy mà tại sao, bây giờ họ lại bị ruồng bỏ, hắt hủi, không được công nhận quyền công dân, quyền được làm người, quyết xuất gia theo đạo Phật, một tôn giáo có bề dầy lịch sử mấy ngàn năm đồng hành với những thăng trầm của dân tộc.

Họ xuất gia, thuộc dòng Thích Tử, tu hành nghiêm mật, oai nghi tế hạnh, làm chỗ nương tựa cho giới trẻ khắp mọi miền đất nước về tu học, mà sao các bậc trưởng thượng trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lại làm ngơ trước nỗi tủi nhục này, tại sao các ngài lại thụ động trước cảnh 400 tăng ni son trẻ bị đánh đập, bằng bạo lực và cắt nguồn sống của họ bằng cách cúp điện nước, ngăn trở Phật tử tiếp tế lương thực, ngăn trở họ hành đạo chân chính.

Có phải các ngài nghĩ rằng họ là đệ tử Thiền sư Nhất Hạnh, nên không muốn can thiệp vào, sợ hệ lụy, phải không? Thiền sư Nhất Hạnh là ai? Thầy là người Vịệt Nam chân chính, có tấm lòng yêu quê hương, yêu sự hòa bình cho nhân dân Viêt Nam nói riêng, cho nhân loại nói chúng, Thầy đã hy sinh cả cuộc đời để kêu gọi hòa bình, Thầy đã đưa những kiến nghị lên ngài Chủ Tịch Nước để xin cải cách chánh sách cho phù hợp với sự tiến bộ tòan cầu, cho sự thịnh vượng của đất nước. Nếu những kiến nghị ấy chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế đất nước ta, thì đó chỉ là kiến nghị thôi, mà một chính phủ biết thương dân, vì dân thì phải biết lắng nghe những đề nghị của dân, điều nào hợp lý thì chấp nhận. điều nào chưa hợp lý thì bỏ qua, như vậy thì mới có nhiều ý kiến đưa lên để chính phủ và quốc hội tham khảo, đất nước mới mau tiến bộ, mới thoát khỏi nạn ngoại xâm chèn ép, âm mưu đô hộ nhân dân ta.

Nỗi buồn cứ dâng nghẹn, bóp nghẹt trái tim khi tôi thấy đường đi trong tu viện bốn bên bị rào kín bởi những cành thông vô tội. Hình ảnh ngày nào Thầy Nhất Hạnh về tu viện Bát Nhã, Phật tử khắp nơi về tu học, thanh niên thiếu nữ hồ hỡi đón nhận luồng gió mới tâm linh, thay đổi hẳn cách cư xử với cha mẹ, anh em, chồng con. Trước kia, họ là những người luôn bất mãn với cuộc sống gia đình, xã hội, học đường, từ khi nghe thầy Nhất Hạnh giảng, họ đã quay trở về nhìn thấy những sai sót, cố chấp của mình. Họ thấy lòng cởi mở, thương yêu gia đình và mọi người hơn. Những con người ấy, đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, thường xuyên về với Tăng Thân Bát Nhã vào mỗi ngày Chủ nhật đầu tháng để xả hơi và sống thật hạnh phúc trong không khí tu tập.

Bây giờ đây, Tu Viện vắng bóng người cư sĩ, đường vào Thiền Đường bị rào chắn, lối đi duy nhất là ven suối khúc khủy, có nhiều hố bên lề.
 

Tri giác sai lầm vì bị tuyên truyền sai sự thật

Tôi đi lang thang về phía chùa Bát Nhã, tôi biết như vậy là nguy hiểm, nhưng tôi tin có Đức Quán Âm hộ trì. Một bà làm công quả ra chặn đường hỏi, và yêu cầu tôi quay trở lại.

Tôi mỉm cười, nói với bà ấy là tôi viếng cảnh chùa, và khen bản nhạc đang phát thanh oang oang rằng: nhạc Vu lan hay quá, chùa yên tịnh quá. Bà ta thấy được khen thì vui vẻ để tôi đi. Tôi gặp vài sư chú họ Đồng thì chắp tay chào, cười thân thiện. Rồi các bà Phật tử già, thấy tôi vui vẻ, dễ thương thì vây quanh hỏi han tôi, mục đích là tuyên truyền cho sư phụ. Tôi chỉ cười, ngồi im lắng nghe, cuối cùng tôi có khuyên các bà, các cụ đi chùa lễ Phật, còn chuyện của các Thầy thì chớ hùa theo. Nếu Thầy tu hành đàng hoàng được lên thiên đường, thì chưa chắc các bà được lên theo. Còn nếu các Thầy làm bậy mà các bà hùa theo thì xuống địa ngục cả đám. Địa ngục Vô Gián trong kinh Địa Tạng đang chờ đón các vị tu sĩ, lợi dụng chiếc áo người tu, làm những việc thất đức, làm mất tín tâm của Phật tử, hủy báng chánh pháp đó các bà a.

Rồi các bà ấy dẫn tôi đi thăm vườn Lâm Tỳ Ni, các bà chỉ cho tôi thấy rất nhiều tượng Phật, Bồ tát trong vườn bị nứt, bị gãy. Họ bảo rằng Tăng Thân đập phá đó. Tôi hỏi các bà có nhìn thấy không, thì họ nói rằng chỉ nghe thôi. Tôi cười thật hiền, nói rằng: Đừng phao những tin thất thiệt khi mắt mình chưa thấy, tai mình chưa nghe. Vu cáo cho người khác là vọng ngữ đấy. Tôi nghĩ rằng các tượng bị những vết nứt khắp cả đầu, tay chân, thì không phải bị đập phá đâu. Mà các vị đau buồn quá, hóa nút nẻ đây. Như vậy là cái chùa này không được chư thiên, hộ pháp ủng hộ nên mới rối beng như vậy đó. Các bà dẫy nẩy lên cải chính cho sư phụ.

Tôi ra về với một nụ cười và những giọt nước mắt.

 
Chân Y Nghiêm


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.