.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Tu viện Phật giáo bị côn đồ
dùng bạo lực xua đuổi

Tăng thân phải rời tu viện trong mưa ngày 27.9.09 (ảnh PS)

Hiệp Hội Quốc Tế Nhân quyền  (IGFM): xung đột leo thang của Công an tôn giáo - Côn đồ và du đảng áp bức 400 tu sĩ Phật giáo rời Tu viện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Bảo Lộc – Franffurt (28 tháng 9 năm 2009) - Dưới  sự bảo vệ của công an vào ngày chủ nhật hôm qua, bọn côn đồ và một nhóm du đảng thân cận của đảng Cộng sản đã tấn công vào Tu viện Phật giáo Bát Nhã ở thị xã Bảo Lộc, thuộc cao nguyên Trung phần Việt Nam, theo như bản tường trình của Hiệp Hội Quốc tế Nhân quyền (IGFM). Những kẻ tấn công đã đem xe đến chở 400 tăng ni đi khỏi Tu viện. Các cộng đồng có liên hệ đến thiền sư Thích Nhất Hạnh đều bị đe dọa, từ khi thầy Nhất Hạnh kêu gọi việc bãi bỏ ngành Công an tôn giáo Việt Nam. IGFM kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia bị theo dõi trong lĩnh vực tự do tôn giáo (CPC: các quốc gia được quan tâm đặc biệt). Ngoài ra, các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi Liên Hiệp châu Âu (EU) thực hiện tiến bộ hơn trong phạm vi bảo vệ nhân quyền, đưa đến một điều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam.

IGFM viết tiếp: các cuộc bạo động đã bắt đầu vào buổi sáng sớm ngày 27 tháng 9. Trong khi các nhà sư đang thiền tọa một cách bình an ở thế ngồi hoa sen, bọn côn đồ và nhóm tay sai vào trong Tu viện cướp bóc và phá hủy đồ đạc, tác phẩm nghệ thuật và các đối tượng tôn giáo như sách vở và kinh điển. Tất cả bị ném ra ngoài và không được bảo vệ dưới cơn mưa như thác đổ. Những mục tiêu được nhắm vào là máy thu video, máy ảnh và máy tính cá nhân. Tất cả đã bị tiêu hủy để ngăn cản những bản tin tường thuật và bảo quản chứng cớ. Nhiều nhà sư đã bị đánh đập và bị đá. Quần áo của họ bị xé rách nát. Sau đó  các nhà sư bị đưa đi bằng xe buýt. Đến buổi trưa họ tiếp tục tấn công vào nơi ở của những sư cô. Có một số nữ tu sĩ vẫn còn ở trong phòng, họ đã phá các cửa để xông vào.

Như IGFM tường thuật thêm: Công an chặn các tuyến đường dẫn đến Tu viện để ngăn chận sự trợ giúp của Phật tử từ những vùng phụ cận, cũng như vào Tu viện quay phim cho các thủ tục tố tụng. Đại diện của Thị trưởng cũng có mặt và đứng xem những gì đang xảy ra ở bối cảnh đó. Các đại diện của chính quyền cấp tỉnh, được các nạn nhân kêu gọi giúp đỡ, họ đã từ chối trách nhiệm và dửng dưng trước bạo lực.

Kể từ tháng 6 năm 2008, với 400 tăng ni đã không được tiếp tục bảo lãnh. Họ bị từ chối giấy phép cư trú. Trong  nhiều tháng, họ bị cắt đứt nguồn cung cấp nước, cấp điện và bị gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm. Các tăng ni là nạn nhân của các cuộc tấn công, đốt phá, đe dọa và các chiến dịch bôi nhọ. 

Các cuộc xung đột với cộng đồng của thiền sư Thích Nhất Hạnh có một tiềm ẩn chính trị phía sau. Thiền sư  Nhất Hạnh trở lại Việt Nam vào năm 2005, sau 40 năm sống tại hải ngoại. Trong chuyến thăm lần thứ hai vào năm 2007, Thiền sư kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp hòa giải cho nhân dân sau chiến tranh. Thí dụ như Ông kêu gọi việc xây dựng một đài tưởng niệm các thuyền nhân đã chết và cho phép chăm sóc các ngôi mộ của binh sĩ Nam Việt Nam. Như là một dấu hiệu của sự tự do tôn giáo, Thiền sư đề nghị rằng, cấp giấy phép chính thức trở lại cho Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đã bị cấm từ năm 1981, và giải thể Công an tôn giáo và Ủy ban Tôn giáo Chính phủ. Đáp lại những đề nghị trên, chính quyền tuyên bố là Thiền sư và đệ tử của Thầy có đối chấp chính trị. Dựa vào câu chuyện dựng đứng đó để buộc tội thiền sư Thích Nhất Hạnh rằng, Thiền sư đã va chạm đến pháp luật Việt Nam trong 3 lần viếng thăm vừa qua.

 


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.