.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Thư cảm niệm của tu sĩ cả nước
kính gửi chư Tôn Đức

  • PSN - 3.10.2009 | Thường Quán (chấp bút)

NAM  MÔ ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Chúng con ngưỡng bạch Chư Tôn Đức.

Chúng con là những tu sĩ tu tập tại nhiều đạo tràng trong cả nước, là con cháu của các thế hệ tổ tiên tâm linh, là con cháu của Chư Tôn Đức. Chúng con tu tập, gìn giữ luật nghi, thực tập từ bi để xứng đáng tiếp nối sự nghiệp của Chư Tôn Đức là “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

Chúng con thật đau lòng và xót xa khi biết tin các Tăng Ni tại Bát Nhã đang bị nhiều người lạ mặt đàn áp, đánh đập, truy bức ra khỏi nơi mà họ đang yên ổn tu học. Chúng con không ngờ trong một đất nước hòa bình dân chủ, trong một xã hội công bằng văn minh và tiến bộ mà lại xuất hiện tình cảnh đau thương như thế này. Điều làm chúng con xót xa và đau thương hơn là tình trạng ấy lại xuất hiện trong ngôi chùa Phật Giáo Việt Nam. Chúng con biết Chư Tôn Đức không những đau lòng mà còn xót xa hơn chúng con gấp bội vì tình thương của Chư Tôn Đức bao giờ cũng lớn. Chúng con hiểu, để thể hiện tình thương một cách rõ ràng cụ thể không phải là chuyện dễ, nhất là trong hoàn cảnh chung của giáo hội và đất nước. Chúng con không thể im lặng. Đã đến lúc chúng con đồng loạt lên tiếng về tình trạng bất công và áp bức với ước mong đánh thức lương tâm, xây dựng tình người. Chúng con là những người xuất gia được Chư Tôn Đức tế độ, tài sản của chúng con là ba y và một bình bát, sự nghiệp của chúng con là lý tưởng xuất gia và tình huynh đệ. Chúng con không sợ mất mác điều gì kể cả sinh mạng, sự dọa nạt và trù dập. Chúng con là đệ tử của Phật thì không thể tìm sự an thân cho mình trong lúc huynh đệ của chúng con đang gặp hoạn nạn.

Chúng con rất quan tâm đến tình hình Tu Viện Bát Nhã từ khi Thượng Tọa Thích Đức Nghi không còn giữ lời hứa với các thầy các sư cô mà chính Thượng Tọa tận tay cạo tóc. Qua những thông tin và tìm hiểu, chúng con thấy những gì xảy ra tại Bát Nhã hơn một năm qua không phải là chuyện tranh chấp nội bộ. Vấn đề tại Tu Viện Bát Nhã là vấn đề lớn, ẩn chứa nhiều mưu toan của các thế lực phía sau. Tại sao các thầy cô bị đánh đánh đập, làm nhục, truy bức nhiều lần mà không thấy sự can thiệp của chính quyền? Các thầy cô không phải là công dân Việt Nam sao? Nếu xem họ là công dân nước Việt thì họ phải được luật pháp nhà nước che chở. Nhưng không, họ không được che chở, họ bị đàn áp và truy đuổi đến cùng.

Những cơ sở tại Tu Viện Bát Nhã là tiền của và công sức của Phật tử khắp nơi, là tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mà không phải là của riêng của bất cứ cá nhân nào. Nhiều nhóm người lạ mặt xông vào đập phá thiền đường, tăng xá, ni xá, lấy cắp trong suốt thời gian qua và nhất là trong ngày 27.9.2009, có sự chứng kiến của công an nhưng không thấy một sự can thiệp cụ thể. Dù chưa xảy ra án mạng, nhưng những hành vi chà đạp xúc phạm người khác cũng đã là điều không thể chấp nhận được. Những hành động quấy rối an ninh trật tự, đập phá sơ sở giáo hội, đánh đập truy bức làm nhục Tăng ni, chiếm đoạt tài sản công dân, v.v.. Những hành vi này ai gây ra, ai kích thích và tác động? Chính quyền Lâm Đồng không thể nói xuôi rằng đó là những Phật tử quá khích. Người Phật tử chân chính không bao giờ có hành động quá khích dù chỉ là quá khích trong ý niệm. Người Phật tử chân chính không bao giờ biết bạo hành. Tình hình tại Bát Nhã nếu được ngăn cản và can thiệp thì không ai dám lộng quyền, không một ai dám xem thường kỷ cương phép nước. Chính quyền đã can thiệp và giải quyết như thế nào trong những trường hợp này? Có chăng vẫn chỉ là thực trạng đau lòng; các thầy cô bị đánh đập, xua đuổi, bị áp tải lên xe để trục xuất không nơi cư trú. Những người có lương tâm, dù là ngoại đạo khi chứng kiến cảnh này cũng không cầm được nước mắt. Chính quyền Lâm Đồng phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc.

Phản ứng của các thầy cô tại Tu Viện Bát Nhã có gì hơn ngoài thực tập bất bạo động, cam chịu mọi đau thương để nương nhờ vào năng lượng từ bi của Tam Bảo và Chư Tôn Đức, thậm chí nhiều thầy lấy thân mình để cản bánh xe, che chở cho huynh đệ của mình khi bị người lạ đánh đập và bắt lên xe. Chính quyền Lâm Đồng, Ban tôn giáo, Ủy ban thị xã Bảo Lộc đã thành công trong việc trục xuất các thầy cô ra khỏi tu viện Bát Nhã. Nhưng các Tăng Ni cũng đã thành công trong thực tập tinh thần bất bạo động.

Chúng con chưa từng đến Tu Viện Bát Nhã nên chỉ biết các thầy cô trên đó qua một số thông tin. Chúng con không biết pháp môn Làng Mai là gì và cũng chưa có cơ duyên tìm hiểu sâu sắc. Nhưng điều đó không quan trọng với chúng con. Dù xa hay gần, dù ở bất cứ đạo tràng nào, tu theo pháp môn nào, ở quốc độ nào, đã là người xuất gia thì chúng con đều là con em của giáo hội, là con cháu của Chư Tôn Đức, là huynh đệ của nhau. Qua những sự kiện tại Bát Nhã, các thầy và các sư cô biết làm gì hơn ngoài ngồi yên một lòng niệm Phật cầu gia hộ. Đây cũng là cách thực tập mà các vị Tổ sư của chúng con đã trao truyền qua trang sử Phật Giáo.

Những gì các thầy cô ở Tu Viện Bát Nhã đã đóng góp cho đời, cho đạo, cho đất nước Việt Nam dù không tán thán ca ngợi thì điều đó Phật tử khắp nơi ai cũng biết, Chư Tôn Đức cũng biết và chính quyền dù muốn làm ngơ nhưng vẫn phải ghi nhận. Nếu đó là thành công thì cũng là thành công chung, hạnh phúc là hạnh phúc chung  cho tất cả mọi người. Trên đạo lý duyên khởi, chúng con được Chư Tôn Đức dạy là “cái này được làm nên từ những cái kia”, vì vậy niềm đau khổ trong lòng của chúng con về hiện tượng Bát Nhã cũng là niềm đau khổ chung. Những người trong chính quyền nhà nước dù thấu hiểu hay không chịu thấu hiểu, dù hành xử như thế nào cũng đều có nỗi đau đó. Đã là nỗi đau chung thì chỉ có sự thông cảm trong tinh thần góp ý xây dựng mà không phải là chống đối, lên án, chỉ trích.

Chúng con được biết chính quyền Thị Xã Bảo Lộc có văn thư quy kết thầy cô tu tập tại Tu Viện Bát Nhã là “chống đối chế độ, chống đối hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”. Trên thực tế chúng con thấy họ chưa có biểu hiện nào là chống đối nhà nước và giáo hội. Nếu họ thật sự chống đối hay có biểu hiện chống đối thì tại sao các thầy cô đã từng sinh hoạt trong lòng giáo hội, được Chư Tôn Đức tỉnh hội phật giáo Lâm Đồng che chở, chịu đựng mọi sự đàn áp đánh đập mà không lên án, không thù hận, không chống trả lại? Họ không phải là những thành phần gây rối an ninh, không làm điều gì có hại cho quốc gia dân tộc. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã quá e ngại vô căn cứ vì có thể nghĩ cho rằng “Âm mưu tự diễn biến và lợi dụng chính sách tự do tôn giáo để chống phá nhà nước”. Chống phá là chống phá ai? Các thầy cô kham nhẫn chịu đựng mọi đánh đập đe dọa mà không có một hành vi bạo động nào và chỉ biết chấp tay cầu nguyện cho tình thương có mặt là hành động chống phá sao? Nếu quy kết là “chống phá” thì hai từ này chỉ để gọi cho những nhóm người do các thầy đệ tử Thượng Tọa Thích Đức Nghi kích động. Còn những người có thẩm quyền nhưng không can thiệp cũng sẽ có trách nhiệm liên đới.

Đất nước ta bước vào thế kỷ 21, thời đại @ chứ không phải là thời quân chủ lập hiến. Vì vậy, tiếng nói của công dân cần được chính quyền lắng nghe, quan tâm và giúp đỡ. Đất nước đang có nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực và  hội nhập kinh tế toàn cầu là nhờ vào sự đoàn kết và hòa hợp của toàn dân. Những người tri thức trẻ là hạt giống lành mạnh chắc bền tương lai của đất nước, họ sẽ nghĩ gì trước thực trạng đau lòng mà một phần thế hệ cha anh của họ đã hành xử và để lại? Chúng con vừa mới biết các thầy cô tại Bát Nhã phần lớn là những người còn rất trẻ, xuất thân là sinh viên, học sinh, bác sĩ, luật sư, và có người là con em của cán bộ nhà nước. Nguồn gốc và lý lịch của họ rất có căn bản, xứng đáng là những công dân gương mẫu, có tu, có học thì làm sao có thể cho là “chống phá nhà nước”. Không thể quy kết một cách vô căn cứ và cho đó là một trong những lý do truy bức họ. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xin đừng làm suy giảm uy tín của nhà nước.

 

Kính Bạch Chư Tôn Đức!

Tu Viện Bát Nhã đã trở thành huyền thoại, những con người trên đất Bát Nhã cũng trở thành huyền thoại. Trang sử Phật Giáo Việt Nam sẽ ghi nhận trung thực những gì đã xảy ra cho những người con Phật trên đất nước này. Các thầy cô đã phải rời Bát Nhã là rời ngôi nhà tâm linh đầu tiên của họ, họ sẽ đi về đâu? Như thế nào là giải pháp thấu tình đạt lý?

Chúng con hay tin các thầy cô đang nương nhờ vào chùa Phước Huệ, thị xã Bảo Lộc trong lúc công an và chính quyền thị xã Bảo Lộc vẫn vận động tuyên truyền không đúng sự thật và gây nhiều áp lực gần như cô lập để các thầy cô phải tự đi về địa phương. Chỉ biết gây áp lực mà chưa giải quyết cho công bằng và thỏa đáng với nguyện vọng, chúng con thấy quá bất công và nhẫn tâm. Chúng con không tin và không muốn tin đây là chủ trương của nhà nước vì nhà nước ta  luôn đề cao tinh thần tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng. Chúng con cầu mong lương tâm của của chính quyền tìm ra giải pháp tốt đẹp để đáp ứng được nguyện vọng cho công dân của mình.

Chúng con cũng được biết Thượng Tọa chùa Phước Huệ với lòng từ bi và sức kham nhẫn đã cưu mang gần 400 tăng ni trong những ngày qua. Chúng con tin tưởng vào ánh sáng của các ngài, nơi đâu cũng có cánh tay Đức Từ Bi xót thương cứu độ. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam đã từng ghi lại hình ảnh cao đẹp của liệt vị Tổ Sư đã đóng góp hy sinh cho đạo pháp và dân tộc. Đạo phật là đạo của dân tộc, đất nước là của dân tộc, hồn thiêng sông núi sẽ che chở cho các thầy cô.

Chúng con vững niềm tin vào đức độ sâu dày của Chư Tôn Đức và  nguyện sẽ tiếp nối sự nghiệp thiêng liêng này. Chư Tôn Đức còn đó là chúng con con đó. Chúng con nương theo tấm gương sáng của các ngài mà đi. Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ Chư Tôn Đức pháp thể khinh an. Nguyện cầu cho quý thầy cô tại Bảo Lộc nhiều bình an và vững vàng.

 

Sài Gòn 02.10.2009
Thường Quán (chấp bút)


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.