.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


 Ngày 30.04 bạn đi đâu?

  • ĐDPNBN II - 30.04.2009 | Tâm Thanh Tịnh

Hơn 30 năm nay ngày lễ 30/4 và 1/5 đã trở thành ngày hội của người dân Việt nam. Ngày lễ được nghỉ làm, nghỉ học, mọi người rủ nhau đi đây đi đó để đổi gió, giải trí sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Và câu hỏi đầu môi của những người thân, người bạn gặp nhau trong thời điểm trước lễ là “30/4 bạn đi đâu?” Câu trả lời thông thường là Đà Lạt, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, về quê v.v... Nhưng cũng có một bộ phận bạn trẻ, đa số là những bạn sinh sau năm 1975, những bạn được hoàn toàn sống và lớn lên trong một đất nước đề cao khẩu hiệu: “độc lập – tự do – hạnh phúc” – các bạn ấy đã không chọn những thắng cảnh phổ biến ấy mà hướng về một địa điểm mới hơn: tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc – Lâm Đồng. Người đã từng đi rủ bạn chưa biết đi, người đi rồi lại muốn đi nữa. Các bạn nói với nhau: “đi nghỉ lễ như vậy mới thật sự là nghỉ ngơi”; “mỗi lần đi về mình như được nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu với việc học hành, việc làm căng thẳng”; “mỗi lần đến đó mình được học những bài học bổ ích”; “mình đã bớt những tính xấu giận hờn”; “mình đã không còn ngang bướng với cha mẹ”; “mình thấy các thầy cô ở đó sống rất đơn sơ mà rất tươi trẻ”; “bạn chưa đi lần nào ư, đi cho biết nhé, phong cảnh tuyệt vời, không khí mát dịu trong lành, và còn nhiều sự thực tập hay đẹp lắm, hôm Tết mình cũng đi, vui lắm, ích lợi lắm, mà đặc biệt không tốn kém lãng phí như đi nghỉ mát ở những nơi thắng cảnh khác…”.  Thật dễ thương thay những lời nói đó. Những nhà làm công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội, những nhà giáo dục, xã hội học hằng ngày phải làm các công việc cảnh giác, tuyên truyền và giáo dục lớp trẻ tránh những cám dỗ của tệ nạn xã hội như bỏ học, cờ bạc, đua xe, trộm cướp, la cà quán bar, thuốc lắc, ma túy sẽ cảm thấy nhẹ lòng và xúc động khi nghe những lời nói đó. Họ sẽ cảm thấy được động viên và niềm tin vào lớp trẻ sẽ lớn hơn vì quanh họ vẫn có một bộ phận lớp trẻ không thờ ơ với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vẫn có một bộ phận lớp trẻ dành thì giờ cho việc trau dồi đạo đức của bản thân hơn là giải trí lãng phí vô bổ hoặc độc hại. Họ càng xúc động hơn với sự mở rộng con số những bạn trẻ hướng về một nơi có phẩm chất giáo dục như thế. Tôi đã được đọc một vài chia sẻ như thế của những người trong vai trò giáo dục là thầy giáo, cô giáo. Ước gì tôi được đọc những chia sẻ của các vị làm công tác giữ gìn an ninh xã hội về những người trẻ đi chùa - tập sửa đổi trau dồi đức hạnh thay vì đi quán bar, vũ trường, đua xe hay sa vào những cuộc ăn chơi lãng phí.

Năm nay cũng thế, vì biết trước kỳ nghỉ lễ năm nay khá dài ngày nên nhiều bạn trẻ đã sớm í ới nhau, liên hệ nhà xe đặt vé trước để chuẩn bị cho chuyến đi mơ ước của năm với những tâm trạng háo hức như được về nhà sau nhiều ngày xa cách. Nhưng thật bất ngờ, cận kề ngày đi một vài bạn đã e ngại bảo nhau: Bát Nhã đang gặp khó khăn; chính quyền không cho phép Phật tử đến tu tập; mới đây mấy trăm Phật tử đến tu tập bị yêu cầu rời chùa giữa đêm; đợt này mình lên không biết có được ở chùa hay bị đuổi về giữa đêm mưa lạnh? Nhưng nếu không đi thì buồn quá, một năm mình chỉ được mấy ngày lễ là thong thả thời gian, công việc để về đây tu tập, sống thảnh thơi, nạp năng lượng mà đợt này không về được thì biết đến khi nào mới được về? Mà tại sao chính quyền lại khó khăn với Bát Nhã trong khi mình thấy các thầy, các sư cô sống thật là đạo hạnh, hiền lành, chỉ toàn chỉ dạy mình Hiểu và Thương; đi tu tập về mình hiểu được những khó khăn của người thân, không còn giận hờn nữa, thậm chí mình còn hiểu được khó khăn của xếp mình, không còn ghét ổng nữa mà ngược lại mình còn làm việc siêng năng hơn nữa…” Thật đáng thương cho những tâm hồn trẻ tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin vào cuộc sống. Họ muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ, muốn thay đổi sự chán nản bằng niềm tin yêu cuộc sống, họ muốn cải thiện quan hệ gia đình, người thân, bạn bè mà Bát Nhã là một trong những nơi đã gieo niềm tin và hy vọng cho họ. Vậy mà giờ đây họ phải hoang mang, không chỉ hoang mang ngày lễ 30/4 này họ phải đi đâu làm gì để không uổng phí thời gian và tiền bạc, mà cay đắng hơn là họ đang hoang mang về quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của một công dân trong một đất nước hòa bình, độc lập.

Những công văn, tuyên bố của Ban này, Vị kia thật sự là những chiếc búa khổng lồ đập vào những ước mơ, niềm tin trong sáng của những người trẻ hiện nay. Tôi thiết nghĩ có lẽ các vị cũng thật sự khó khăn và miễn cưỡng khi phải thảo ra và cầm bút ký những công văn như thế hay đứng ra tuyên bố những lời không phải từ tấm lòng của mình. Có thể các vị có nhiều áp lực, nhiều sự bất khả kháng nhưng cũng xin quý vị dừng lại và nhìn lại những tấm gương của các anh hùng dân tộc, những vị tiền bối hữu công của đất nước chúng ta, những con người bất khuất đã làm nên lịch sử chói ngời của dân tộc Việt nam. Xin các vị hãy ngẩng cao đầu vì công lý, và xin quý vị hãy nhớ cho rằng lịch sử dân tộc luôn ghi lại những điều chân thật. Thân người có thể mất đi nhưng chân lý không bao giờ thay đổi.
 

Ngày 30/4 buồn
Tâm Thanh Tịnh - 30 avril 2009 06:45 

Đây là ý kiến riêng của các tác giả, không nhất thiết phản ánh chủ trương của Phù Sa.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.