.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Lòng dân bất bình thì việc khó thành

  • PSN - 9.10.2009 | Tuổi trẻ Việt Nam

Xin gửi đến các cấp lãnh đạo tối cao của nhà nước,

Chúng tôi là những là những người con của dân tộc Việt Nam, sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến tranh Việt Nam, được giáo dục để sống trong tinh thần đoàn kết dân tộc, có đạo đức và gìn giữ nền nếp tổ tông của cha ông trao truyền. Trong số chúng tôi, có nhiều người là con gia đình cách mạng. Cha ông chúng tôi cũng đã đổ máu, hy sinh tánh mạng để đấu tranh giải phóng đất nước. Từ khi lọt lòng mẹ và bắt đầu bước chân vào trường, năm điều đầu tiên mà chúng tôi phải học thuộc lòng là: - yêu tổ quốc yêu đồng bào; học tập tốt lao động tốt; đoàn kết tốt kỷ luât tốt; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Và cũng từ thời tấm bé, chúng tôi đã được trao cho niềm tự hào rằng đất nước ta là một đất nước có văn minh, thuần từ, độc lập, tự do và hạnh phúc.

Trong quá trình trưởng thành và chứng kiến cuộc sống thường tình của thế gian, chúng tôi càng lúc càng thấy cái hạnh phúc mà người đời đang tìm kiếm chỉ là thứ hạnh phúc tạm bợ, mong manh, dễ vỡ và mang đầy tính chất hệ luỵ, khổ đau và hận thù. Chúng tôi đã chứng kiến (ngay cả trong gia đình của chính mình) những đỗ nát, gây gỗ, tranh dành quyền lợi, cải vã và thậm chí đưa đến đổ máu chỉ vì một tấc đất, giết nhau chỉ vì vài chục ngàn VNĐ, gia đình ly tan, ly dị, thế hệ trẻ đang ngày càng trở nên bế tắc, bạo động, nghiện ngập xì ke ma tuý, ăn chơi trát tán, bất cần, đỉ điếm, bạo động tràn lan và ngay cả trong môi trường học đường - trò đánh thầy, doạ nạt cô giáo..; nói chung chúng tôi đang đứng trước một mối đe doạ cho một nền đạo đức đang ngày càng trong quá trình bị băng hoại, đang tuột dốc trầm trọng mà bản thân trong những chúng tôi cũng là nạn nhân.

Một gia tài văn hoá, văn minh, một dân tộc thuần từ đã được tổ tiên, cha ông chúng ta đã un đúc mà nếu bị mai một thì chúng tôi, là thế hệ con cháu sẽ có lỗi và bất hiếu, nên chúng tôi phải có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ. Do đó chúng tôi đã chọn con đường xuất gia vì thứ nhất là tu luyện bản thân để trở thành một con người hoàn thiện theo hướng chân, thiện, mỹ, có hạnh phúc và tự do thật sự, biết thương yêu mọi người; thứ hai để đem hết tâm lực của mình giúp ích cho xã hội, cứu độ cho đời, tạo dựng môi trường tu học tâm linh lành mạnh cho các thế hệ trẻ như chúng tôi đang bị nhấn chìm trong nếp sống hệ luỵ của dục vọng tiêu cực và thứ ba là để tiếp nối và gìn giữ kho tàng trí tuệ, nền nếp đạo đức mà tổ tiên chúng ta đã dày công tạo dựng và đạo Phật là tôn giáo đã đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng kho tàng trí tuệ và nền đạo đức ấy.

Thưa quý ngài, bởi lẽ đó, trong chuyến về thăm quê hương của Thiền Sư Nhất Hạnh năm 2005, rồi năm 2007 và năm 2008, đã thổi vào tâm hồn của 400 trăm tăng sĩ trẻ Bát Nhã ấy ánh sáng của niềm tin, của con đường đưa đến hạnh phúc chân thật, đã thổi vào tâm địa họ và nhiều người khác trong đó có chúng tôi ngọn gió thanh lương, những cơn mưa pháp thích hợp làm sống dậy những hạt giống đẹp, lành và chân thật đã bị chôn kín trong mảnh đất khô cằn của họ, của chúng tôi, và của nhiều người; những lời dạy của Thiền Sư, những pháp môn tu của Thiền Sư sáng lập đã và đang chữa lành những vết thương ẩn sâu trong vô thức do chiến tranh, hận thù, sợ hãi… gây ra và nhờ nhân duyên đó, những người trẻ đã cầu xin được xuất gia học đạo theo pháp môn của Thiền Sư và đã được chính quyền tạo điều kiện để tu học và độ đời tại Tu Viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Trong thời gian bốn năm, họ đã tu học đúng theo tinh thần chánh pháp của Phật dạy, đã sống đúng theo tinh thần lục hoà cộng trú của truyền thống đạo Phật, đã gìn giữ và bồi đắp gia tài đạo đức, văn hoá, văn minh của tổ tiên, đã sống đúng theo pháp luật của nhà nước và hiến chương của giáo hội, đã tổ chức được những khoá tu cho nhiều người trong nước và đặc biệt là cho giới trẻ và tạo được nhiều niềm tin cho các giới trong cũng như ngoài nước. Nhưng hơn một năm nay, họ đã bị công an, chính quyền hiểu lầm, ngộ nhận và gây áp lực, quấy phá, hành hung, sách động, rồi ép họ về nhà - đồng nghĩa với hành động ép họ cởi áo tu.

Đọc sử sách, chúng tôi chưa hề thấy có một chính quyền nào trong lịch sử của đất nước Việt Nam đối xử với người tu quá tàn nhẫn như thế. Thưa quý ngài, chẳng lẽ đi tu với chí hướng muốn xây dựng xã hội, đất nước, với ước mong gìn giữ gia tài đạo đức dân tộc lại được xem là phản động đất nước? Họ đến với nhau, sống chung với nhau theo tinh thần lục hoà cộng trú của truyền thống đạo Phật và thể hiện sự đoàn kết dân tộc đúng theo tinh thần của nhà nước luôn đề cao.

Chúng tôi, là những con dân không thể hiểu được! Nhà nước luôn kêu gọi quốc dân sống theo tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nhưng qua hơn một năm nay cộng động xuất gia tại tu viện Bát Nhã, gọi là tu sinh Bát Nhã đang bị chính quyền làm đủ mọi thủ đoạn để chia rẽ, để tiêu diệt. Chúng tôi không biết quý ngài có nghe và có biết những bất hạnh mà những tu sĩ trẻ trong đó có cả những cô, chú đang trong tuổi vị thành niên, những mầm non hy vọng của dân tộc đang bị đe doạ, uy hiếp ngày đêm, đang sống trong ngục tù của áp bức hay không? Đâu rồi những tuyên ngôn độc lập, tự do, hạnh phúc? Hơn một năm qua họ sống trong sự tù túng dưới sự đe doạ, hành hung, kiểm soát của công an, họ luôn bị công an sách động ép phải rời bỏ tự viện, chùa chiền để về nhà, họ đang sống trong sự bất hạnh, tù túng, quản thúc thay vì hạnh phúc, tự do, độc lập. Chúng tôi là những người Phật tử, là con dân của đất nước thật sự cảm thấy quá bức xúc và phẩn nộ; niềm tin của chúng tôi nơi quý ngài, nơi đảng và nhà nước càng ngày càng bị lung lay. Quý ngài có biết dân chúng đang rất căm phẫn nhà nước hay không? Nhưng không thể lên tiếng được, nhưng tiếng oan đang vạch trời kêu lên.

Là những người con dân, chúng tôi luôn nhìn lên các ngài như những người cha, người anh, người mẹ đang gánh trọng trách của đất nước và chúng tôi tin tưởng là các ngài luôn làm đủ mọi cách để đem lại hạnh phúc, niềm an vui, tự do, ấm no cho dân. Thế nhưng qua những gì trong thấy, nghe ngóng từ dân, chứng kiến sự hà hiếp dân lành của các lực lượng công an, và đặc biệt qua vụ việc pháp nạn tu sinh Bát Nhã đang làm cho chúng tôi vô cùng thất vọng và bất bình. Hình ảnh về một người công an mà chúng tôi, những người dân trẻ đã được gieo trong học đường là một hình ảnh rất đẹp, lý tưởng, mang trọng trách ổn định sự an ổn cho dân, cho xã hội. Nhưng đã bao nhiều năm qua với những gì trông thấy trong xã hội và hơn một năm qua với những gì xảy ra tại tu viện Bát Nhã và gần đây tại chùa Phước Huệ, hình ảnh lý tưởng đó đã mất và thay vào đó là một hình ảnh ác cảm. Nhà nước, chính quyền đào tạo ra công an là để phục vụ dân, đem lại sự an ổn và công bằng cho dân, bảo vệ dân hay là đào tạo ra để thao túng quyền lực mà hà hiếp dân, doạ nạt dân, dối trá dân và vắt mồ hôi nước măt của dân? Một khi nghĩ đến công an là người dân chúng tôi cảm thấy phẩn uẩn và sợ hãi như sợ ác quỷ.

Hơn một năm qua báo chí mạng, chúng tôi nhận thấy những 400 trăm tu sinh Bát Nhã đã tu tập đàng hoàng, đã một lòng cảm thông và thương yêu đối với những kẻ bạo tàn, hành hung, chà đạp họ. Đối trước bạo hành, bất công, họ không một lời than oán, trách móc, thù hận. Trong quá trình bị công an, côn đồ trá hình chà đạp, hành hung, sách nhiễu, xua đuổi, lạm dụng nhân phẩm, họ đã không phản kháng, đã giữ gìn tinh thần bất bạo động và thương yêu, tha thứ. Chẳng lẽ như vậy họ vẫn không xứng đáng để được tu theo lý tưởng và ước vọng của họ hay sao? Chẳng lẽ họ vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để có thể hưởng được quyền tự do đi lại, ăn ở và tu tập theo pháp tu mình cảm thấy thích hợp tại chùa chiền, tự viện của một người công dân Việt Nam hay sao? Chẳng lễ như vậy là họ bị kết tội là thành phần xấu trong xã hội cần phải giải tán hay sao? Thế thì còn đâu cái gọi là đạo đức dân tộc, văn hoá dân tộc?

Xin quý ngài minh xét và ngăn chặn kịp thời những bạo hành và bất công cho 400 trăm tăng ni trẻ ấy. Bốn trăm tăng sĩ trẻ ấy cũng là biểu tượng cho linh hồn trong sáng và hy vọng của hàng triệu thế hệ trẻ cùng lứa với trên khắp đất nước. Huỷ diệt họ là huỷ diệt niềm tin và hy vọng nơi hàng chục triệu người trẻ của đất nước. Thưa quý ngài, các thầy cô ấy chỉ muốn tu thôi, và chúng tôi cũng chỉ muốn tu thôi và muốn phụng sự quê hương, xây dựng đất nước bằng con đường đạo đức tâm linh thôi sao lại không được? Họ là huynh đệ của chúng tôi nên chúng tôi cần phải nói lên tiếng nói của mình. Chúng tôi biết các ngài đang phải lo cho nhiều việc đại sự của đất nước, nhưng nếu lòng dân bất bình thì việc đảng, việc nước khó thành. Vua Lý Thánh Tông đánh đuổi được giặc Tống ở là nhờ Hoàng Hậu Ỷ Lan ở hậu phương giữ gìn được việc triều chính khiến dân tâm hoà hợp, giải quyết tâm phục khẩu phục được những yếu tố quan liêu gây rối loạn trong triều và đã thống nhất được lòng dân, giúp cho các quan liêu biết thương yêu và chăm lo cho dân. Nhà yên thì nước mạnh. Đó là bài học mà những người lãnh đạo không thể quên.

Kính thư,
Tuổi trẻ Việt
Nam


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.