.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Giáo Hội cần thể hiện tinh thần Đại Vô Uý để vực dậy niềm tin nơi Tăng Bảo đang bị yếu đi qua việc giúp chính quyền đàn áp, khủng bố, phân tán Tăng thân Bát Nhã tại Lâm Đồng

  • PSN - 10.10.2009 | Hoài Chân

Tôi, một Phật tử chập chững bước chân vào con đường học hỏi và thực tập giáo pháp thực tiễn nhưng vô cùng trí tuệ của đức Phật. Thực tiễn ở chỗ, người nào thực tập đúng bao nhiêu thì có thể tự cởi trói cho mình nhiều gút mắc gây đau khổ trong đời sống của bản thân bấy nhiêu. Trí tuệ ở chỗ, từ khoa học thực nghiệm cho đến nhiều góc độ tâm linh, giáo pháp Phật đều cho người nghiên cứu, thực tập một cái nhìn sâu sắc, thấu triệt. Tôi có cơ duyên làm quen với nhiều pháp môn tu tập và rất may mắn cho tôi là trong lúc kinh qua nhiều pháp môn, tôi đã nhìn ra một điều đơn giản nhưng lại là chân lý rạng ngời trong nhận thức của tôi, đó là : mọi dòng sông pháp môn trong giáo pháp của Phật đều chảy về một đại dương duy nhất, đó là đại dương giải thoát. Từ giải thoát mới nghe có vẻ cao vời dường như đó là một lãnh vực tâm linh chỉ dành cho những người thoát tục, còn tuýp người trần tục như tôi thì khó lòng mà chạm đến. Thế nhưng khi bước vào học đạo, tôi hiểu giải thoát chính là sự cởi trói tâm ý của bản thân ra khỏi sự ràng buộc của những sợi dây đam mê, phiền muộn và thù hận để những đức tánh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha vốn tiềm ẩn trong mỗi con người được từ từ hiển lộ. Với ý nghĩa đó, thì sự giải thoát có thể thực hiện được ngay bây giờ và tại nơi đây. Nhưng hiểu chân lý là một chuyện, áp dụng chân lý đó vào đời sống tâm ý mỗi ngày để chuyển hoá thân tâm là một chuyện không hề đơn giản. Cá nhân tôi, dù đã hiểu được chút Phật pháp, nhưng khi đụng việc bất như ý tôi vẫn cứ khổ sở với thói quen hay nổi sân, hay buồn rầu … dù mọi người thân của tôi đều có nhận định rằng kể từ ngày tôi hiểu Phật pháp họ đã thấy đỡ khổ với tánh nóng nảy và phản ứng nhanh của tôi so với lúc trước rất nhiều. Từ sự vất vả khi phải đối diện và thay đối với những thói quen phản ứng, cố chấp và cực đoan của bản thân, tôi đã thấm thía một cách sâu sắc lời Phật dạy mà các bậc tôn túc thường hay nhắc : “Thắng ngàn quân địch ở chiến trường không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất. Và từ đó, tôi mới nảy sinh lòng cung kính đối với những vị xuất gia - những người đã và đang chiến thắng mình. Điều mà trước khi chưa có duyên được thực tập chuyển hoá tâm ý, tôi đã coi họ là những thành phần dư thừa trong xã hội, những người ăn không, ngồi rồi, chuyên sống bám vào xã hội chẳng làm nên được tích sự gì ! Có lẽ tôi phải dành thời gian một phần tư còn lại của đời mình để sám hối cái điều đại ngã mạn : “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung” này của tôi !

Lòng cung kính người xuất gia phát xuất từ việc khâm phục sự thực tập chuyển hoá tâm ý của họ là động lực khiến tôi vượt qua chính mình rất nhiều, và niềm tin Tăng Bảo, đặc biệt là tin vào những bậc tôn túc đã có thâm niên chiến thắng bản thân trong tôi mỗi ngày một bén rễ thêm sâu.

Nhưng theo dõi sự kiện tăng thân Bát Nhã bị áp bức trong gần một năm qua, cao điểm là sự đánh đập khủng bố dã man để đuổi gần 400 tu sĩ và tu sinh thuộc Tăng thân Làng Mai- Bát Nhã ra khỏi tu viện nơi họ cư trú ngày 27-9-09 và những sự áp bức, khủng bố tâm ý liên tục khi Tăng thân đang ở tạm tại chùa Phước Huệ cho đến nay đã khiến niềm tin vào các bậc tôn túc xuất gia lâu năm trong tôi bị lung lay gần như tận gốc. May mắn cho tôi, vẫn còn đó các bậc tôn túc trong Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng với tinh thần vô uý đã đứng lên giúp đỡ Tăng thân gần 400 người non trẻ để tôi còn được an ủi rằng lời dạy của đức Phật vẫn còn được hàng Tăng Bảo thực thi.

Tôi còn nhớ khi học về hạnh Bố Thí, tôi còn được các thầy hướng dẫn là có 3 cách :

  1. Tài thí (dâng tặng, hỗ trợ về tiền tài hay vật chất cho người)
  2. Pháp thí (hoằng dương chánh pháp trong sự thực tập nghiêm túc của bản thân)
  3. Vô Uý thí (làm tan đi sự sợ hãi và đem lại niềm an lạc cho người)

Trong 3 cách đó, Vô Uý Thí được coi là pháp bố thí tối thượng vì đó chính là căn bản của Bồ tát đạo trong Phật Giáo. Đó cũng chính là đại hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm-Vị Bồ tát luôn dâng tặng sự không sợ hãi đến cho chúng sanh.

Hành động Vô Uý của các Hoà thượng, Thượng toạ trong Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng, tinh thần Vô Uý của các tăng ni sinh trẻ tỉnh Lâm Đồng dám hy sinh sự an toàn, thậm chí sẵn sàng hy sinh tánh mạng của mình trong tinh thần Bất bạo động qua bức Huyết Thư gởi chính quyền nhằm hỗ trợ, ủng hộ và tiếp sức với nhau trong tình huynh đệ Linh Sơn đồng đạo với 400 huynh đệ tu chân chính đang bị chính quyền đàn áp thuộc Tăng thân Bát Nhã đã làm tôi cảm phục vô cùng.

Tôi cũng đã chờ đợi những động thái từ chư tôn đức lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thể hiện tinh thần vô uý -bản chất của các bồ tát xả kỷ vị tha để độ đời. Có vị tôn túc nào chưa thọ giới Bồ tát trong hàng giáo phẩm lãnh đạo giáo hội không ? Tinh thần Bồ tát quên mình vì người của quý ngài đâu mà để cho những yếu hèn, nhu nhược thể hiện công khai qua những công văn ỡm ờ chẳng ra hồn người như thế ?

Trong khi cả thế giới đang hướng về Tăng thân Bát Nhã đang bị đàn áp, khủng bố ngay từ khi chính quyền hành xử một cách bất chánh, bạo động mang tính côn đồ với gần 400 tăng ni trẻ ngày 27-9-09. Đài Calitoday còn phỏng vấn trực tiếp được các tu sĩ trẻ trong sự hỗn loạn của đánh đập, khủng bố. Các đoạn phim trong youtub còn đăng cảnh công an mặc thường phục chỉ huy đám côn đồ đập phá nơi ở, xông vào đả thương các tu sĩ Phật Giáo thuộc Tăng thân Bát Nhã. Vậy mà Giáo Hội Phật Giáo vẫn im hơi lặng tiếng. Tôi không thể nghĩ đó là một hành động thận trọng của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà là một sự khiếp nhược đến ươn hèn của những con người theo chủ nghĩa cầu an cá nhân, nói theo từ đời thường là theo chủ nghĩa MACKENO (mặc kệ nó).

Là một người Phật tử chập chững bước những bước chân dọ dẫm vào đạo, tôi chưa chuyển hoá được tâm ý của tôi nhiều như tôi muốn, nhưng không vì vậy mà tôi không phân biệt đâu là đúng, đâu là sai trong nhận thức hiện trạng bên ngoài. Tôi cũng chưa hiểu nhiều gì lắm về Phật Pháp vì biển Phật pháp thì cao siêu và mầu nhiệm nhưng với lòng ham tìm hiểu của mình, tôi còn biết được pháp môn của Tăng thân Làng Mai nói chung và Tăng Thân Bát Nhã nói riêng đang thực tập là hoàn toàn đúng với lời Phật dạy. Có gì sai trong sự thực tập hơi thở chánh niệm ? có gì sai khi thực tập quán chiếu trong tĩnh lặng mọi hành động của thân để có thể bước những bước thảnh thơi, làm những việc trong nhẹ nhàng và cười những nụ cười bao dung, cảm thông, buông xả ? Có gì sai trong sự thực tập nhìn cuộc đời bằng con mắt từ bi, bằng tâm tình cởi mở ? Có gì sai trong sự thực tập để phát triển trí tuệ và từ bi trong mỗi tu sĩ khi mà đại từ bi, đại trí tuệ là điều mà chính đức Phật đã tu tập và thành tựu và dạy lại cho các Tỳ Kheo trong bài kinh sau :

 

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 – 1991

22. Kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

(Quán thân)

2. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập…

…Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

3. Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời

Vậy căn cứ vào đâu mà công văn số 429 ngày 5.10.2009 của HDTS GHPGVN về tình hình tại tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ  lại ghi :

Giáo hội nhất trí là không công nhận sự tu tập bất hợp pháp và cá nhân không hợp pháp, nhất là tại chùa Phước Huệ, Văn phòng Ban Đại diện Phật giáo thị xã Bảo Lộc. Vấn đề phân tán của các Tăng Ni trên cần phải có thời gian để liên hệ với Ban Trị sự, thân nhân của các Tăng Ni theo từng địa phương. Do đó, cần được lưu lại một thời gian nhất định. đến tháng 12/2009.

Thế nào là sự tu tập bất hợp pháp ?

1.      Bất hợp pháp về pháp môn Làng Mai mà Tăng thân Bát Nhã đang thực tập ?

2.      Bất hợp pháp về sự ở chung của Tăng thân Bát Nhã ?

3.      Bất hợp pháp vì Tăng thân Bát Nhã bị chính quyền không cho phép ở chung để cùng tu chung pháp môn đúng chánh pháp của Phật ?

Về vấn đề số 1, bất hợp pháp về mặt pháp môn tu.

Như bài kinh đã dẫn trên, thì pháp môn Làng Mai mà Tăng thân Bát Nhã đang thực tập là hoàn toàn đúng chánh pháp. Hoàn toàn không có gì là không hợp với chánh pháp cả.

Về vấn đề số 2, về sự ở chung của Tăng thân Bát Nhã là bất hợp pháp.

Trong giáo pháp của Phật, một chúng được gọi là Tăng được thành lập khi có tối thiểu 4 Tỳ Kheo hoặc 4 Tỳ Kheo Ni trở lên cùng sống trong tinh thần Lục Hoà :

1.      Thân cùng ở một nơi,

2.      Miệng cùng nói lời hoà ái không tranh cãi,

3.      Ý cùng vui chung,

4.      Giới cùng tu chung,

5.      Tri kiến cùng hiểu chung,

6.      Lợi dưỡng cùng chia đều,

Nay với gần 400 tăng ni dù trẻ, trong họ cũng có ít nhất vài chục Tăng Ni đã thọ giới Tỳ Kheo thanh tịnh. Với một đại chúng sinh hoạt đúng pháp Lục Hoà như vậy, theo giáo pháp của Phật, đó một điều tất yếu để chánh pháp được trường tồn. Nay vì cớ gì mà công văn Giáo Hội lại nói là sự tu tập bất hợp pháp ? Hơn ai hết, những vị lãnh đạo giáo hội có thâm niên xuất gia cao, hạ lạp lớn làm sao có thể không biết đến một điều cơ bản làm ngôi tăng Bảo bị mất ở thế gian mà mọi tu sĩ mới xuất gia đều phải tạc dạ, ghi lòng : “Hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn” (Hổ lìa rừng bị thất bại, vì mất đi thế của “chúa sơn lâm”, tăng lìa chúng là tăng bị tàn hoại).

Nay đại chúng Tăng thân Bát Nhã đang hoà hợp tu tập, công văn của giáo hội lại cho là tu tập không hợp pháp, và đang cùng chính quyền có kế hoạch phân tán chúng tăng về gia đình hay địa phương cũ thì có khác nào các ngài đang phạm một đại tội trong “ Ngũ Vô Gián tội” để phải đoạ A Tỳ Địa Ngục là “Phá hoà hợp chúng” hay không ? Chính quyền không hiểu nhân quả nghiệp báo đã đành, lẽ nào các ngài cũng không hiểu. Chết rồi ai cũng đi tay không, các ngài làm chi cho nhơ nhuốc bộ mặt Phật Giáo Việt Nam đến thế này !!!

Về vấn đề số 3, Bất hợp pháp vì Tăng thân Bát Nhã bị chính quyền không cho phép ở chung để cùng tu chung pháp môn đúng chánh pháp của Phật ?

Là những người lãnh đạo Giáo hội cấp Trung Ương, khi thấy đàn em của mình đang tu đúng, hành đúng giáo pháp và giới luật của Phật mà bị chính quyền đàn áp, lẽ ra các ngài phải cấp tốc lên tiếng với chính quyền, yêu cầu chính quyền ngưng ngay những hành động khủng bố tâm lý, phân tán và áp giải những thành phần trong đại chúng Tăng thân Bát Nhã để cùng thành lập Một Uỷ Ban điều tra gồm nhiều thành phần nhân sĩ khách quan tìm hiểu và giải quyết thoả đáng những vấn đề còn đang tồn đọng. Nếu chính quyền lặng thinh không trả lời thì các ngài phải chính thức kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước cùng lên tiếng. Khi tình hình bức bách đến mức chẳng đặng đừng thì các ngài khơi dậy tinh thần Vô Uý trong mỗi người con Phật là hy sinh thân mình quyết tử vì đạo trong tinh thần Bất Bạo Động để nói không với cái ác thì những hạt giống thiện mới có cơ hội phát triển để làm tịnh hoá cuộc đời được chứ.

Đằng này, sau gần 10 ngày xảy ra vụ chính quyền đàn áp, khủng bố đàn hậu tấn của mình rồi, khi cả thế giới biết chuyện rồi, các cuộc phỏng vấn về vụ đàn áp đã được các đài thế giới đăng lên rồi, hình ảnh về cuộc đàn áp dã man, vô nhân tính với đại chúng Tăng thân Bát Nhã đã được lên mạng Youtub toàn cầu rồi mà các Ngài như vẫn còn giả vờ mơ ngủ để khi thức dậy rồi thì vẫn như người khách bàng quan trong tư thế “Toạ sơn quan hổ đấu” (ngồi trên núi ngắm hổ đấu với nhau) để chờ xem chuyện gì xẩy ra, và chờ xem chính quyền trung ương bảo phải làm gì !

Rồi thì công văn số mang tính “Phá Hoà Hợp chúng” được đưa ra làm rõ thêm sự khiếp nhược của người lãnh đạo Giáo Hội trước một chính quyền vô luân lý, phi đạo đức, chà đạp nhân quyền, coi thường thế giới, chính quyền ấy mới là bất hợp pháp trong lòng mọi người.

Sở dĩ tôi nói về chính quyền Việt Nam như vậy không phải tôi là người chống cộng cực đoan nên cái gì chính quyền làm tôi cũng cho là xấu. Tôi cũng đã theo dõi sự phát triển đất nước bằng tất cả tình yêu quê hương, tôi cũng đã nhiều lần tự hào khi Việt Nam giành được những thành quả tốt trên trường thế giới. Thế nhưng lần này niềm tự hào ấy của tôi đã bị đổ sụp khi mà chính quyền đã trực tiếp đàn áp những người tu vốn là công dân tốt trong nước. Tôi xấu hổ khi nghe bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam nói về tình hình Tăng thân Bát Nhã “hoàn toàn không có cái gọi là Việt Nam ép 400 người tu theo pháp môn làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã-Lâm Đồng”. Bà giải thích việc xảy ra do mâu thuẫn giữa các nhóm Phật tử với nhau, chính quyền trong trách nhiệm của mình giữ an ninh để không xảy ra xô xát gây mất trật tự ở địa phương, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của công dân, đồng thời vận động phật tử ở Bát Nhã không xúc phạm làm ảnh hưởng đến nhân phẩm và thân thể của các vị tu theo pháp môn Làng Mai.

Tôi đã nghe trực tiếp những cuộc phỏng vấn tại chỗ cùng những hình ảnh được đăng tải trên Youtub về cuộc đàn áp đại chúng Tăng Thân Bát Nhã nên khi nghe bà Nga nói về tình hình ngày hôm ấy, tôi thật thấy xấu hổ cho một chính quyền quá coi thường thế giới. Coi thế giới là dường như toàn những người mù, người điếc. Trong hệ thống internet toàn cầu, với trình độ của một người phát ngôn bộ ngoại giao của Việt Nam, lẽ ra bà cũng có thể vào để tìm những gì quá trái ngược với điều mình sắp tuyên bố với thế giới rồi sắp xếp trình bày lại với cơ quan chủ quản của mình thì chắc ít nhiều cũng vớt vát được chút thể diện quốc gia. Đằng này, khi bà đã thay mặt bộ ngoại giao Việt nam nói về những sự kiện trái sự thật như vậy rồi, ngay lập tức người ta tìm và đăng nhiều hơn về những hình ảnh cuộc đàn áp như một lời phỉ nhổ vào một chính quyền dối ngoài ép trong như hiện tại.

Tôi buồn cho dân tộc tôi, cho đất nước tôi, có bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại phải nhục nhã thế này chăng !!!

Có lẽ tôi may mắn khi được đứng trong môi trường thông thoáng về thông tin, để có thể nhìn và nghe thông tin từ nhiều chiều cuộc sống. Càng may mắn hơn khi tôi là một Phật tử độc lập, chẳng tham gia vào giáo hội nào ngoài việc hữu duyên hỗ trợ một số tăng ni tu học và thực tập giáo pháp trong khả năng vật chất hữu hạn của tôi.

Tôi kính ngưỡng trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Đức Phật, tôi kính ngưỡng giáo pháp giải thoát khổ đau mang tính thực tiễn ngay hiện đời này của Đức Phật, tôi kính ngưỡng Tăng, từ chư vị hiền thánh tăng đến những vị tăng đang nỗ lực ra khỏi sự phàm phu. Nhưng tôi cương quyết làm theo lời dạy của đức Phật về Tứ Chánh Cần :

1.      Điều ác chưa sanh khởi, tinh tấn, nỗ lực ngăn ngừa không tạo điều kiện cho sanh khởi.

2.      Điều ác đã sanh khởi, tinh tấn, nỗ lực chuyển hoá, đoạn diệt.

3.      Điều thiện chưa sanh khởi, tinh tấn, nỗ lực tạo điều kiện cho sanh khởi.

4.      Điều thiện đã sanh khởi, tinh tấn, nỗ lực duy trì và phát triển.

Ở xa quê hương, tôi luôn nhìn về quê hương với cái nhìn trân trọng, tôi đã từng trân trọng và ngưỡng mộ các vị xuất gia về sự tự chiến thắng mình để tiến bước trên con đường tự giác và giác tha mà đức Phật là bậc thầy chỉ đường và các ngài là người tiếp nối.

Và vì thế, tôi viết những dòng này để mong các vị xuất gia cho chúng tôi nương vào tinh thần Vô Uý của các ngài để vực dậy một niềm tin nơi hàng Phật tử đang còn chập chững như tôi.

 


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.