.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Diễn đàn PNBN II
Cập nhựt thư độc giả ngày 29&30.04.2009

  • PSN - 8.05.2009 | DIỄN ĐÀN PNBN-II

Phật tử Ái Liên - 30 avril 2009 08:25

Kính gởi Sư phụ ĐỨC NGHI.

Hôm 29/4  con có mặt ở tu viện Bát Nhã, con có hai suy nghĩ, con kính gởi Sư phụ :

Suy nghĩ thứ nhứt : 400 tăng ni sinh trẻ khi đến Bát Nhã như một tờ giấy trắng, đóng dấu ấn đầu đời cho tâm linh của mình, đó là Pháp môn Làng Mai, xuống mái tóc xanh của mình tại thiền đường tu viện Bát Nhã chứ không phải đi tu từ bé hay là ở các chùa khác gởi đến, bây giờ bị đuổi biết phải đi đâu ? Sư phụ xuống tóc cho họ, Sư phụ nghĩ sao chứ con thì khóc hết nước mắt khi không biết tăng ni sinh sẽ về đâu bây giờ.

Suy nghĩ thứ hai của con là : Người ta thường nói « cha nào con nấy » hay « thầy nào trò đó ». Nhìn tăng ni sinh sắp hàng theo Sư bá vào thiền đường đủ thấy « thân giáo » của thầy truyền trao cho đệ tử quá đạt đỉnh cao của đàn con có dạy dỗ, có tu học và hành trì miên mật. Sư phụ ơi nở nào bỏ đàn con đáng yêu như vậy hở Sư phụ !

Ái Liên.


Thích Pháp Bảo - 29 avril 2009 08:53

Anh em như thể tay chân.


Huynh - Đệ

Đó là câu ngạn ngữ của ông bà ta. Tay với chân thì đồng một thể chất, chức năng công dụng khác nhau nhưng tạo nên sự hoàn hảo cho con người. Tay liền với chân, chân liền với tay; tay không thể thiếu chân, chân không thể thiếu tay. Tay với chân tạo nên sự hoàn hảo cho con người.

Anh em trong một nhà cũng như tay với chân. Anh có điểm ưu này thì em có điểm đẹp khác. Anh có điểm khuyết nọ thì em lại bổ khuyết cho anh. Làm sao có người đánh em mà anh chấp nhận; làm sao có người phẫn nộ với anh mà em đồng tình.

Trong nhà Phật, tình huynh đệ không chỉ đơn thuần là anh em trong một chùa hay cùng một sư phụ nữa, mà tình huynh đệ của những người con Phật còn lại rộng rãi hơn. Cùng là con của Đấng Từ Phụ, phải chăng tất cả những người xuất gia đều là anh em của nhau; tất cả những người cư sĩ đều là huynh đệ của nhau!

Những người xuất gia, mặc áo Như lai, sao có thể không coi như con một Cha, như anh em một nhà, như tay liền với chân, như chân liền với tay được!

Mỗi một tông phái, một pháp môn, một phương pháp tu tập mang chất liệu từ bi, trí tuệ đều được xem là cánh tay vươn dài của Đấng Như Lai.

Đức Như Lai hiện hữu nơi mỗi cánh tay ấy để ươm mầm từ bi, trí tuệ đi muôn phương.

Làm sao có thể đuổi một huynh đệ của mình ra khỏi chùa? Anh em như tay liền với chân, như chân liền với tay. Tay muốn phế bỏ chân hay chân muốn phế bỏ tay; hay là  mình toan chặt “cánh tay Như Lai”.

Ngày xưa mình hứa cho ở sao bây giờ đuổi đi? Một người học đạo Nho xưa còn xem lời hứa quý hơn ngàn vàng.

Cho dù là tự mình hay bị người xúi quẩy, đuổi một người xuất gia ra khỏi chùa, tội này bộ nhỏ lắm ư!

Hoặc là tự mình làm hoặc xúi quẩy người khác làm, dù là mình là con nhà Phật hay không phải con nhà Phật, dù là mình trực tiếp liên quan hay gián tiếp liên quan, quả báo ấy cũng thật khó lường!

Người con Phật còn có thể coi tình huynh đệ cao hơn nữa. Tình anh em nhiều khi còn nằm trong mỗi sự sống, mỗi sinh linh; huống hồ trong một quốc gia dân tộc hay tồn tại trên một quả cầu.

Như tay liền chân, như chân liền tay; tay đánh chân, chân đánh tay lòng không đau sao! Mình xúc phạm đến bất cứ một sự sống, một sinh linh nào trên quả cầu này thì cũng đều có quả báo, huống hồ đụng chạm đến đoàn thể người xuất gia.

Đây là ý kiến riêng của các tác giả, không nhất thiết phản ánh chủ trương của Phù Sa.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.