.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Diễn đàn PNBN II
Cập nhựt thư độc giả ngày 23.05.2009

  • PSN - 24.05.2009 | DIỄN ĐÀN PNBN-II

Hoàng Văn Liêm - Nha Trang - 23 mai 2009 16:41

Bát Nhã Pháp Nạn hay Pháp Hội?

Theo tôi thì Bát Nhã không phải là một pháp nạn mà là một pháp hội, một tin mừng, một hiện tượng đáng được ăn mừng, nói theo danh từ thời thượng là một hiện tượng đáng được liên hoan. Sư có mặt của một đoàn thể xuất gia như tu viện Bát Nhã là một điều hiếm có, không phải ở Việt Nam mà còn ở cả trên thế giới. Bốn trăm người xuất gia trẻ, quy tụ về tu học với nhau một nơi, giới hạnh tinh nghiêm, không cờ bạc, không uống rượu dù là bia, không ma túy, không hút thuốc,  không sắc dục, không hận thù, không bạo động, không ai có trương mục ngân hàng riêng, không ai có xe riêng, không ai có máy vi tính riêng và điện thoại cầm tay riêng, không ai muốn làm lãnh tụ ai, sống chung trong tinh thần lục hòa... đây là một cái gì thật đẹp và thật lành. Hơn nữa đoàn thể xuất gia này đang là nơi nương tựa cho hàng ngàn người trẻ đến từ khắp nơi, không những trong nước mà còn từ các nước chung quanh tới tu tập để có thể chuyển hóa và hòa giải được với những người thân. Đây là một vốn liếng đáng kể cho nền văn minh tinh thần của đất nước mà ta phải bảo vệ và duy trì. Tôi nghĩ nếu chính quyền địa phương thấy được những điều này, họ sẽ ra lệnh để cho những người công an không còn đến làm khó dễ cho các người tu sĩ trẻ kia của Tu Viện Bát Nhã nữa. Và các chú Công An khi thấy được  điểm này cũng không còn lòng dạ nào để tiếp tục đến làm khó dễ những người tu ở Tu Viện này. Tôi đã chứng kiến rất nhiều chùa trong đó chỉ có vài ba vị xuất gia, vị nào cũng đi tu khá lâu vậy mà các vị này cũng không sống được với nhau hài hòa và với tình huynh đệ như thế, dù các vị đều có chung một bổn sư. Bát Nhã phải có pháp môn tu tập hữu hiệu lắm thì bốn trăm người xuất gia mới sống được với nhau trong tinh thần hài hòa như thế. Chúng tôi  vào thăm tu viện Bát Nhã, chỉ cần nhìn những ánh mắt và nụ cười của các thầy các sư cô, nhìn dáng đi nhẹ nhàng, thảnh thơi, nghe những lời nói năng bình an, thương mến và khiêm hạ,  tự nhiên tôi và gia đình tôi quá  hạnh phúc. Mừng cho trên đời này có được một nhóm người tu học và  thật hành những điều Đức Bổn Sư dạy. Các thầy các sư cô có vẽ bình an và hạnh phúc lắm dù trước giông bão của bất công vu khống. Hạnh phúc của họ là ở chỗ họ thấy pháp môn giảng dạy và tu học ấy đã giúp ngay cho bản thân và gia đình họ - nhiều sư chú sư cô mới tu vài tháng mà đã có tin mừng là ba đã bỏ rượu và hết đánh mẹ, chị và anh rể bớt cãi vã nhau. Họ cũng thấy được nhiều người trẻ tới với họ được chuyển hóa và tìm lại được niềm vui sống. Đây thật là hình ảnh của Phật Giáo Việt Nam tương lai, một đạo Phật của tuổi trẻ, một đạo Phật yêu đời, phục vụ cho cuộc đời,  đi đôi với khoa học, không dùng bùa phép đồng bóng. Tóm lại đây là một đạo Phật mà tôi mong con cháu tôi sau này, con cháu đã sinh và chưa sinh và nhiều thế hệ tiếp nối sẽ sinh, được thừa hưởng.

Cho dù các tu sĩ này đã trải qua bao nhiêu khó khăn, nhưng các thầy các sư cô vẫn đứng vững, dù đã có những mưu mô tìm cách chia rẽ họ. Tôi thấy những gì mà các thầy các sư cô ở Bát Nhã cần tới, không phải là một chỗ ăn, chỗ ở, mà là những pháp môn giúp họ tu tập và chuyển hóa, do đó vấn đề cơ sở đất đai nhà cửa đối với họ không phải là vấn đề chính, và những dọa nạt hoặc hứa hẹn sẽ không bao giờ lung lạc được họ.

Những khó khăn mà Bát Nhã đang đi qua gần một năm nay chỉ làm cho hào quang của Bát Nhã rạng rỡ thêm, và giúp cho mọi người thấy được Bát Nhã rõ ràng thêm. Những khó khăn ấy là nghịch duyên, nhưng là nghịch tăng thượng duyên, không tiêu diệt được Bát Nhã ; trái lại đã giúp cho Bát Nhã kiên cường hơn, từ bi hơn, và tình huynh đệ trong chúng của họ lớn mạnh một cách mau chóng hơn. Vì vậy cho nên tôi thấy Bát Nhã là một pháp hội hơn là pháp nạn. Gia đình tôi nhất định không vắng mặt tại Bát Nhã mỗi cuối tuần đầu tháng và vào những dịp lễ lớn. Vì đó là dịp Lễ Hội thâm sâu và đẹp đẽ nhất mà gia đình tôi và con cháu tôi được hưởng. Phù Sa nghĩ sao ? Đọc giả Phù Sa nghĩ sao ? Chúng ta nhất định sẽ đi tham dự, mời bạn bè đi tham dự. Đi Pháp hội mà.

Hoàng Văn Liêm.

Đây là ý kiến riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh chủ trương của Phù Sa.


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.