.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

Diễn đàn Pháp nạn chùa Bát Nhã II:

 

t Nhã thương yêu của tôi

  • PSN - 3.07.2009 | Tâm Khánh Nguyện

Kính Gửi Ban biên tập Phù Sa online,

Em là một người yêu Bát Nhã như yêu máu thịt của mình.
Em xin được chia sẻ với Ban biên tập những suy nghĩ và cảm xúc của em.

Em cảm ơn Ban biên tập rất nhiều.
Tâm Khánh Nguyện - 2 juillet 2009 12:46

 

Bát Nhã thương yêu của tôi!

Tôi nhớ em quá, Bát Nhã ơi!
Mới một năm thôi, kể từ lần đầu tiên ấy.
Chẳng thế nào quên, cái phút giây ban đầu.

 

Trời hôm ấy mưa và se lạnh, tôi đứng run lập cập trước cửa, bên ngoài trời đã tối, mà bên trong thì im lặng. Cửa mở, nhưng tôi đứng trân trân chẳng dám tự ý vào, cho đến khi bác xe ôm thấy tội nghiệp tôi quá mới vào tìm các Thầy, các Cô ra hộ tôi. Thế đấy, tôi đến với em e lệ và ngại ngùng như một cô gái lần đầu tiên đến nhà người yêu ra mắt.

 

Mà cái buổi ra mắt ấy sao mà in sâu trong tâm trí tôi đến thế. Rét và lạnh, khi ở ngoài Bắc trời đang oi bức, nóng gắt thì vô trong cao nguyên, trời lại se lạnh và mưa. Thấm ướt nên tôi lạnh, và đói nữa. Bát mỳ mà Sư Cô nấu cho tôi hôm ấy đúng là bát mỳ ngon nhất trong đời mà tôi được ăn, vừa ăn vừa suýt xoa. Rồi tôi được đưa về Phượng Vĩ, tầng 3 theo một con đường nhỏ, nhỏ như đường làng dẫn về phía đầu hồi, sát với đồi chè, giáp đường lớn. Lần đầu tiên đến một tu viện, nhưng tôi chẳng hề thấy lạ, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, và tạo ra cảm giác thoải mái cho tôi như ở nhà, một kẻ mới tới. Nhưng, có lẽ, mãi sau này tôi mới nhận ra, cái làm cho tôi cảm thấy tự nhiên và thân quen chính là từ cách sinh hoạt và thái độ của những người sống cùng tôi ở Phượng Vỹ ngày ấy.

 

Ba ngày tôi đến với em là những ngày im lặng, tất cả đều im lặng, chỉ khi nào có việc gì đó thật cần, mà không biết diễn tả ra sao thì tôi được hướng dẫn là ghi vô giấy. Nhưng thực sự thì bất cứ khi nào tôi cảm thấy bối rối và muốn hỏi thì lại có một chị, một em ở cùng xuất hiện trước mặt tôi, và nói chuyện bằng tay, bằng mắt một hồi thì cũng xong! Thật thú vị quá, tôi vẫn thèm cái cảm giác được im lặng bình an như ngày ấy. Có lẽ vì tôi là một con bé hay tò mò và thích khám phá, nên việc thực tập im lặng cho tôi cái cảm giác thích thú xem những gì đang xảy ra quanh mình. Vì khi mình không được nói, thì tự nhiên mình phải quan sát nhiều hơn, quan sát cách mọi người đi đứng, nói năng, sinh hoạt để mình có thể hòa nhập. Và một điều thú vị nữa, là bỗng nhiên, nhận ra cả cái tiếng nói cứ âm thầm bên trong mình. Trời ơi, cái rađiô trong đầu không biết sài bằng pin gì mà nó chạy khỏe dữ, không chút ngừng nghỉ!

 

Người ta muốn xóa bỏ hình ảnh của Bát Nhã, muốn lấy đi cái hồn của Bát Nhã. Nhưng người ta đâu biết rằng, hồn của Bát Nhã ở muôn nơi, hạt giống Bát Nhã đã được gửi về muôn nẻo, được nuôi lớn và nở hoa trong tim của nhiều người, những người yêu Bát Nhã.

Một trong những hoạt động mà tôi yêu thích nhất ngày ấy là đi thiền hành và kinh hành. Kinh hành đi vào buổi sáng sớm, lúc trời còn nguyên ông trăng treo vắt vẻo trên cao với lũ sao lít nhít bay xập xòe xung quanh. Cây cối, hoa lá xung quanh thì ướt đẫm sương, tụi sương vô tình biến thành những đồ trang sức tuyệt mỹ cho đám cây cối, hoa lá ấy khi chúng đọng lại nơi đầu ngọn lá, ngọn cỏ, nơi những cánh hoa. Cái không khí buổi sớm mai sao mà trong trẻo, sao mà tinh khôi đến thế. Hít vào, thở ra. Tuyệt vời. Khỏe thật, nhẹ thật. Đi băng qua rừng thông là đến thiền đường Cánh Đại Bàng. Thiền đường cao và rộng, nhưng không hề tạo cảm giác trống trải và lạnh, mà trái lại, rất ấm cúng. Sáng nào cũng vậy, đại chúng tập trung ở đó cả vài trăm người, ngồi xuống, thở và thực tập theo lời hướng dẫn của các Sư Thầy, Sư Cô. Tôi bỗng đâm ra mê tiếng chuông, tiếng khánh ở Cánh Đại Bàng. Mỗi lần mà Sư Thầy, Sư Cô thỉnh chuông, khánh để chuẩn bị tụng kinh là tôi lại có cảm giác như tiếng nhạc ngân nga tuyệt diệu. Dường như có một niềm vui thật tự nhiên nào đó đang len lỏi, xuất hiện nơi tôi khi ấy. Rồi tiếng tụng kinh vang lên, trăm người hòa làm một.

 

Giờ thiền hành bắt đầu muộn hơn, có thể trước hoặc sau khi ăn sáng. Thường chúng tôi bắt đầu với một vài bài thiền ca, rồi một Sư Thầy, hay Sư Cô sẽ bắt đầu cho buổi thiền hành ngày hôm đó. Những lời hát trong trẻo quyện với không gian, hài hòa với con người, cảnh vật khiến tâm tư ai cũng như lắng dịu, sẵn sàng cho một buổi thực tập bước đi. Hai mươi bảy tuổi bước lại những bước của đầu đời. Tôi lại làm đứa trẻ lần nữa. Mỗi bước chân đi, chú tâm vào hơi thở, đã về, đã tới. Cứ thế, cứ thế, tôi hòa làm một vào dòng sông, chỉ chú ý vào hơi thở, mà bước chân dường như trở nên có mắt. Nó biết cần đi nhanh hay chậm, sang trái hay sang phải để hài hòa với những người bên cạnh. Đi và đi, những ưu tư, lo buồn bỗng nhiên như rơi mất ở phía sau. Sau những buổi thực tập như thế, tôi như trẻ ra, những hạt giống của yêu thương và vui tươi cứ được reo dần, reo dần vào tôi mỗi lần như thế.

 

Ăn ở Bát Nhã ngon lắm, em đãi tôi những món ăn chẳng ở đâu có được. Làm ở Bát Nhã vui lắm, cứ làm, làm thôi, mệt mà vui. Cái con bé thư sinh như tôi, quanh năm chỉ biết sách vở, đi làm thì lại chui vô nhà cao tầng, máy lạnh lần đầu biết đến cái cuốc, biết nhổ cỏ, biết đi bê đá. Nhớ cái lần đầu tiên đi nhổ cỏ, bối rối trượt chân lấm sạch quần áo. Cái lần đầu tiên cầm cuốc thì lóng ngóng, vụng về đến mức mấy em làm xung quanh cứ cười lăn ra...

 

Bát Nhã ơi, không yêu làm sao được khi em cho tôi nhiều đến thế. Em rộng lòng lắm, em cứ cho và cho thôi. Em cho mắt tôi thêm sáng, cho nụ cười tôi thêm tươi. Em cũng lấy của tôi nhiều lắm. Em lấy đi bao tủi hờn, buồn giận, những buồn đau đã kết thành đá tảng, thành nhà ngục nhốt kín tâm hồn tôi suốt mười mấy năm trời. Em yêu tôi bằng tình yêu trời biển, bằng sự tươi mới, tinh khiết của thiên nhiên, bằng tình người thắm đượm. Cái chất tình ấy, tôi đi khắp nơi để kiếm tìm, để rồi, được thấy tận mắt ở đây những gì mình nghĩ chỉ có trong sách vở.

 

Bát Nhã em cho tôi niềm tin vào những điều tốt đẹp trong đời, rằng tình người như ánh dương, dẫu có lúc bóng tối bao phủ quanh ta, nhưng rồi, ngày mới tới, ánh dương sẽ lại về. Hạt giống quý giá em trao, tôi ngày đêm trân quý và nuôi dưỡng trong tim.

 

Hôm nay đây, đọc tin về em, tôi xót xa đau đớn, thấy như người ta đang cắt xẻ thịt da mình. Đau đớn, để rồi lại lắng dịu. Những hơi thở đưa tôi trở về với hạt giống của Bát Nhã trong tim. Tôi biết rằng cái người ta nhằm vào đâu phải là Bát Nhã bên ngoài - Bát Nhã của những tường gạch, nhà cửa. Người ta muốn xóa bỏ hình ảnh của Bát Nhã, muốn lấy đi cái hồn của Bát Nhã. Nhưng người ta đâu biết rằng, hồn của Bát Nhã ở muôn nơi, hạt giống Bát Nhã đã được gửi về muôn nẻo, được nuôi lớn và nở hoa trong tim của nhiều người, những người yêu Bát Nhã.

 

Bát Nhã ơi, tôi ở rất xa em, nhưng sáng nay, khi dậy thật sớm, mở cửa bước ra ban công, hít thở đầy hai lá phổi không khí buổi sớm mai của đất Hà Thành tôi đã thấy em ở đây rồi. Cuộc đời và con người hay thử thách những gì giống như em. Với tôi thì tôi tin, những vị Bụt vẫn âm thầm hộ niệm cho em, trái tim của nhiều người con Bụt cũng đều hướng cả về em. Chúng ta cùng sát cánh bên nhau. Rồi ngày mới sẽ đến. Mặt trời tỉnh thức sẽ lại tỏa chiếu rạng ngời.
 

 

Tâm Khánh Nguyện
 


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.