Bắc Kinh
yêu cầu Hà Nội cấm cửa
và trục xuất Thiền sư Thích Nhất Hạnh
[Trao đổi cùng thầy
Thích Nhật Từ,
Tổng
thư ký IOC sau Vesak 2008 - (Phần 2)]
-
PSN 25.06.2008
| Trọng Lễ, Đức Huy, Hồng Phượng, và Giác Hạnh
cùng thực hiện tại chùa Giác Ngộ - Sài Gòn ngày 22.05.2008.
Tiếp theo kỳ trước (Xem
lại phần 1)

Tăng thân Làng Mai
hàng đôi thiền hành vào Trung tâm Đại lễ Vesak 2008 - Mỹ Đình - Hà
Nội
|
Phù sa : Thưa Thầy, phái đoàn Làng Mai kỳ nầy là một phái đoàn
đông đảo nhứt, chắc hẳn đã đóng góp không ít cho sự thành công của
Vésak 2008 ? Và quần chúng Việt nam đã nhìn
phái đoàn nầy ra sao ?
Thầy Nhật Từ :
Khi nhìn phái đoàn Làng Mai với bốn trăm tám mươi mấy vị, đi lên khán
đài Trung tâm Hội nghị Quốc gia với phong cách thư thái, nhẹ nhàng,
không có tiếng lào xào, không cần micro điều khiển. Chỉ trong mười mấy
phút, mấy trăm người đã đứng đầy sân khấu rộng lớn, hàng ngũ thẳng tắp,
trang nghiêm. Hình ảnh nầy gây ấn tượng mạnh về tăng phong và chính niệm
cho cả hội trường. Đó là hoa trái của tu tập, chứ không là hình thức bên
ngoài.
Sự hiện diện của phái đoàn Làng Mai đến từ bốn mươi mốt trong số bảy
mươi bốn quốc gia trên thế giới đã góp phần cho Đại lễ Phật đản LQH 2008
đầy đủ tầm vóc quốc tế. Đặc biệt phong cách thanh tịnh và vui tươi tỏa
ra từ phái đoàn nầy, đã tạo ra sự thuyết phục và mến mộ của cả hội
trường.
Về phía quần chúng, những bài thuyết pháp từ Nam ra Bắc của Thiền sư
Thích Nhất Hạnh từ hai chuyến hoằng pháp 2005 và 2007 đã vang vọng tới
họ. Năm 2005, Thiền Sư và tăng đoàn đi thiền hành bên hồ Hoàn Kiếm, dân
chúng có cái nhìn ngỡ ngàng và thán phục, khi thấy những ông sư Tây,
những ni cô Âu - Mỹ mặc áo tràng nâu theo truyền thống Việt Nam, đi đứng
khoan thai, dung mạo hiền hòa… Năm nay Thiền Sư và phái đoàn cũng đi
thiền hành bên hồ Hoàn Kiếm, dân chúng đã nhìn khác hơn. Họ biết những
người Âu - Mỹ kia mặc áo tràng theo văn hóa pháp phục Việt Nam. Trong số
đó có nhiều nhà trí thức, nhà khoa học đã chia sẻ được những giá trị cao
cả của đạo Phật. Họ đang rèn luyện tuệ giác để áp dụng vào đời sống thực
tế và làm đẹp cho cuộc đời. Phái đoàn hôm ấy đã gặp nhiều nhóm người
Việt, chắp tay búp sen chào ngưỡng mộ.

Khách quan phó hội
cảm ứng trường năng lượng Niệm-Định-Tuệ
của Tăng thân Làng Mai tự
động chắp tay búp sen ngưỡng vọng. |
Phù Sa :
Những bài diễn thuyết dành cho giới trí thức ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn
trong hai chuyến về trước đây,
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nhắc tới giá trị tuyệt vời của Phật giáo
Việt nam đời Lý - Trần. Ngày nay, đàn con cháu hậu duệ cũng có thể sử
dụng những giá trị đó để đưa đất nước và dân tộc đến bến bờ an vui.
Cụ thể hơn là tránh những điều quấy, làm những việc lành để thống nhất
lòng người. Những ý tưởng đó có được giới thức giả nước nhà chia sẻ hay
không ?
Thầy Nhật Từ :
Từ hai chuyến về VN 2005 và 2007 Sư Ông đã nhiều lần diễn thuyết về nền
Phật giáo dân tộc ngày xưa .Một đạo Phật nhập thế, đã từng là tư tưởng
chỉ đạo đưa đất nước đến thái bình thịnh trị, với hai triều đại Lý -
Trần văn minh rực rỡ từ đầu thế kỷ 10 dến cuối thế kỷ 13.

Không chỉ 2 chúng
Xuất gia, mà 2 chúng Cư sĩ (Tiếp Hiện) của Tăng thân Làng Mai
cũng cảm ứng được khách quan nhờ vào công phu thiền quán. |
Với chính nền tảng của nguồn tuệ giác Lý - Trần nầy, trong 40 năm hoằng
hoá ở Tây phương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tạo nên sự ngưỡng mộ của
giới khoa học, giới tri thức trời Âu khi hé mở chân trời tuệ giác Phật
giáo để giải quyết những vấn nạn trầm trọng của thời đại
như :
- Sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình với nạn ly dị trên 50% ở các thành phố lớn
Âu - Mỹ. Cơn dịch nầy đang lây nhiểm sang các nước Á châu đang có kinh
tế phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Sự hoang mang không định hướng, không lý tưởng của thế hệ trẻ Tây
phương, trong khi đó niền tin tôn giáo của cha mẹ tổ tiên không còn
thích hợp với trí óc duy lý của họ nữa. Nhà thờ vắng bóng người.
- ….

Chủ tịch Nguyễn Minh
Triết chắp tay búp sen chào quan khách |
Nhũng vấn nạn trên cũng là vấn nạn ở quê nhà, cho nên những bài diễn
thuyết của Thiền Sư trong những chuyến đi vừa qua đã rất được giới thức
giả nước nhà chú ý.
Những gợi ý trở về nguồn để sống lại với tuệ giác của tổ tiên, tránh
việc quấy làm điều lành để thống nhất lòng người và dựng xây đất nước,
trong thẳm sâu của tâm tình người Việt đó là đạo lý, là lẽ phải.
Sự việc đã chuyễn biến âm thầm. Chỉ cách đây hai năm, ở thời điểm ấy
chúng ta không ai tưởng tượng được năm 2008 nầy, một lễ Phật đản LHQ
hoành tráng với tầm vóc quốc tế đã được tổ chức và lá cờ Phật giáo ngũ
sắc vĩ đại của đã tung bay giữa bầu trời Hà nội.
Cũng cách nay đúng một năm, trong lễ Đại Trai Đàn cầu siêu cho nạn nhân
của hai bên trong cuộc chiến thảm khốc vừa qua, vị Chủ Tịch nước đã
không đến dự lễ Dâng hương bạch Phật. Năm nay, ông đến đự lễ Phật đản
LHQ và đã chào quan khách bằng chắp tay hoa sen của người Phật tử. Bài
diễn văn khai mạc của ông rất thành công và đầy hứng khởi. Ông ca tụng
những tư tưởng sâu sắc của Đức Phật vốn có từ hơn 2500 năm trước và vẫn
còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay. Ông hô hào cùng nhau học tập
để đưa những tư tưởng tiến bộ của Phật vào cuộc sống… Bài diễn văn cuả
ông đã được cả hội trường vổ tay nồng nhiệt.
Phù Sa :
Bài « Cho đất nước an vui » đăng trong Lá thư Làng mai số 31 năm
nay, đã được phát tán trên Internet với những đề nghị rất mạnh như : Đổi
tên nước, đổi tên đảng, bãi bỏ Công An Tôn Giáo v.v… Những đề nghị như
vậy có thích hợp cho đất nước hiện giờ không ? Và đã có những phản ứng
gì trong quần chúng và chính quyền ?
Thầy Nhật Từ :
Theo tôi, bài nầy được đưa ra không đúng thời điểm, nhứt là vào lúc
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn chuẩn bị về Việt Nam dự lễ Vésak,
cho nên đã tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực.
Về phía bộ Nội Vụ, những người có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Thiền
Sư và phái đoàn, bảo vệ an ninh là nói theo phía chánh quyền,
nhưng về phía Làng Mai thì đó được xem là những rào cản gây khó
khăn cho bên Phật giáo.
Những vị bảo vệ an ninh nầy đã than phiền rằng một ngày ở Việt
Nam của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn, chúng tôi phải cực sáu
tháng, nếu có một sơ hở nào là bị khiển trách. Rồi tiếp theo Sư Ông
lại đề nghị giải thể An ninh tôn giáo, như vậy là quá nặng nề, là đập bể
sự nghiệp của họ. Cho nên chuyến về lần nầy phái đoàn Làng Mai đã gặp
rất nhiều trở ngại so với hai chuyến trước.

2 chúng Cư sĩ áo
lam của Tăng thân Làng Mai |
Thật ra sự tham dự Đại lễ Phật đản LHQ 2008 của Sư Ông và phái đoàn Làng
mai là do sự thỉnh cầu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế của Đại lễ. Năm 2007,
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tham dự Vésak ở Thái Lan Ủy ban Tổ chức Quốc tế
đã thỉnh cầu Thiền Sư yểm trợ cho lễ Vésak ở Việt Nam vừa thêm phẩm chất
Phật giáo vừa thêm tầm quốc tế. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đồng ý và
chuyển khóa tu cho người ngoại quốc ở Làng Mai về Hà Nội. Khóa tu đã kéo
dài một tuần và kết thúc trước lễ Phật Đản một ngày, để cho toàn bộ
thiền sinh quốc tế nầy có thể tham dự lễ Vésak 2008 với tư cách khách
mời của IOC.
Việc tổ chức khóa tu tại Hà Nội và tham dự Phật Đản Liên Hiệp Quốc, Làng
Mai đã phải bỏ ra nhiều công sức và phí tổn. Đúng như mong ước của chúng
tôi, sự hiện diện của đoàn Phật giáo quốc tế nầy đã tỏa ra nét đẹp tâm
linh của đạo Phật và đã đóng góp lớn vào sự thành công của Vésak 2008.
Sự thành công nầy rất có lợi cho đạo Phật Việt Nam, nhưng cũng là một
lợi lạc rất lớn cho đất nước Việt Nam về phương diện tự do tôn giáo. Cho
nên việc tạo ra các khó khăn cho phái đoàn, dù là khách quan, cũng không
nên.
Về đề nghị đổi tên nước, đổi tên đảng đã gặp nhiều phản ứng khắt khe,
cho rằng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã đi quá sâu vào bộ máy chính trị
quốc gia. Nếu nhìn vấn đề dưới góc độ « góp ý » thì điều đó ai cũng có
quyền đóng góp. Góp ý thường mang tính xây dựng, trong khi chỉ trích mới
làm cho người được góp ý cảm thấy khó chịu.
Phù Sa :
Trong lúc chuẩn bị Lễ Vésak 2008, Trung quốc đã có những áp lực gì đối
với Việt Nam ?
Thầy Nhật Từ :
Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa về Việt Nam, Trung quốc đã gởi công
hàm yêu cầu chính phủ Việt Nam tẩy chay và không cho phép thiền sư Thích
Nhất Hạnh vào Việt Nam. Khi thiền sư về tới Việt Nam, Trung Quốc gây áp
lực, yêu cầu chánh phủ Việt Nam trục xuất thiền sư ra khỏi lãnh thổ.
Về việc nầy, vị đại diện của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã cho biết
như sau :
Thiền sư Thích Nhất Hạnh phát biểu tại nước Ý về Tây Tạng là quyền tự do
ngôn luận của Thiền Sư, hơn nữa lời phát biểu được diễn ra ngoài phạm vi
lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước Việt Nam không thể cấm thiền sư và càng
không thể cấm khi lời phát biểu đó diễn ra tại nước Ý.
Còn việc khuyến cáo Nhà nước cấm thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam và
trục xuất thiền sư ra khỏi Việt Nam, là không thể chấp nhận được.
Vụ việc nầy, lập trường của chánh phủ Việt Nam rất rõ rệt. Chúng tôi
được phép mời tiến sĩ Mathieu Ricard, là Tăng sĩ cũng là nhà khoa học,
là người thân cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuyết trình với tư cách là
một trong những diễn giả chính của Vésak 2008.
Phù Sa :
Chúng con xin cảm ơn những lời giải đáp của Thầy và cầu chúc Thầy luôn
được bình an sức khỏe và an lạc tâm hồn trong việc giúp và làm đẹp cho
đời.
Thầy Nhật Từ :
Xin cảm ơn quý vị.
Xem lại phần 1
|
|