.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Vòi bạch tuộc Trung quốc
đã vươn tới tu viện Bát Nhã

  • DĐPNBN II - 6.05.2009 | Lê Thuận Hành

Công an Bảo Lộc đuổi Phật tử trong đêm 4 rạng 5.04.2009 tại tu viện Bát Nhã.

Lâu nay thời sự trong và ngoài nước quan tâm đến việc Hà Nội bị áp lực của Bắc Kinh, phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung quốc. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, các đảo trên biển Đông thuộc hai quần đảo Hoàng sa Trường Sa về tay Trung cộng. Gần đây hơn nữa là việc Trung Quốc áp lực với Hà Nội đưa hàng vạn công nhân (hay bộ đội?) sang khai thác Bô-xít ở Tây nguyên, mở Viện Khổng Tử ở Việt Nam… Dư luận khắp nơi lên tiếng phản đối, nhưng chính quyền vẫn một mực tuyên bố đó là những chính sách lớn của Việt Nam!

 

Bị Trung quốc chiếm đóng các quần đảo, Hà Nội chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Ngoài những tuyên bố yếu ớt chiếu lệ của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Dũng, Hà Nội đã không có bất kỳ một phản ứng tích cực nào. Người dân bức xúc trước cảnh Tổ quốc bị xâm lấn, thanh niên sinh viên đứng lên biểu tình, phản đối… thì bị chính quyền bắt giam để làm vừa lòng nước lớn anh em.

 

Việc nhà báo Điếu Cày bị bỏ tù bằng một bản án vu vơ “trốn thuế kinh doanh” để làm vừa lòng nước lớn Trung quốc xem ra chẳng khác mấy với việc quan quân triều Nguyễn đàn áp nghĩa quân, sĩ phu yêu nước để làm vừa lòng nước Pháp bảo hộ hơn thế kỷ trước.

 

Vụ việc tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng xét bề ngoài tưởng như chẳng liên quan gì đến những sự kiện chính trị trên, nhưng nhìn thật kỹ mới thấy thủ đoạn che đậy khôn khéo của nhà nước cộng sản Việt Nam!

 

Ban đầu người ta cứ ngỡ chuyện Bát Nhã là chuyện tranh chấp nhà cửa, đất đai của mấy thầy ở Lâm Đồng, (và được chính quyền đạo diễn theo chiều hướng đó) Đó là chuyện của thầy Đức Nghi, viện chủ chùa Bát Nhã, người đứng ra mời và bảo lãnh các thầy các sư cô làng Mai tu học và các thầy, sư cô thuộc tu viện Bát Nhã.

 

Nhưng khi được tin các thầy trong tỉnh giáo hội Lâm Đồng đứng ra bảo lãnh cho các thầy cô ở đây được tiếp tục tu học (khi thầy Đức Nghi từ chối bảo lãnh tiếp   14.10.08) và chỉ hai hôm sau sở Nội vụ tỉnh lại ra thông tư phủ quyết lý do là chờ Trung ương giáo hội và các bộ ngành ở Trung ương quyết định, thì người ta hiểu đây không còn là việc nội bộ của các thầy mà là chủ trương của nhà nước.

 

Lần thứ hai, các thầy trong BTS tỉnh giáo hội Lâm Đồng để các thầy cô thọ giới tại Đại Giới Đàn Bích Nguyên, nhưng rồi từ chối cấp giới điệp và mới hôm qua đây, Hòa thượng Pháp Chiếu, người từ trước đến nay vẫn tìm cách bảo vệ các thầy cô ở Bát Nhã, đã phủ nhận việc thọ và truyền giới của các thầy, sư cô tại Bát Nhã, tự đánh mất sự trung thực của mình thì chúng ta mới thấy áp lực của chính quyền, của công an tôn gíáo đè nặng lên các bậc tu hành như thế nào! Vụ việc Bát Nhã không còn là vụ việc nội bộ của các thầy như chính quyền muốn dàn dựng.
 

Bát Nhã và thầy Đức Nghi:

Chuyện khởi đi từ tháng 6, tháng 7 năm ngoái, khi công an xã Dambri ra lịnh đóng cửa tu viện, đòi trục xuất các thầy cô đang tu học tại đó vì thầy Đức Nghi, trụ trì chùa Bát Nhã không còn chịu bảo lãnh cho các thầy cô tu học theo pháp môn của Làng Mai nữa!

Người ta tự hỏi, vì sao thầy Đức Nghi từng sang Làng Mai tu học, nhận truyền đăng đắc pháp từ thầy Nhất Hạnh, tha thiết mời thầy Nhất Hạnh về lập tu viện ở Bát Nhã bây giờ lại đổi ý đòi cơ sở, để cho đệ tử của mình trực tiếp đánh phá Bát Nhã?

Thầy Đức Nghi đã từng bày tỏ tâm nguyện của thầy ở Làng Mai rằng thầy mong đi theo con đường mà thầy Nhất Hạnh mở ra từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Phương Bối. Thầy giải thích lẽ ra chùa Bát Nhã đã đặt tên là Phương Bối, nhưng vì tình hình lúc đó chưa thuận tiện nên mới đổi lại là Bát Nhã. Thầy mong mỏi Phương Bối sẽ tái hiện qua hình ảnh Bát Nhã…

Chính vì thế, thầy còn gởi nhiều đệ tử lớn của mình sang Làng Mai tu học nhiều lần. Thầy còn sang Mỹ, vận động tăng thân Làng Mai ở đó yểm trợ để xây dựng và phát triễn Bát Nhã theo như thầy mong muốn.

Thế mà bổng dưng thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy quay ngược 180 độ,  muốn trục xuất tất cả những thầy cô đang tu học tại Bát Nhã.

Có người nghĩ rằng thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy vì hám lợi mà đành làm chuyện bất nghĩa. Chuyện tranh chấp nhà cửa đất đai giữa một người trong nước đứng tên cho một người thân ở nước ngoài bỏ tiền ra mua là chuyện thường ngày ở huyện! Cái lợi làm tối mắt không những người đời mà cả người tu!

Cách giải thích đó có lý, nhưng không đủ sức thuyết phục bởi dù sao Thượng tọa Đức Nghi là người đã hằng chục năm trong chốn thiền môn và đã có hằng chục đệ tử. Thầy không lý vì chuyện danh và lợi mà bán rẻ lương tâm, bán rẻ tên tuổi của mình, để mọi người chê cười và nhất là để lại sự bất kính trong giới đệ tử của thầy cũng như trong giới đồng đạo, nếu không có những thế lực ma vương đằng sau thúc đẩy áp lực lên thầy!
 

Giải tán Bát Nhã vì thầy Nhất Hạnh làm chính trị?

Thầy Đức Nghi giải thích với mọi người, thầy không tiếp tục bảo lãnh các thầy cô ở Bát Nhã tu học là vì thầy Nhất Hạnh làm chính trị.

Lý do là trên Lá thư Làng Mai số 31, có công bố mười điểm đề nghị của thầy Nhất Hạnh với chủ tịch Nguyễn Minh Triết về tình hình đất nước, trong đó có những kiến nghị mạnh mẽ như đề nghị đổi tên nước, đề nghị tách chính trị ra khỏi tôn giáo, đề nghị bỏ Ban tôn giáo chính phủ…

Nhà nước Việt nam bực bội với những đề nghị mạnh mẽ đó nhưng chưa có cơ hội để đối phó.

Coi việc gởi kiến nghị xây dựng đất nước là một người làm chính trị, chính quyền Hà Nội đã vì quá lo sợ về chính trị.  Một tu sỹ tuy không tham gia chính trị nhưng có bổn phận và có quyền bày tỏ ý kiến, thái độ đối với các vấn đề của đất nước, của dân tộc. Nếu nói rằng những đề nghị của thầy Nhất Hạnh được phổ biến trên Lá thư Làng Mai số 31- đầu năm 2009 là hoạt động chính trị, thì sao nhà nước, giáo hội PGVN vẫn mời thầy Nhất Hạnh về nước tham dự đại lễ Vesak? Khẩu hiệu của nhà nước Việt Nam là Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc! Nhà nước thường hô hào, dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…thì ý kiến của thầy Nhất Hạnh cũng chỉ là phần đóng góp, bàn bạc của người dân, cũng chỉ nhắm tới mục đích có một độc lập, tự do hạnh phúc thật sự, chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu.

Thầy Nhật Từ trong khi trả lời Phù Sa về việc này đã nhận xét: …Về đề nghị đổi tên nước, đổi tên đảng đã gặp nhiều phản ứng khắt khe, cho rằng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã đi quá sâu vào bộ máy chính trị quốc gia. Nếu nhìn vấn đề dưới góc độ « góp ý » thì điều đó ai cũng có quyền đóng góp. Góp ý thường mang tính xây dựng, trong khi chỉ trích mới làm cho người được góp ý cảm thấy khó chịu (hết trích).

Nếu thầy Đức Nghi hay Ban tôn giáo chính phủ thật sự lo ngại chuyện một thầy tu làm chính trị thì tại sao hiện nay có nhiều tu sĩ các tôn giáo trong Quốc Hội, trong các Hội đồng Nhân dân các cấp? Nhà nước cơ cấu họ vào đó, không để làm chính trị thì làm gì khác, hay làm nghị gật cho nhà nước được tiếng là đủ các thành phần nhân dân? Và thầy Đức Nghi hết lòng làm con bài cho chính quyền, lấy Phật giáo để đánh phá Phật giáo, nhằm mục đích nào?  Để chuẩn bị một chỗ trong quốc hội hay một thành viên BTS GHPG nay mai?

Chúng ta nên nhớ là những kiến nghị thầy Nhất Hạnh gởi cho chủ tịch Triết từ tháng 5. 2007. Năm 2008, thầy vẫn được Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2008 mời về và là một trong ba diễn giả chính của Đại lễ. Điều đó cho thấy, lý do chính trị mà thầy trò thầy Đức Nghi muốn vin vào cũng như Ban Tôn giáo chính phủ muốn ám chỉ, không phải là lý do chính để xảy ra những rắc rối, dần dần trở thành những khủng bố tinh thần rồi đến những đối xử thô bạo tại tu viện Bát Nhã nếu chúng ta không thật sự nắm được những thủ đoạn đối phó với những người bất đồng chính kiến của chính quyền cộng sản.

Cộng sản Việt Nam thường trả thù, đối phó những ngưởi chống chế độ bằng những phương thức mờ ám, ném đá dấu tay! Vợ chồng nhà thơ Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ vì có những sáng tác phê bình chế độ mà bị giết bằng hình thức  tai nạn xe hơi. Nhà báo Điếu Cày bị tù không phải vì ông biểu tình chống Trung Quốc mà vì tội trốn thuế kinh doanh, Luật sư Lê Trần Luật, luật sư chính bào chữa cho các giáo dân vụ Thái Hà không được ra Hà nội bào chữa, không phải vì nhà nước cấm mà vì văn phòng của ông vi phạm pháp luật …thì chúng ta mới hiểu được những gì đàng sau sự kiện tranh chấp đất đai tại Bát Nhã.
 

Áp lực của Bắc kinh lên Hà Nội:

Tháng 3.2008 trong khi đang hoằng hóa tại Ý, trả lời đài truyền hình Ý về tình hình Tây Tạng, thầy Nhất Hạnh đã lên tiếng ủng hộ đức Đạt Lai Lạt Ma và dân tộc Tây Tạng. Thầy còn kêu gọi dân chúng Tây tạng kiên nhẫn, hy vọng về một ngày giành lại độc lập, vì chính dân tộc Việt Nam đã làm được việc đó sau một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ.

Những phát biểu đó của thầy Nhất Hạnh đã khiến chính quyền Bắc Kinh nổi giận, và họ sử dụng quyền hạn và sức mạnh mà họ đang có với Hà Nội để bắt Hà Nội tẩy chay, không cho thầy Nhất Hạnh về Việt Nam tham dự đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc, dù thầy Nhất Hạnh là một trong ba thuyết trình viên chính của đại lễ, theo lời mời của ban tổ chức. Chúng ta xem lại đoạn phỏng vấn của Phóng viên Phù Sa

Phù Sa : Trong lúc chuẩn bị Lễ Vésak 2008, Trung quốc đã có những áp lực gì đối với Việt Nam ?

Thầy Nhật Từ : Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa về Việt Nam, Trung quốc đã gởi công hàm yêu cầu chính phủ Việt Nam tẩy chay và không cho phép thiền sư Thích Nhất Hạnh vào Việt Nam. Khi thiền sư về tới Việt Nam, Trung Quốc gây áp lực, yêu cầu chánh phủ Việt Nam trục xuất thiền sư ra khỏi lãnh thổ.

Chuyện rõ như ban ngày. Bắc kinh đã trực tiếp nhúng tay vào nội tình Việt Nam. Bắc Kinh đã mượn tay Hà Nội để đối phó thầy Nhất Hạnh. Và thầy Đức Nghi là con chủ bài của chính quyền, của công an tôn gíáo.

Tuy vào thời điểm đại lễ Vesak, chính quyền qua lý luận của ông Khiêm, công nhận những quyền tự do phát biểu của thầy Nhất Hạnh, nhưng áp lực của Bắc kinh không đời nào để yên, khi khắp nơi trên thế giới, cộng sản Trung quốc vẫn thường làm áp lực với các chính phủ tây phương nếu họ tiếp đón ngài Đạt Lai Lạt Ma:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh phát biểu tại nước Ý về Tây Tạng là quyền tự do ngôn luận của Thiền Sư, hơn nữa lời phát biểu được diễn ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước Việt Nam không thể cấm thiền sư và càng không thể cấm khi lời phát biểu đó diễn ra tại nước Ý. Còn việc khuyến cáo Nhà nước cấm thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam và trục xuất thiền sư ra khỏi Việt Nam, là không thể chấp nhận được.

Vụ việc nầy, lập trường của chánh phủ Việt Nam rất rõ rệt. Chúng tôi được phép mời tiến sĩ Mathieu Ricard, là Tăng sĩ cũng là nhà khoa học, là người thân cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuyết trình với tư cách là một trong những diễn giả chính của Vésak 2008.

Mới đấy trên Phù sa cũng có đăng bài của tác giả Trần Khải. trong đó ông cũng đã trích dẫn nhận xét của „Giáo sư Tạ Văn Tài, người từng dạy tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, trả lời phóng viên Thanh Quang của đài RFA trong bài "Nguy cơ Trung Quốc đối với Việt Nam?" đã nói rằng Bắc Kinh dàn dựng được nhân sự cấp cao ngay ở Hà Nội, trích: "… trong giới lãnh đạo VN thì những người thân Trung Quốc có thể dùng sức mạnh của phe của mình để loại trừ những người không sợ Trung Quốc và chống báng Trung Quốc ra khỏi những chức vụ trong đảng hay trong chính quyền.

Trung Quốc xúi một phần trong lãnh đạo lật đổ bằng cách thí dụ như đưa ra Uỷ Ban Trung Ương hay đưa ra Quốc Hội bỏ cái chức của ông có vẻ chống Trung Quốc. Thành ra người này người kia ngó nhau, sợ nhau. Đó là cách Trung Quốc thao túng chính trường Việt Nam." (hết trích) ( PSN - 27.04.2009 | Trần Khải )

Bát Nhã thực sự là nạn nhân của thủ đoạn dùng người Việt đánh người Việt như các thời Minh thuộc, thời Pháp thuộc. Hà Nội tiến thêm một bước, dùng Phật giáo để đánh phá Phật giáo bằng những chiêu bài tranh chấp nội bộ… để che mắt dư luận và may mắn cho họ dễ dàng tìm ra những Giu-đa phản chúa, Đề Bà đạt đa bán Phật.
 

Giáo Hội PGVN ở đâu?

Vâng, điều đáng ngạc nhiên là một sự việc xảy ra tại Bát Nhã, liên hệ đến việc tu học của 400 thầy và sư cô, liên hệ đến hằng ngàn phật tử tham dự các khóa tu hàng tháng đang bị khủng bố, và nhất là niềm tin của giới Phật tử Việt nam ở khắp nơi là thái độ im lặng của các ngài trong GHPGVN!

Phật tử khắp nơi trông về các ngài, đọc trên trang nhà Phật tử Việt Nam suốt thời gian qua, chỉ thấy tin tức các thầy dự lễ khánh thành chùa nọ, hội thảo nơi kia… mà không hề thấy các thầy trong GHPGVN làm gì để che chở cho những đồng đạo của mình. Bốn trăm người từ bỏ đời sống thế tục để tìm theo con đường chánh pháp của Như Lai là mạng mạch tương lai không chỉ của riêng Phật giáo mà của cả dân tộc. Họ là những hậu bối còn rất trẻ, cái tuổi đáng lẽ xông hương ướp hoa để chạy theo những lạc thú ngoài đời nhưng họ đã từ bỏ tất cả, họ đi theo con đường mà các ngài đang đi vậy mà các ngài vì áp lực của thế tục lại ngoảnh mặt làm ngơ để chính quyền đàn áp, khủng bố sự tu học của họ. Dù ai có giả câm, giả điếc, giả mù thì cũng không thể chối bỏ một sự thực đó.

Làm sao các ngài có thể  nhẫn tâm lập lại những tuyên bố theo chân chính quyền, lặp lại những ý kiến của các ông Nguyễn Thế Doanh, Bùi Hữu Dược, để đàn áp các người đồng đạo? Họ có phải là những lãnh đạo tối cao của GHPGVN? Tại sao các ngài lại làm những việc đi ngược với chính pháp, khi không cấp giới điệp cho các thầy trong lúc các vị đó đã tham dự đúng mọi nghi thức, quy định của giới đàn?

Phải chăng các vị đang bịt tai, bịt mắt vô cảm như những cột đèn trước những bất công, bất nghĩa của thói đời đang xảy ra trên đầu những môn đệ của mình?  Các ngài tình nguyện làm những Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân cho chính quyền để bảo vệ danh lợi của thế tục, bảo vệ chiếc ghế đại biểu quốc hội, chủ tịch ban trị sự, ủy viên Mặt trận tổ quốc?
 

Đến đi thong dong:

Thầy Nhất Hạnh và tăng đoàn làng Mai đã làm những gì họ có thể làm được cho dân tộc, cho đạo pháp.  Hạt giống Yêu thương và Hiểu biết của đạo Bụt hiện đại đã được gieo xuống trên mảnh đất của quê hương. Hàng trăm vị xuất gia tu học, hàng chục vạn đồng bào, phật tử và không phật tử tìm tới tu học. Khắp nơi rộ lên những trung tâm thực tập thiền, quán trà thiền, cà phê thiền… Một không khí tu học mới lan tỏa trong đời sống xã hội. Thư pháp, báo chí, kể cả nhiều bài giảng của các bậc tôn túc cũng mang những nội dung, những thuật ngữ, những phương cách thực tập mà thầy Nhất Hạnh đã dày công phổ biến mấy chục năm nay. Đạo Phật Việt Nam đang đổi mới.

Thầy Đức Nghi có thể dùng cách này hay cách khác để lấy lại những cơ sở vật chất ở Bát Nhã. Chính quyền có thể dùng bạo lực để đóng cửa Bát Nhã. Nhưng tinh thần Bát Nhã chắc chắn sẽ cắm sâu vào lòng người Phật tử, vào lòng dân tộc. Chẳng biết từ lúc nào, thầy Làng Mai đã viết hai câu thơ:

Ta vẫn còn đến đi thong dong

Có không còn mất chẳng băn khoăn

Bước chân con hãy về thong thả

Không tròn, không khuyết một vầng trăng!

 

Trăng không biểu hiện trên bầu trời, không phải là trăng không có mặt.

 

Nhà nước và những thế lực ma đạo đang muốn xóa sổ Bát Nhã, trù tính chuyện chia cắt, phân tán các thầy, các sư cô đang ở Bát nhã về những nơi khác (chia để trị!) thậm chí muốn quý vị từ bỏ đời tu học của mình. Nhưng họ sẽ lầm.

 

Liệu rằng trong mười  mười lăm năm nữa, họ sẽ ngăn được sự ra đời của hàng trăm tu viện Bát Nhã khác, khi các thầy cô Bát Nhã bị phân tán mang hạt giống của Bát Nhã về ươm trồng ở các chùa chiền địa phương khác?

Một sư cô trẻ đã từng phát nguyện, không còn Bát Nhã thì đêm về con sẽ ngủ dưới gốc cây.

Thiền của Làng Mai là thiền ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống đời thường. Và pháp môn đó, lý tưởng đó đã được thực chứng qua những thử thách như sự cố của Bát Nhã đang hứng chịu.

 

Phát triển hay tàn lụi một tu viện, còn tùy thuộc nhiều nhân duyên. Cuộc đời vốn vô thường. Người Phật tử nhận rõ điều đó. Với Làng Mai, một cơ sở vật chất như tu viện Bát Nhã, không phải là chuyện sinh tử, chuyện mất còn.

Chuyện mất còn là hạnh phúc của người dân, chuyện tương lai của Phật giáo Việt Nam, chuyện độc lập, chủ quyền của đất nước.

 

Có một loại hoa mọc lè tè sát mặt đất, mọc khắp nơi, trong vườn nhà, ngoài bãi cỏ, trên đồi, dưới ruộng, từ Á sang Âu, hoa nở sắc vàng tươi như cúc, rất đẹp, tên gọi là Bồ công anh. Bồ công anh nở, nếu bất chợt có người dẫm nát hoa, cầm gậy đánh tan hoa, hoa sẽ tàn  nhưng hoa không bị diệt. Hạt giống của hoa theo gió bay xa, dính vào đất đến mùa lại lên hoa mới, đâu đó trong vườn nhà, ngoài bãi cỏ, trong công viên, vàng tươi sắc thắm, lặng lẽ, bình dị đến độ tầm thường, nhưng rất quý cho đời thường, cho người hữu bệnh.

 

Cuộc đời ngẫm ra có nhiều chuyện cũng tựa như hoa bồ công anh. Dân tộc Tây tạng là một loài hoa Bồ công anh. Người Việt hiện nay cũng đã và sẽ là bồ công anh.

 

Làm sao người ta có thể xóa sổ được Bát Nhã, khi ngay chính loài hoa nhỏ bé như Bồ công anh cũng không diệt được?

 

 

Lê Thuận Hành

 

Đây là ý kiến riêng của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.

 


PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh...  Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.