PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự cung Kremlin thời Staline

Staline, xa hoàng đỏ

Mặt trái của huy chương

Trong cuộc đi săn bằng thuyền máy với Nestor Laboka – Bí Thơ chi bộ Đảng Abkhazie – thình lình một tràng tiểu liên từ trong bờ biển bắn ra. Tên cận vệ Vlassik nhào tới Staline và xin phép trả đũa. Vừa bắn trả, chiếc du thuyền "Ngôi Sao Đỏ" vừa quay mũi chạy nhanh ra khơi. Ban đầu Staline tưởng đâu người Géorgie bắn chào mừng, nhưng rốt cuộc lại nghĩ khác.

Sau đó, Staline nhận được một thơ của lính biên phòng cho biết đã bắn loạt súng vì tưởng đâu tàu lạ. Lavrenti Beria, thủ trưởng mật vụ NKVD, đích thân điều tra một cách tích cực để đi đến những kết quả lấy điểm với Staline, đồng thời cũng để phá hoại uy tín của Laboka. Kết quả là nhiều lính bảo vệ bị đày đi Sibérie. Sau vụ mưu sát đó, Vlassik và Beria càng được Staline tin dùng.

Sau chuyến nghỉ ngơi lâu dài đó, "con chim cú cô đơn" (Staline) trở về Mạc Tư Khoa để sửa soạn đại hội "những người chiến thắng", vinh danh những thành công của chính mình trong bốn năm vừa qua. Mạc Tư Khoa có cảm tưởng như bừng dậy và vươn vai sau một cơn ác mộng dài. Nạn đói đã qua đi. Những vụ mùa đã có cải tiến. Hàng triệu người chết vì đói ăn đã được chôn vùi và bị lãng quên ở các làng mạc không còn hiện hữu trên bản đồ.

Cuối tháng Giêng, khi các đại biểu bắt đầu đổ về Mạc Tư Khoa để dự Đại Hội Đảng kỳ thứ XVII thì không thiếu gì đề tài để làm lễ. Tề tựu ở Mạc Tư Khoa là một cơ hội vui mừng lớn lao và một niềm tự hào đối với một ngàn chín trăm sáu mươi sáu đại biểu từ khắp nơi của "thiên đường lao động rộng lớn". Đại hội là cơ chế tối cao của Đảng, có nhiệm vụ bầu ra Ủy Ban Trung Ương để thế quyền trung ương cai trị cho đến kỳ đại hội tới trong vòng bốn năm sau. Nhưng, hồi năm 1934, đại hội đó chỉ là một trò hề lố lăng do Staline và Kaganovitch chủ xướng.

Thế nhưng dẫu sao đi nữa, một đại hội như vậy cũng có phần hữu ích lại tạo ra được niềm vui, không cho kẻ này thì cũng cho người khác. Có những cuộc gặp gỡ, có những dịp làm quen nhau, với một xứ sở rộng lớn thênh thang như vậy. Thế hệ Lê Nin còn nhiều, họ chưa chấp nhận Staline trọn vẹn, chỉ coi ông như là một người "sếp" chưa phải là "thần thánh" gì. Nên chi, trong cuộc hội ngộ đó cũng có những sắp xếp, những âm mưu.

Có nhiều nhà lãnh đạo địa phương bất mãn với cung cách điều hành đất nước của Staline. Họ tìm mẫu số chung để có động cơ lật đổ Staline, nhưng ai là người thay thế đây? Họ thấy Sergueï Kirov, một con người được lòng quần chúng, cương quyết và thuộc dân tộc Nga, là nhơn vật có khả năng nhứt. Thế nhưng, có dư luận lại cho rằng Kirov không đáp ứng tiêu chuẩn bôn-sê-vít, không phải là ứng viên có thể chấp nhận được.

Năm nghi, mười ngờ, cho rằng có một cái bẫy gì đây, Kirov thố lộ âm mưu đó cho Staline, kể ra những điểm bất bình và chối là không có ý định gì nắm giữ quyền lực tối cao.

Nhứt định là Staline phải cảm thấy địa vị của mình bị lung lay khi biết được các đồng chí lại không đồng ý về cái thế lãnh đạo của ông. Theo Mikoïan thì Staline biểu lộ một thái độ thù địch và hằn thù đối với toàn thề Đại Hội và nhứt định là đối với cả Kirov nữa. Kirov cảm thấy số phận mình bị đe dọa, nhưng cố gắng bình tĩnh. Còn Staline thì che đậy nỗi âu lo.

Trong hội trường Đại Hội, Kirov cố tình ngồi cùng với phái đoàn của ông, nói cười vui vẻ một cách tự nhiên, một thái độ mà Staline cho là mị dân và chọc tức. Cái gọi là "lễ mừng chiến thắng" của Staline mang lấy một màu sắc chua cay. Thế nhưng, con người chánh trị của Staline, với cung cách hành xử cố hữu, dường như phải sống ở đời để đấu tranh thường kỳ chống lại những kẻ bị ông ta cho là phản bội. Chưa có một nhà lãnh đạo chánh trị nào phải liên miên đương đầu với kẻ thù như Staline. Ông ta tự coi như là một hiệp sĩ lang thang của lịch sử, một mình một ngựa đi hoàn thành thêm một sứ mạng. Một dạng bôn-sê-vít của anh chàng cao bồi bí hiểm, hiên ngang tiến vào một thành phố thối nát của miền Viễn Tây.

Vậy mà, chẳng có một chỉ dấu nào để lộ những lấn cấn đó trong diễn tiến của Đại Hội. Ngày 26.1.1934, trong diễn văn khai mạc Đại Hội, Molotov tuyên bố: "Đất nước chúng ta đã có được một nền công nghiệp hùng cường, đã trở thành một quốc gia tập thể hóa, một quốc gia của chủ nghĩa xã hội vinh quang." Staline hết sức hài lòng khi nghe những kẻ thù của mình, mới cũng như cũ, ca ngợi một cách quá đáng, đề cao ông như là "một thống chế vẻ vang của lực lượng vô sản", "một con người kiệt xuất". Nhưng khi Kirov được mời lên bục diễn đàn phát biểu thì Đại Hội đứng lên hoan hô nhiệt liệt. Nhưng Kirov khéo léo tỏ lời ca ngợi Staline như là "nhà chiến lược đại tài đã giải phóng được công nhơn của đất nước ta và của cả thế giới".

Việc làm sau cùng của Đại Hội là bầu ra một Ủy Ban Trung Ương, một nghi thức thông thường rất đơn giản vì trong chế độ độc tài cộng sản nào cũng vậy. Những phiếu bầu được phát cho mỗi đại biểu cùng với một danh sách những ứng viên được ban bí thư (Staline và Kaganovitch) thiết lập sẵn. Ứng viên bị loại sẽ bị xóa tên, những ai còn lại kể như được đề cử. Ngày 8.2.34, ngày cuối cùng của Đại Hội, kết quả kiểm phiếu làm cho các đại biểu phải kinh ngạc. Kirov chỉ có vài ba phiếu tiêu cực, Kaganovitch và Molotov, mỗi người khoảng một trăm và Staline thì từ 123 đến 292 phiếu chống. Tất cả đều đắc cử một cách đương nhiên, nhưng lòng tự ái của Staline cũng bị chạm khá nhiều. Tình cảnh đó cho Staline thấy rằng ông phải phấn đấu đơn độc giữa những kẻ "gian trá đạo đức giả".

Khi Kaganovitch, người có trách nhiệm điều hành Đại Hội, được thông báo kết quả kiểm phiếu, tìm Staline ngay để hỏi phải làm sao. Hầu như chắc chắn là Staline ra lịnh tiêu hủy một số lớn những phiếu chống đối. Rốt lại, còn thiếu 166 phiếu. Ngày 10 tháng Hai 1934, kết quả kiểm phiếu được công bố. Staline được 1056 phiếu và Kirov, 1055, trên tổng số 1059 phiếu. Như vậy Staline đắc cử với 1 phiếu sai biệt.

Đương nhiên là Staline không mấy vui lòng với cái đa số quá khít khao đó. Ông ta dựng lên một kế hoạch để chận đứng thế đang lên của Kirov. Ông sẽ đưa Kirov từ Leningrade về Mạc Tư Khoa, với chức vụ bù nhìn là một trong bốn bí thơ của chủ tịch. Một cuộc thăng quan tiến chức quan trọng trên giấy tờ, nhưng trên thực tế là bị canh chừng và bị cách ly với môi trường chánh trị của Leningrade.

Dưới triều đại Staline, một sự bổ nhiệm ở trung ương không bao giờ được xem như là một sự chiếu cố. Dĩ nhiên là Kirov không vui lòng, phản đối lại sự thuyên chuyển đó. Nhưng, với Staline, từ chối như vậy là coi trọng quyền lợi bản thân hơn là lợi ích của Đảng, một tội ác nguy hiểm. Kirov dàn xếp với Staline để ở lại Leningrade, nhưng rốt cuộc cũng bị bổ nhiệm làm bí thơ thứ ba, nhưng lâm thời được ở tại Leningrade.

Kirov trở về Leningrade trong một tình trạng sức khỏe vô cùng bi đát, vừa bị cúm, vừa bị viêm phổi, lại tim đập mạnh. Bạn bè khuyên Kirov nên tĩnh dưỡng. Kirov thấy rõ là Staline không tha thứ cho Kirov điều mà Staline coi như là âm mưu lật đổ ông. Vậy mà, Staline cứ làm như ân cần với Kirov, đòi hỏi gặp Kirov thường hơn ở Mạc Tư Khoa.

Khi hai người gặp nhau ở Mạc Tư Khoa thì tiệc tùng linh đình, nhưng những trò đùa cợt giữa hai người để lộ sự thù nghịch với nhau. Cứ mỗi khi có dịp là Kirov tìm cách biến việc tôn thờ Staline thành một trò cười. Ngay trong những câu đùa giỡn bông lơn trong lúc chếnh choáng ngà ngà say giữa hai người cũng mang màu sắc giận hờn và căm thù được che đậy vụng về. Nhưng bề ngoài thì có vẻ như là hai người bạn yêu quý nhứt trên đời. Theo cách nói của thi sĩ Anna Akhmatova thì "những năm chay lạt" sắp kết thúc để nhường chỗ cho "những năm ăn thịt nhau".

Ngày 30 tháng Sáu năm 1934, có tin Adolf Hitler, thủ tướng vừa lên ngôi của Quốc Xã Đức, sát hại kẻ thù trong đảng Nazi, một thành tích mà Staline rất ngưỡng mộ. Nói với Mikoïan, Staline hết lời ca ngợi Hitler cho đó là một con người độc đáo, biết cách hành xử. Mikoïan rất ngạc nhiên khi thấy Staline khâm phục tên phát xít Đức, nhưng đừng quên rằng chuyện sát hại cũng là một thói quen thâm căn cố đế của những con người bôn-sê-vít.

(Còn tiếp)

 

Cố Nhân

Nguồn: "Une victoire et son revers", trong quyển "Staline, la cour du tsar rouge", của SS. Montefiore, nxb. Editions des Syrtes, 2005.

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.