.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

  Môi - Sinh

PSN - 14.12.2008 | Dr. Mai Thanh Truyết: Hoá học Dendro: Ứng dụng trong môi trường Hoá học dendro, hay dendrochemistry là một ngành hoá học ngay từ khi thành lập có mục đích khảo sát tuổi thọ của cây bằng cách phân tích các vòng tăng trưởng hàng năm. Nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhà hoá học đã tiến thêm một bước mới nữa là áp dụng nguyên tắc và kỹ thuật nầy để áp dụng vào việc nghiên cứu mội trường trong lòng đất và nước ở từng địa phương. Qua sự phân tích các thành tố có trong mỗi vòng "tuổi" của cây, chúng ta có thể hình dung được mức độ ô nhiễm nếu có, thời gian bị ô nhiễm, hay xa hơn nữa có thể truy tìm đến nguyên nhân gây ra ô nhiễm v.v…

 



PSN - 27.11.2008 :
Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang khuyến khích người tiêu thụ mua các sản phẩm trồng tại địa phương để giảm bớt các loại khí thải làm thay đổi khí hậu. Nhưng liệu thay đổi các loại thực phẩm có giúp đem lại hiệu quả hơn hay không? Câu trả lời là Có, theo như một bài đang trên tập san Khoa học và Công nghệ Môi trường. Theo tường trình của Thông Tín Viên Rosanne Skirble, bài báo này nói rằng các loại thịt heo thịt bò và các món ăn làm bằng sữa đã tạo ra gần phân nửa các loại khí gây hiệu ứng nhà kính từ những thức ăn mà một gia đình người Mỹ trung bình đã tiêu thụ...
 


PSN - 17.11.2008 : 10 nguyên nhân đứng đầu gây ô nhiễm môi trường Tổ chức bảo vệ môi trường Green Cross Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ đã bình chọn 10 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất trên thế giới. Sự xếp hạng này nhằm định hướng dư luận  chú ý đến những điều đang diễn ra hằng ngày mà thường bị lãng quên khi đề cập đến các vấn đề bảo vệ khí hậu và môi trường...
 


PSN - 25.10.2008 | Dr. Mai Thanh Truyết : Kỹ nghệ giấy với môi trường Kỹ nghệ làm bột giấy và giấy đang ngự trị trên thế giới do một số quốc gia sau đây chiếm hầu hết các doanh thu toàn cầu: 1- Bắc Mỹ có Hoa Kỳ và Canada, 2- Bắc Âu có Finland (Phần Lan) và Sweden (Thuỵ Điển), 3- Đông Á do Nhật Bản. Úc châu và các quốc gia Châu Mỹ La tinh đang phát triển đáng kể, Cũng như Trung Quốc và Russia (Nga) sẽ tăng trưởng kỹ nghệ nầy trong vài năm tới...
 



PSN - 8.10.2008 | Mai Vân - Trọng Nghĩa - RFI :
Hiểm họa thiếu nước sạch Kể từ ngày 18/08/2008, khoảng 2500 chuyên gia về nước đến từ 140 quốc gia trên thế giới đã tề tựu về Stockholm thủ đô Thụy Điển trong vòng một tuần lễ để tìm giải pháp đối phó với một hiểm hoạ đang đe dọa hành tinh. Đó là nguy cơ con người bị thiếu nước, đặc biệt là nước sạch để sử dụng. Đây là một nguy cơ rất lớn, nhưng lại ít được quan tâm...
 



29.09.2008 - Dr. Mai Thanh Truyết :
Sự chuyển dịch Ô nhiễm từ Trung quốc vào Việt Nam Trong những bài viết trước đây, chúng tôi đã trình bày về những huyền thoại và nghịch lý trong phát triển của TQ cũng như những sự lạm dụng môi trường có thể đưa đến những xáo trộn xã hội và chính trị trong tương lai. Việt Nam hiện đang rập khuôn theo TQ trong cung cách phát triển. Do đó, kết quả là trong hiện tại sức đề kháng của người dân ở hai quốc gia trên đã bắt đầu manh nha. Và cường độ phản kháng ngày càng tăng thêm...
 



15.09.2008 - Dr. Mai Thanh Truyết : Năng lượng thực vật cho tương lai, cây Jatropha Curcas Đứng trước viễn ảnh khủng hoảng năng lượng trong tương lai nhất là năng lượng dùng cho việc di chuyển, nhiều nhà khoa học trên thế giới từ hơn hai thập niện qua đã tập trung trí tuệ vào việc nghiên cứu và truy tìm nguồn năng lượng thay thế mới. Hiện tại, các nguồn năng lượng sau đây đã được ứng dụng ngoài xã hội như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ triều, khí biomass, và nhiều nguồn năng lượng tái sinh khác...
 


7.09.2008 - Dr. Mai Thanh Truyết : nh hưởng của chất phóng xạ, lên con người Vào ngày 5/6/2007, một vụ thất thoát 54,8 mg đồng vị phóng xạ Europium-125 tại Hà Nội. Cũng như gần đây nhất, ngày 30 tháng 7, hộp chứa nguồn phóng xạ gamma từ Ceasium-137 biến mất. Nguồn phóng xạ nầy dùng để đo mức xả tự động của lò clinker thuộc Cty Ciment Sông Đà, Hà lan. Qua những thông tin vừa kể trên, chúng ta thấy ở Việt Nam, việc kiểm soát an toàn phóng xạ chưa được lưu tâm đúng mức, do đó chưa được đặt trên căn bản tổ chức hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với những công nghệ hầm mỏ và công nghệ ciment...
 


 

31.08.2008 - Dr. Mai Thanh Truyết : Rác phóng xạ, phế thải ngàn năm Một loại phế thải độc hại đang làm bận tâm nhiều nhà làm chính sách, nhà khoa học trên thế giới ngày hôm nay là phế thải phóng xạ. Đây có thể nói chính là bộ mặt trái của nền văn minh nhân loại khi phát minh ra nguồn nguyên tử năng để tạo ra năng lượng tiêu dùng trên thế giới ngày hôm nay. Thông thường, bất cứ một sinh hoạt nào phát sinh hay sử dụng nguyên liệu phóng xạ đều thải hồi ra rác phóng xạ. Trong các hầm mỏ, nhà máy phát điện nguyên tử, trong kỹ nghệ quốc phòng, kinh tế, y khoa, hay trong nghiên cứu áp dụng tia phóng xạ đều sản xuất ra phế thải phóng xạ...
 


LIÊN HIỆP QUỐC: Nửa thế giới bị nguy cơ bất ổn thậm chí chiến tranh vì thiếu lương thực và nước ngọt trong 10 năm tới Theo tổ chức Millenium Project, sự tăng vọt của giá lương thực và năng lượng, sự khan hiếm của nguồn nước ngọt, cộng với thay đổi khí hậu, là các nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng bất ổn thường xuyên và khiến bạo lực nổ ra trong một thập niên tới..

 


Dr. Mai Thanh Truyết : Hóa chất và dược phẩm Trung quốc: Nỗi lo chung Trung Quốc (TQ) đang trên đà phát triển vượt bực nhất là trong những năm gần đây. Hiện tại, TQ là quốc gia thứ hai chỉ đứng sau Hoa Kỳ về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TQ tràn ngập khắp nơi. Nhưng chỉ trong vòng ba năm trở lại đây, kỹ nghệ hoá chất và dược phẩm TQ đã có những bước tiến nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hóa chất, sinh hoá, và dược phẩm và chi lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi...


Trẻ tinh khôn, lớn lên sẽ ăn chay Chuyên viên nghiên cứu người Anh vừa phát hiện ra một hiện tượng độc đáo và lạ kỳ. Họ nghiệm thấy rằng những đứa bé tinh khôn, lớn lên có nhiều khả năng trở thành những người ăn chay. Một công trình nghiên cứu đáng tin tưởng, căn cứ trên việc thử nghiệm với 8179 người nam nữ, tuổi khoảng ba mươi, mà thương số thông minh (QI) đã được trắc nghiệm hồi mười tuổi. Người ta thấy rằng trong số này có 4,5% ăn chay. Đặc biệt là những người có QI càng cao càng có triển vọng ít ăn thịt hơn...


Hoàng Hà trong cơn hấp hối Trung Quốc có 2 con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Dương Tử. Đạc biệt Hoàng Hà có vai trò to lớn trong lịch sử TQ. Có một lời truyền trong nhân gian TQ là “Khi Hoàng Hà thanh bình, thì TQ thanh bình”. Giờ đây dòng sông dài tới 3,400 dặm này không còn thanh bình như xưa. Dòng sông này, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy ra vịnh Bo Hai, đã sống sót hơn 2,000 năm nay với văn minh Trung Hoa, nhưng từ 50 năm qua, nó bị con người “tấn công” mọi mặt...


Mười bốn con đập Vân Nam, nguy cơ sống còn của Mékong ...Ảnh hưởng trên vùng xây đập: ngoài việc phải tái định cư dân chúng đang sống trên vùng xây đập, các công trình xây cất quy mô sẽ tàn phá sinh cảnh, phá hủy môi trường sống của các loài thú. Nước tù đọng từ các hồ chứa làm gia tăng các bệnh về nước - water-borne diseases (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sán gan do sên); nước hồ bốc hơi gây thay đổi khí hậu. Ngoài ra nước hồ chứa có thể bị rỉ thoát, làm đất xụp.  Và kinh hãi hơn nữa là các trận “động đất do hồ chứa - reservoir triggerred seismicity, Các nhà khoa học địa chất khảo sát những con đập lớn nhận thấy sức nặng thường trực của khối nước khổng lồ trong hồ chứa đã gây ra tình trạng mất cân bằng địa chấn, gây đứt đoạn lớp địa từng dưới đáy có thể làm vỡ cấu trúc toàn con đập...


Xử lý nước thải sinh hoạt để làm nước uống Đứng trước tình trạng khan hiếm nguồn nước ở các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, nhất là California, vài chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để cung ứng sự thiếu hụt nguồn nước cho cư dân trong vùng. Hai phương pháp hiện đang được ứng dụng hiện nay là: biến nước biển thành nước “ngọt” như ở thành phố Long Beach đang thử nghiệm; hoặc xử lý nước sinh hoạt gia đình (nước đã được dùng cho vệ sinh cá nhân, tiểu tiện,  và nấu nướng, giặt gịa v.v…). Phương pháp thứ hai hiện đang được nhiều nơi chiếu cố...


Ô nhiễm dược phẩm Bạn có biết Cơ quan Lạm dụng Thuốc men & Sức khỏe Tinh thần (Substance Abuse & Mentah Health Services) thuộc Bộ Y tế & Nhân dụng Hoa Kỳ đã khuyến cáo người dân đem tất cả các loại thuốc (dược phẩm) quá thời hạn, hay không còn dùng nữa trộn lẫn vào các túi phân mèo (kitty litter) trước khi cho vào thùng rác.

Khuyến cáo nầy đã làm trò cười cho nhiều người, ngay cả những nhà làm khoa học… Nhưng trên thực tế, đó là một trong những phương pháp hữu hiệu hiện nay để giải quyết vấn để ô nhiễm dược phẩm hiện tại. Mục tiêu của việc trộn lẫn dược phẩm trong phân mèo, hay xác cà phê sau khi lọc xong, hay mạt cưa là để tránh cho các dược phẩm nầy không đến tay những người có thể lạm dụng chúng được...


Nhập cảng phế thải độc hại vào Việt Nam ...Việc nhập cảng phế thải để biến thành nguyên vật liệu hay tái thành phẩm trở thành một kỹ nghệ không nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn, gần biển, gần biên giới Trung Quốc và Cambodia. Đa số các loại phế thải nhập cảng thường thấy là: giấy vụn đủ loại, giấy carton, các loại nhựa dẽo, vỏ bao nylon phế thải, chai nhưạ hoặc thủy tinh đã được dùng qua, thiết bị cũ, máy truyền hình, máy điện toán v.v…Hiện nay tình trạng nhập cảng ngày càng trở nên phức tạp và có thể nói hai cơ quan Hải quan ở Sài Gòn và Hải Phòng hòan tòan bị động vì tình trạng nầy...


Sự thay đổi khí hậu đưa tới chiến tranh, nạn đói PARIS, Pháp (AFP) - Hôm Thứ Sáu 18 Tháng Tư, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với các nước gây ô nhiễm carbon lớn nhất trên thế giới rằng tình trạng địa cầu ấm lên đang trở thành một động cơ đưa tới nạn đói, bất ổn và xung đột, với cuộc chiến tranh tại Darfur ở Sudan là một thí dụ cụ thể. “Sự thay đổi khí hậu đang gây một ảnh hưởng đáng kể lên nền an ninh,” ông Sarkozy nói trong một bài diễn văn với các bộ trưởng của 16 nền kinh tế mà tổng cộng chiếm tới 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sự khan hiếm nước và sự tranh chấp để giành đất trồng trọt và các nguồn lợi đánh cá đang nổi lên như “những thách đố lớn,” nhất là ở Phi Châu, ông nói. “Tại Darfur, chúng ta thấy hỗn hợp nổ này do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, đã thúc đẩy những người ngày càng nghèo khổ dời đi nơi khác để sinh sống, điều này sau đó đưa tới chiến tranh,”...


Ts. Mai Thanh Truyết : Tình trạng Môi Trường Việt Nam sau 32 năm ...Trước chiến tranh thứ hai, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam là 19 triệu mẫu chiếm 58% diện tích cả nước. Cho đến năm 1943 rừng chỉ còn lại 14,1 triệu mẫu (43%); và đến năm 1990 tình trạng càng tệ hại hơn nữa, diện tích rừng chỉ còn 9,1 triệu mẫu (27,7%). Theo báo cáo năm 2002 của Ngân hàng Thế giới (WB), kễ từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ được ước tính là 2 triệu m3. Ngoài ra còn phải kể đến việc cháy rừng vào mùa khô và việc chuyển đổi rừng trong việc nuôi tôm như vùng rừng tràm, đước ở Cà Mau...


Ts. Mai Thanh Truyết : Đôi đũa "lệch" của Trung quốc Đũa là một dụng cụ dùng để gấp đồ ăn thông dụng đối với Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, và Đại Hàn, so với nĩa hay dùng bàn tay của các dân tộc Tây phương hay dân tộc có đạo Ấn, Hồi hay Islam. Có thể nói gần 1/3 dân số trên thế giới dùng đũa để ăn. Đối với bốn quốc gia kể trên, đũa dự phần quan trọng vào văn hoá ẩm thực của người dân. 
Người Trung Quốc (TQ) đã bắt đầu dùng đũa trên 3.000 năm trước. Tiếng TQ cỗ gọi đũa là “Zhu”, và tiếng hiện tại là “Kuaizi”. Theo lịch sử TQ, đũa đã được xử dụng từ triều đai Thương (Shang) (từ năm 1600 trước Thiên Chúa).


Gs. Thái Công Tụng : Tứ đại trong vũ trụ và trong con người Gió, đất, lửa, nước là 4 chất lớn trong vũ trụ nên gọi là Tứ Đại theo Phật giáo. Thực vậy, từ giây phút thành lập đầu tiên của Trái đất mà các nhà khoa học gọi tên là Big Bang: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi cho đến nay, trái đất già đến 4 tỷ năm, sinh ra trong những điều kiện thiên nhiên rất khác với ngày nay, với các tinh vân họp lại, đụng phải nhau, xoáy tròn tạo ra lâu dần nguội lại. Suốt một khoảng thời gian rất dài, với  nhiều đá phun trào từ lòng trái đất, với mưa rơi mưa rơi, bào mòn, xói lở... Rồi Trái Đất bị nguội lại dần. Khi ta nóí Trái đất nguội lại dần, như vậy có thể nghĩ ngay đến yếu tố Lửa với Mặt Trời, rồi đá biến thành Đất, mưa rơi đại dương thành lập là Nước, không khí là Gió họp thành Tứ Đại trong vũ trụ...


Ts. Mai Thanh Truyết : Mội trường và năng lượng tương lai Năng lượng chúng ta đang tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ thiên nhiên, cần phải kể đến than đá, than bùn, dầu hỏa, và khí thiên nhiên. Do nhân tạo, có nguồn năng lượng từ thủy điện còn được gọi là than trắng, nguồn nguyên tử năng, và năng lượng từ gió và từ ánh sáng mặt trời.  Đối với các tài nguyên thiên  nhiên thuôc nhóm thứ nhất, theo ước tính thì khoảng độ 80 năm nữa, các nguồn năng lượng trên sẽ bị cạn kiệt vì con người đã và đang tận dụng tối đa, và với mức độ cấp số nhân  nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Do đó, ngay từ bây giờ nếu không chuẩn bị để nghiên cứu hay truy tìm những nguồn tài nguyên về năng lượng mới, thế giới sẽ đi dần đến sự tự hủy diệt...


Gs. Thái Công Tụng : Môi trường và sự sưởi ấm toàn cầu Hàng ngày đọc báo khi nào cũng có tin tức về môi trường : chỗ này bão lụt, chỗ kia cháy rừng, này là kẹt xe hàng cây số trên xa lộ, nọ là ô nhiễm nước v.v... Chỉ lấy một ví dụ ngẫu nhiên. Chỉ riêng trong một tờ báo La Presse ngày 7 Novembre 2007 đã có đến 3 đề tựa :
- Jamais les pays riches n’ont autant pollué
- L’Europe demandera au Canada de réduire ses gaz à effet de serre de 30%
- L’air de Thetford pollué par l’amiante



Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski* :
Người Việt, rừng và nạn phá rừng Cho đến đầu thế kỷ XX, nạn phá rừng chủ yếu là do các dân tộc ít người sống ở miền núi gây ra chứ không phải do người Việt mà tuyệt đại đa số chỉ sống ở đồng bằng và từ xưa rất sợ các vùng rừng núi "ma thiêng nước độc". Nỗi sợ đó gắn liền với một số tín ngưỡng về thần núi, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cây thiêng, ma mộc... Từ hơn bốn mươi năm nay, để giảm bớt mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng cũng như các đồng bằng duyên hải Trung Bộ, các chính quyền kế tiếp nhau ở Việt Nam đã ra sức đưa dân lên định cư ở miền núi Bắc Bộ và nhất là ở Tây Nguyên....


Gs. Thái Công Tụng :
Thế nào là 4 D trong toàn cầu hoá - Khi trận đá bóng chung kết giữa hai đội Pháp và Ý diễn ra ở Berlin tháng 7 năm 2006, trước con mắt hàng tỷ người trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, ta thấy trong đội cầu Pháp có đến một nửa là dân da đen và dân Bắc Phi !

- Nghe tin tức quốc tế qua CNN của Mỹ, BBC của Anh, TV5 của Pháp, thì hình ảnh một sự cố nào đó mới xảy ra vài phút trước đó ở một nơi xa xăm trên hành tinh Trái Đất thì trên màn truyền hình, màn máy tính đã thấy hiện ra ngay, vừa hình ảnh, vừa tiếng nói...


Gs. Thái Công Tụng :
Môi trường và sức khoẻ người lớn tuổi
Thời tuổi trẻ thì giáo dục là trung tâm còn đến tuổi già thì trung tâm phải là sức khoẻ. Hai vấn đề giáo dục và sức khoẻ chính là bận tâm nhất của chính phủ Quebec hiện nay nên trong ngân sách hàng năm của Quebec, hai bộ chiếm ngân sách nhà nước nhiều nhất chính là bộ Giáo Dục và bộ Y tế.

Xã hội Tây phương càng ngày càng lão hoá vì tuổi thọ càng ngày càng tăng do nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng người càng già thì chi phí y tế càng nhiều hơn vì người già thì dĩ nhiên hay đau ốm hơn.


Ts. Mai Thanh Truyết :
Thực phẩm chuyển đổi yếu tố di truyền Có thể nói rằng ngày hôm nay còn rất nhiều người vẫn không lưu ý đến các loại thực phẩm dùng hàng ngày có sự hiện diện hay không các yếu tố chuyển đổi di truyền. Các loại thực phẩm nầy còn có tên là thực phẩm ma (Frankenstein foods). Theo ước tính của Greenpeace, một NGO quốc tế lưu tâm về cuộc cách mạng xanh cho thế giới trên thị trường hiện có khoảng 60% thực phẩm thuộc mọi thể dạng được chế biến bằng nguyên liệu có chứa yếu tố chuyển đổi di truyền.


Gs. Thái Công Tụng :
Hỡi anh đi đường cái quan ...

Con đường cái quan, chạy dài từ Bắc vô Nam, xuyên qua các đồng bằng duyên hải miền Trung, xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:

Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại  em than đôi lời
Đi đâu vội lắm ai ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà


Ts. Mai Thanh Truyết :
Năng Lượng Hydrogen Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn cho công nghệ năng lượng trong tương lai. Đây là một tiềm năng để cho tất cả những nghiên cứu hiện tại chú tâm vào như khả năng truy tìm nguồn nguyên liệu thay thế xăng dầu trong vận chuyển như hơi đốt, rượu ethanol, điện, hydrogen, hay một hay nhiều hổn hợp của các loại năng lượng vừa kể trên.


Gs. Thái Công Tụng :
Các quần xã thực vật trên thế giới
 Nếu có ai hỏi hãy tìm chỉ một cá thể duy nhất vừa bảo đảm đất giàu, vừa điều hòa được nước và lụt, vừa phát sinh hơi nước, vừa tồn trữ cacbon, vùa thanh lọc không khí, vừa điều hòa nhiệt độ, vừa chứa động vật và thực vật, vừa làm đẹp cảnh quan thì chắc hẳn câu trả lời đó là một cây và cây lại là một phần của rừng. Trái Đất xưa kia rất nhiều rừng; rừng che phủ mọi nơi; chính do sự mục rửa cây cối trong những điều kiện nhất định đã tạo nên dầu hoả, mỏ than. Con người từ thời mới phát sinh ra cách đây mấy trăm ngàn năm cũng phải dựa vào rừng mà sống: văn minh du mục, sự săn bắn, củi đốt trong hang đá, làm nhà, đau ốm đều nương vào rừng. Không rừng, con người không có nguyên liệu, không muông thú để săn bắn.. Trong bài quốc ca của Việt Nam thời trước 1945, còn gọi là Đăng Đàn Cung, có câu hát:


Gs. Thái Công Tụng :
Tài nguyên tái tạo được của tỉnh Thừa Thiên

Không thể chối cãi rằng hiện nay, tài nguyên tái tạo được của Thừa Thiên bị nhiều chấn thương quan trọng do nhiều yếu tố; ngoài yếu tố thiên tai, con người đã tác động xấu đến môi trường do sức ép dân số nên sự cân bằng sinh thái bị đảo lộn, trên núi với hiện tượng xói mòn, duyên hải với sa mạc hoá, đồng bàng với nhiễm mặn.
Cải thiện môi trường đòi hỏi một tiếp cận sinh hệ, xem môi trường như một hệ thống gồm nhiều yếu tố có tương quan lẫn nhau; cái này dẫn đến cái kia, do đó muốn cải thiện môi trường, phải tác động lên toàn bộ và đồng thời mới có hiệu năng. Tiếp cận sinh hệ nhằm bảo vệ và ngăn ngừa các hậu qủa tai hại trước khi hậu qủa xấu xảy ra và không phải chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là sản xuất mà còn phải kết hợp với các chức năng khác như giải trí ngoài trời, du lịch sinh thái, bảo vệ chất đẹp, chất thơ, chất hồn, nhưng cũng quan tâm đến nhu cầu kinh tế chính đáng của các cộng đồng sống quanh hệ sinh thái, nói khác đi, khai thác tiềm năng phát triển của Thừa Thiên, là vừa khai thác khoa học tài nguyên thiên nhiên trên các miền đất đai khác nhau, vừa tôn trọng cân bằng sinh thái, có như vậy thì mới có sự phát triển lâu bền.


Gs. Thái Công Tụng :
Môi sinh trong kinh A Di Đà

Trong rất nhiều kinh Phật, thiết nghĩ Kinh A di Đà đề cập đến môi sinh nhiều nhất và liên hệ giữa môi sinh và cõi Cực lạc.
Thực vậy, hãy ghi dưới đây vài đoạn chính trong kinh:
'Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, nước Cực lạc có 7 trùng lan can, 7 trùng màn lưới, 7 trùng hàng cây, những trùng trùng đó bằng 4 ngọc báu, vây bọc xung quanh, thế nên nước kia gọi là Cực lạc.
Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, cõi Cực lạc có hồ ao bảy báu, nước tám công đừc tràn đầy trong ấy. Lại lấy cát vàng trải khắp đầy ao . ...Hoa sen màu xanh toả ánh sáng xanh, hoa sen màu vàng tỏa ánh sáng vàng, hoa sen màu đỏ toả ánh sáng đỏ, hoa sen màu trắng toả ánh sáng trắng, các hoa sen ấy có những hương vị thanh khiết vi diệu. Này Xá-lỵ-phất, cõi nước Cực lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế !


Ts. Mai Thanh Truyết :
Sự Hâm Nóng Tòan Cầu
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay...


Ts. Mai Thanh Truyết :
Năng Lượng Mặt Trời
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim (1/2007). Tình trạng hiện nay đã đánh dấu sự cáo chung của một thời đại vàng son trong việc xử dụng nguồn năng lượng dầu thô nầy. Các nhà làm khoa học trên thế giới từ nhiều năm nay đã bắt đầu nghiên cứu những nguồn tạo ra năng lượng khác trong đó việc khai thác năng lượng mặt trời và gió đang được phát triển rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết nầy đặt trọng tâm vào nguồn năng lượng mặt trời...


Ts. Mai Thanh Truyết :
Năng Lượng Gió
Ngoài năng lượng mặt trời, năng lượng gió là một năng lượng thiên nhiên mà loài người đang chú trọng đến cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong tương lai. Hiện nay, năng lượng gió đã mang đến nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên nếu muốn đẩy mạnh nguồn năng lượng nầy trong tương lai, thế giới cần phải hoàn chỉnh thêm công nghệ nầy cũng như làm thế nào để đạt được năng suất chuyển gió thành điện năng cao để từ đó có thể hạ giá thành và đi sâu vào thị trường cạnh tranh với những nguồn năng lượng khác...


Ts. Mai Thanh Truyết :
Năng Lượng Từ Rượu
Từ hơn một năm qua, giá xăng dầu tiếp tục tăng dần trên thế giới và hiện tại vẫn chưa có chỉ dấu nào cho thấy sự sụt giảm trong tương lai gần đây. Có những nguyên do chính để giải thích hiện tượng nầy. Đó là tình hình chính trị chung trên thế giới đang bất ổn với cuộc chiến tranh Iraq, và cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng nếu nhìn xa hơn nữa, thế giới đang lo ngại trữ lượng toàn cầu đang có nguy cơ bị cạn kiệt.


Ts. Mai Thanh Truyết :
Năng Lượng Hạch Nhân
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến. Tiến trình toàn cầu hóa trong phát triển chung khiến cho hầu hết lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốâc gia hậu kỹ nghệ cần phải ngồi lại để tìm ra những biện pháp chung hầu giải quyết vấn đề cốt lỏi của con người. Đó là năng lượng cần thiết để phát triển.


Gs. Thái Công Tụng
Bàn về cái nghèo
Còn nhớ trong một bài thơ chúc Tết của Tú Xương có câu thơ:
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bê' nhau lên nó ở non
Những nhà thơ, nhà văn thường cảm ứng nhanh với thời cuộc. Thực vậy, hai câu thơ đã lột tả sinh động 3 vấn đề xã hội quan trọng, dù bài thơ đã được viết non  gần 90 năm trước. Đó là sự đô thị hoá (phố phường chật hẹp), nạn nhân mãn (người đông đúc) và phá rừng (nó ở non). Mà cả 3 hiện tượng này có tương quan mật thiết với nhau và lại kéo theo nhiều vấn đề khác.


Gs. Thái Công Tụng
Làng mạc và nông nghiệp Việt Nam
Khi đề cập đến làng mạc Việt Nam, nông thôn Việt Nam, ta liên tưởng ngay đến những lũy tre xanh, những con sông dài, những cổng làng, đồng ruộng v.v... Nhiều thi ca rãi rác đây đó trong kho tàng văn học Việt cũng nói lên điều đó. Mọi người Việt cũng xuất phát từ làng, rồi mới lên tỉnh.
Với nhà thơ tiền chiến Hồ Dzếnh
:
Làng tôi thắt đáy lưng tre
Sông dài cỏ mượt đường đê tứ mùa
Nhịp đời định sẵn từ xưa
Ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng giêng...


Gs. Thái Công Tụng
Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên, đặc tính địa lý và đa dạng sinh học
Người du khách sau khi rời huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tình, sẽ vượt qua Đèo Ngang được bất hủ hoá qua bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để  vào địa phận tỉnh Quảng Bình. Từ Đèo Ngang trở vào mãi cho đến Chân đèo Hải Vân, đó là vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên, một sinh hệ tự nhiên có 5 điểm đặc thù sau đây khiến đồng bằng này khác hẳn các đồng bằng khác của miền duyên hải Trung Việt :


Gs. Thái Công Tụng
Non cao tuổi vẫn chưa già
Khi nói "non cao tuổi vẫn chưa già" (Tản Đà) dĩ nhiên là nói tượng trưng, nói theo nghĩa bóng. Nói theo nghĩa đen và nếu so với tuổi đời người thì các ngọn núi đều già. Thực vậy, với câu thơ:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy
Cuộc phù du trông thấy cũng nực cười
cho thấy đời người nếu sống đến 100 tuổi thì cũng dài ba vạn sáu ngàn ngày chứ thực ra, tuổi thọ con người chỉ chừng 75 tuổi với đàn ông và 81 tuổi với đàn bà. Nguyễn Du há chẳng phảì sử dụng chữ trăm năm nhiều lần trong thi phẩm bất hủ của cụ :

 

GIỮ
THÂN
CHO
MẸ

 VỚI SỰ CỘNG TÁC CỦA :

Giáo sư THÁI CÔNG TỤNG | Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT | Cùng nhiều tác giả khác ...

Giáo sư THÁI CÔNG TỤNG

Kỷ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse. Tiến sĩ Thổ Nhưỡng học và giáo sư Đại học Nông Lâm, Đại Học Văn Khoa Saigon, Dalat. Trước 1975 là Giám Đốc Viện Khảo cứu Nông Nghiệp Bộ Canh Nông. Sau 1975, định cư tại Canada và là chuyên viên các tổ chức quốc tế tại nhiều xứ thuộc miền Caraibes (Haiti), Đông Phi (Rwanda),  Tây Phi (Guinée-Bissau, Guinée-Conakry),  miền Sahel (Mali, Niger), Nam-Á (Népal).

Đã xuất bản nhiều tài liệu đăng trong các tạp chí (Định Hướng, Đi Tới, Truyền Thông, Tiếng Sông Hương v.v)  Tác giả sách giáo khoa Thổ Nhưỡng học (Nhà xuất bản Lửa Thiêng 1972 in tại Saigon). Hiện hồi hưu và là chủ bút tập san VIETNAMOLOGICA, một tập san chuyên nghiên cứu về Việt Nam học.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.