Phan
Thanh Tâm:
Hai tập
thơ tù, Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh
Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay, Việt Nam là
nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được
nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây,
biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy. Tuy thế, hầu như
mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục
của Nguyễn Chí Thiện và Nhật Ký Trong Tù của
Hồ Chí Minh...
Phạm Tuấn Xa:
Ngộ nhận
Biết lừa chơi bóng giỏi
Giỏi lừa chơi cờ hay
Mưu cao lừa được giặc
Độc đoán lừa người ngay...
Bùi Tín - Paris:
Đất
nước lâm nguy! Màn cuối của một cuộc xâm lược
Sáng qua 22 tháng 12-2008, các quan chức chính phủ Việt - Trung tề tựu
tại "cửa khẩu Hữu nghị" - còn được gọi là Ải Nam Quan - , để làm
lễ cắm cột mốc số 1116, tiêu biểu cho việc cơ bản hoàn
thành việc cắm gần 2000 cột mốc (gồm có 1533 cột mốc chính và gần 400
cột mốc phụ) dọc 1400 kilômét biên giới Việt - Trung trên bộ. Trong
vài ngày nữa - "trước khi năm 2008 kết thúc" - theo đúng hạn định
trong nghiêm lệnh của Bắc kinh, được sự cúi đầu cam kết vâng lệnh của
Hànội, họ sẽ còn làm lễ ký Nghị định thư kèm theo là
tập bản đồ cực lớn, trên đó vẽ rõ toàn đường
biên giới, đánh dấu việc hoàn thành trọn vẹn việc phân giới trên bộ...
Nguyễn
Hữu Liêm - California:
Của
Ananda và Perter: Khi thân xác chối từ
Trong dịp hai lễ Thích Ca Thành Đạo và Jesus Giáng Sinh vào cuối năm,
chúng ta hãy tìm đọc kinh Phật và Chúa để chiêm nghiệm lại một vài ý
nghĩa của cơ sự làm người. Có những mẫu chuyện mà có lẽ nhiều người
trong chúng ta đã nghe và đọc qua rồi, nhưng ý nghĩa ẩn dụ vẫn còn dấu
kín. Sau đây là hai câu chuyện của Ananda và Peter - đôi cột trụ lớn
của hai truyền thống đạo lý trọng yếu của nhân loại. Ananda là của
Đông phương; Peter Tây Phương. Mỗi nhân vật là một hiện thân từ chữ
Đạo, tuỳ duyên mà ứng hiện trong sự lớn lao vô cùng huyền diệu về hiện
tượng con người...
Dr.
Nguyễn Văn Trần - Paris :
Tôi đi
lượm lá bồ đề
Sau khi khối cộng sản sụp đổ, mọi người nghĩ rằng nhân loại từ đây sẽ
được sống an lạc thái bình. Không ngờ sau đó chẳng bao lâu, bạo loạn
do tranh giành quyền lợi ở các nơi nổi lên làm cho đời sống của nhiều
dân tộc bị mất tự do. Mà tự do là cốt lõi của sự sống. Tất cả các vấn
đề của quốc gia hay của thế giới đều qui về sự sống. Như vậy mới biết
có điều hòa được sự sống, có giải quyết được vấn đề sống cho con người
của mỗi quốc gia thì thế giới mới có hòa bình...
Gs.
Nguyễn Lân Dũng :
Những vấn đề cấp bách đối với nông nghiệp nước ta
Trong lá thư gửi Thủ tướng Chính phủ, nông dân Lê Văn Lam ở Đồng Tháp
đã viết: Tính từ năm 2007 thì giá phân bón đã tăng lên đến 200%... Do
hầu hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không thể trữ
lúa chờ giá tăng, tâm trạng chúng tôi hiện giờ như đứa trẻ đứng trước
mâm cỗ mà không được ăn…Hằng ngày chúng tôi luôn phải tiếp xúc với các
loại hóa chất độc hại, dãi nắng dầm mưa để chăm sóc cho cây lúa, nhưng
chúng tôi không mong gì hơn, chỉ hy vọng nhận được phần mà mình xứng
đáng được nhận. Đúng như vậy, nhiều nơi nông dân nói hiện đang là con
nợ của các ngân hàng và của cả những người cho vay nặng lãi. Nhiều gia
đình sau khi thu hoạch lúa có tới 2/3 số tiền thu được đã phải dùng để
trả nợ, chỉ còn 1/3 dùng để xoay xở chờ cho đến tận vụ sau. Nhiều nông
dân đã phải trả lại đất vì làm ruộng không đủ sống...
Đại tá QĐND Phạm Quế Dương :
Gian nan một
hội chưa thành
Đầu năm 1990, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức
cuộc hội thảo về đa nguyên, đa đảng do ông Trần Xuân Bách, lúc ấy làm
thường trực Ban bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì. Cuộc
hội thảo có sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học, chính trị tham
gia. Khi ấy, tôi làm Ủy viên thường trực của tờ Tạp chí Khoa học và
Tổ Quốc, cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam, tôi cho đăng tin về cuộc hội thảo này, bản tin do văn
phòng của Liên hiệp gửi, số tháng 03/1990...
Bùi
Tín :
Quan
hệ Việt-Trung: Mười tám năm Bắc thuộc đã quá đủ!
Quan hệ Việt - Trung từ xa xưa đến nay luôn có ý nghĩa chiến lược mang
tính chất quyết định đối với đất nước ta. Cứ khi nào chính quyền ta có
lập trường tự chủ tự cường, đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, thì
nền độc lập được giữ vững, đất nước phát triển thuận hoà, mọi âm mưu
xâm lấn bị đẩy lùi. Hiện nay tình hình không được như thế; còn rất
đáng lo ngại...
Dr. Nguyễn Thanh Giang :
Nghĩ về việc truy tố hai nhà báo
Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải
...Em bé cũng có quyền kể với
mẹ, cô bảo mẫu này hiền, cô kia đối xử không công bằng. Thính giả phải
được khen chê bài hát hay, dở và cho điểm bình chọn ca sỹ. Người nông
dân nên được phẩm bình chủ trương cho lập sân gôn bừa bãi chứ không
nên chỉ kể với cấp trên tỉnh tôi nhỏ nhưng có 13 sân gôn. Không cho nhà báo được bình
luận khác nào moi óc họ vứt đi, chỉ để lại các ngón tay điều khiển máy
ghi âm và bấm máy chụp hình !
Hoa Lư
:
Khắc tên 16 nghìn tiến sĩ,
xin can, xin can !
...Mấy hôm nay nghe chuyện nước ta dự định thành lập Trung tâm bảo tồn
di sản tiến sĩ Việt Nam thời hiện đại. Họ định dành mười mấy hecta cho
“Văn Miếu” khác, ghi danh các tiến sĩ thời nay, có cả rùa đội bia đá
khắc tên các nhà khoa học. Tôi thấy run. Đàng hoàng là tiến sỹ, tên
mình có thể được xét. Bà mẹ già 88 tuổi nghe tin này, sợ cụ không qua
khỏi…vì mừng. Vì thế, tôi “cắn cơm cắn cỏ”, lạy các chư vị đừng cho
tôi lên lưng rùa vì muốn mẹ tôi sống trăm tuổi...
Ts.
Chu Hảo :
Không có tư duy phản biện,
không phải là trí thức!
...Để có một tầng lớp trí thức với đầy đủ các ý nghĩa cần có
hai điều kiện. Thứ nhất là một nền giáo dục quốc dân lành
mạnh, tức là phải tạo ra những con người có tư duy phê phán
độc lập và có nhân cách văn hóa. Tiếc rằng đây là vấn đề đã
tồn tại hàng chục năm qua. Thứ hai, phải có môi trường tinh
thần lành mạnh. Môi trường này chính là cơ chế dân chủ để đảm
bảo cho tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo khoa học. Trong
Nghị quyết, cũng có xu hướng đề cập đến vấn đề này nhưng tôi
nghĩ có lẽ chưa được như mong muốn của tầng lớp trí thức nói
chung. Vấn đề là tạo điều kiện để tầng lớp trí thức tự hình
thành chứ không thể gò ép bằng những mệnh lệnh hành chính
khiên cưỡng...
Bùi
Tín :
Từ thời cơ vàng đến thảm
họa đen
"Thời cơ vàng"
và "thảm hoạ đen" là 2 khái niệm của ông Nguyễn Trung thường
dùng trên báo mạng Tia Sáng ở Hànội từ 3 - 4 năm nay ...
Theo ông Nguyễn Trung, nước ta bước vào thế kỷ 21 với nhiều thời
cơ thuận lợi quý hơn vàng. Hoà bình, thống nhất,
mở cửa, đổi mới, thời đại của nền kinh tế tri thức, cuộc cánh mạng
thông tin với computơ, internet, vị trí đất nước nhiệt đới dựa vào
Trường Sơn nhìn ra Thái Bình Dương, gia nhập Tổ chức WTO, một dân tộc
nhiều sinh lực, trẻ, cần cù cầu tiến... là những nhân tố thuận lợi tạo
nên thời cơ vàng ngay trước mắt của nhân dân ta.
Bùi
Tín :
Không thể
được ! hơn 10 ngàn nhà báo Việt nam bị bịt miệng, trói tay !
Mấy tháng nay, báo chí Việt nam đang sống dở chết dở. Bộ
thông tin truyền thông và Bộ công an ở Hànội đang dơ cao dùi cui
chuyên chính đe doạ và trừng phạt đội ngũ các nhà báo, gồm có hơn 10
ngàn người, từ báo hàng ngày, báo hàng tuần, báo hàng tháng, báo viết,
báo nói, báo ảnh, báo vô tuyến truyền hình. Hai nhà báo Nguyễn Việt
Chiến, Nguyễn Văn Hải của báo Thanh Niên và Tuổi
Trẻ đã bị bắt giam, vẫn chưa được xét xử. 7 nhà báo bị rút thẻ
nhà báo, rơi vào cảnh thất nghiệp, cũng không có xét xử...
Dr.
Nguyễn Thanh Giang - Hà Nội :
Đáng sợ nhưng quyết không khuất phục
...Cơn cuồng nộ ăn sống nuốt tươi Việt Nam thêm một lần bột phát dữ dội
thực ra đã ấp ủ trường cửu trong lòng những người Trung Quốc mang tư
tưởng Đại Hán. Trong tập sách ” Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng sản
Trung Quốc ” xuất bản năm 1939 Mao Trạch Đông đã từng viết: “ Các
nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc
của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo
Bành Hồ và Lữ Thuận; Anh chiếm Miến Điện, Ấn Độ, Butan, Hương Cảng;
Pháp chiếm An Nam ”. Trong cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 8 năm 1965, Mao Trạch
Đông hơn một lần lại khẳng định: “ Chúng ta phải giành cho được
Đông Nam Châu Á, bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện,
Singapo và Malaysia … Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giầu, ở đấy có
nhiều khoáng sản … xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy
”...
Hà
Sĩ Phu -
THƯ NGỎ gửi ông :
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Vua
chúa và các nguyên thủ quốc gia xưa nay thường có những cuộc vi hành
để biết tình hình thật của đất nước và dân chúng, mặc dù các vị ấy vẫn
được các thuộc cấp của mình báo cáo tình hình thường xuyên. Những cuộc
vi hành thường không nhằm vào những vụ việc lớn (vì việc lớn thường đã
có báo cáo) mà là sự tiếp xúc trực tiếp với những mẩu đời thật, những
mẩu sinh hoạt có thể rất bình thường, nhưng không có sự bố trí hay
tháp tùng của các cấp dưới nên là hơi thở thật của cuộc sống. Nếu
không có hơi thở ấy, cái ghế của quý vị cùng với những đống giấy tờ
báo cáo kia sẽ trở nên khô cứng và có thể rất xa sự thật...
Nhà văn Hoàng Quốc Hải :
Sân golf, nỗi trăn trở của một nhà văn
Thưa ông Chủ tịch Hội Golf Việt Nam .... Xin cảm phiền ông
Chủ tịch Hội golf Việt Nam hãy bố cáo cho toàn thể quốc dân
đồng bào được biết, tổng số các sân golf của quý ông sau khi
đã giãn dân lấy đất thời các ông đã giải quyết được bao
nhiêu việc làm cho cả triệu người bị mất đất này. Và hơn
hết, lợi ích thu về từ kinh doanh sân golf mỗi năm đóng góp
cho nền kinh tế nước nhà là bao nhiêu. Liệu nó có tương xứng
với số đất ta bỏ ra cùng với số lượng người phải ly hương.
Tôi tin là ông không nỡ và cũng không thể từ chối được việc
trả lời trước công luận. Bởi lẽ số đất đưa vào xây dựng sân
golf là có thật, số dân phải ly tán là có thật, đương nhiên
kết quả của việc kinh doanh sân golf không thể là con số ảo
không thể nắm bắt...
Đinh Tấn Lực
–
TPHCM :
Đừng để chân trời gọi mãi!
Cho tới nay, vẫn chưa ai xác định rõ lý lịch của người phát
minh ra kỹ thuật "pha chè" trong ngành quản trị đất nước và
chủ nghĩa Makeno lẽo đẽo bám đuôi theo nó. Cũng chẳng ai
biết từ đâu phát sinh ra phong trào tôn vinh trang trọng một
chữ "Nhẫn" thư pháp viết bằng bút lông thời thượng lả lơi
chớt nhả nhảy múa dập dìu chật kín các phòng khách, các công
sở, và cả các quán cà phê. Nhưng mọi người đều rõ do đâu và
từ khi nào Việt Nam ta đã rộ lên một chiến dịch Bàn Về Trí
Thức cực kỳ rôm rả, cả trong lẫn ngoài đảng, cả trong lẫn
ngoài nước, cả trong lẫn ngoài bàn nhậu. Lắm người váng tai
hoa mắt, cứ ngỡ thời ưu hoạn của trí thức ta đang qua...
Nguyễn
Văn Trần - Paris :
Một vài nét văn hóa Việt nam nối dài
Hiện tượng Cộng sản nắm quyền cai trị ở Việt nam, phân nửa
nước rồi trên cả nước là một tai nạn lịch sử làm tắc nghẽn
sự tiến hóa xã hội, tức tắc nghẽn dòng văn hóa dân tộc.
Người Việt trong và ngoài nước tranh đấu chấm dứt sự cai trị
độc tài của Cộng sản để khai thông sự tắc nghẽn ấy, làm cho
xã hội nảy nở và vươn lên với thời đại. Công cuộc tranh đấu
ngày càng định hình rõ nét, trong ngoài không nhứt thiết
phải giống nhau nhưng đều nhằm chung một mục tiêu là Việt
nam phải có một chế độ dân chủ tự do thật sự. Người Việt nam
ai cũng thấy chế độ Cộng sản độc tài tồn tại đến ngày nay
như vậy là đã quá đủ rồi !...
 Nguyễn Ước - Toronto Canada :
Vẫn chuyện cờ vàng, cờ đỏ
...Nếu khéo sử dụng, một cách hợp lý, đầy tình người, không
mâu thuẫn với lý tưởng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân
quyền, đa nguyên thì cờ vàng ba sọc đỏ vẫn là phương tiện
chưa có gì có thể thay thế và là vũ khí diệu dụng. Nếu sử
dụng một cách vụng về, cực đoan, với luận cứ cường điệu và
thái độ cưỡng bách không tưởng thì chính mình làm hại cho ý
nghĩa và giá trị của lá cờ ấy, phung phí máu xương của những
người đã đổ ra để bảo vệ nó. Và nhất là gây thêm phân hoá
trong cuộc vận động dân chủ hóa đất nước vốn đang cần tới
từng bàn tay của mọi thành phần người Việt tại hải ngoạI,
đồng thời giữ nhịp cầu tương thông, hòa hợp với mọi tâm hồn
ở trong nước.
Minh
Mẫn :
Đại đức Thích Nhật Từ
Gần một tháng nay, ngày nào trên mạng truyền thông cũng xuất hiện
nhiều bài viết và đánh thầy T. Nhật Từ, dữ dội hơn ngài Tổng Giám Mục
Phạm Minh Mẫn. Những người tỵ nạn CS chạy sang định cư các nước Tây phương để tìm
một cuộc sống thoải mái hơn, tự do hơn, dân chủ hơn để có điều kiện
giúp đỡ thân nhân còn lại trong nước! Một số vị ra đi với tâm hận thù quá khứ, họ có quyền chống lại nhà
nước Việt
Nam, đó là quyền tự do của mọi người sống trên đất nước tự do; họ chống
với lý do: Việt
Nam không có tự do, dân chủ, độc tài, sắc máu… Họ muốn làm cái gì đó để
Việt Nam được tự do như xứ sở họ đang sống; thế nhưng, những tiêu
chuẩn của một xã hội văn minh như thế, họ muốn Việt Nam phải có bằng
nổ lực cực đoan, hiếu chiến của chính họ đem lại...
 Hoàng
Long Hải :
Cờ vàng cờ đỏ
Ta cũng như Tầu, ngày xưa không có lá cờ nào được coi là lá
cờ tượng trưng cho quốc gia. Do đó, trong việc giao thiệp
với nước Pháp, có chuyên buồn cười xảy ra như sau: Khoảng
tháng 7 năm 1863, vua Tự Đức sai các ông hiệp biện đại học
sĩ Phan Thanh Giản làm chánh sứ, tả tham tri bộ lại Phạm Phú
Thứ và án sát tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản làm phó sứ,
sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Phần (Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường). Phái đoàn được vua nước Pháp bấy
giờ là Napoléon Đệ Tam cho tiếp kiến. Theo nghi lễ của Tây
phương, phái đoàn sứ thần đại diện cho một nước phải có cờ
quốc gia. Sứ bộ Phan Thanh Giản, giống như thông tục các
nước châu Á thời đó, làm gì có cờ quốc gia. Ông Phan Thanh
Giản bèn lấy tay nải (miếng vải vàng dùng để buộc đồ đạc
thay thế cho rương hòm, thường mắc trên vai mà đi), viết lên
đó mấy chữ “Đại Nam Quốc” rồi giương lên làm cờ để vào yết
kiến vua nước Pháp...
Xem
tiếp: 5 | 4 |
3 |
2 | 1 |
|