PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                        TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  KÝ SỰ XÃ HỘI


PSN - 27.12.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Có nên giáo dục trẻ nhỏ bằng Ipad? Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, nhiều gia đình ngày nay đã có Ipad (máy tính bảng). So với máy điện toán nó tiện lợi hơn nhiều, lại nhanh, vừa tay cầm, mỏng, gọn và nhẹ. Chúng ta lại không cần qua vật trung gian là con chuột (mouse) và bàn phím (key board) mà dùng ngón tay chạm thẳng vào màn hình. Có thể gọi Ipad là một phát minh kỳ diệu. Tuy nhiên, cái lợi, hại, hậu quả xấu hay tốt chưa được xác định hay nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng ta nên cẩn trọng hơn trong việc cho trẻ em sử dụng chúng...

 



PSN - 16.12.2012 | Phong Thu, thông tín viên RFA: Những cánh hoa bạc mệnh Cô Nguyễn Ngọc Nga, quê Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho biết ở quê cô có rất nhiều cô gái đi lấy chồng ngoại quốc khi tuổi còn rất trẻ. Nhiều nhất là các xã Phương Bình, Hoà An, Hoà Mỹ. Đa số gia đình họ là nông dân có hoàn cảnh rất nghèo khổ. Có nhiều cô gái ra đi rồi biền biệt không ai biết họ đang ở đâu và không bao giờ còn trở lại quê nhà: “Mình nghe người mình qua bên đó như vậy thì mình cũng buồn lắm. Nói chung tại bên mình đời sống khó khăn nên người ta mới đi. Nếu người ta có công ăn việc làm, có tiền có của thì cũng không ai muốn đi đâu. Những người muốn gả con cho nước ngoài đa số là người nghèo nuôi con lớn lên để gả qua bên bển. Tại vì người ta nghèo quá! Người ta thấy những gia đình người ở gần đi rồi gởi tiền về nhiều rồi người ta nuôi ý tưởng là gả con đi nước ngoài để đổi đời...

 


 

PSN - 16.12.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Ba lan du ký 2: Đất nước của các nhân vật lẫy lừng Có đi qua những đồng cỏ xanh ngăn ngắt, nhìn những con bò sữa tha thẩn gặm cỏ bên cạnh các căn nhà nên thơ, người ta mới thấy nét đẹp vùng quê Âu Châu an bình đến thế nào. Ba lan còn là xứ sở của họ nhà cò. Chúng hay đến Ba Lan như một nơi chốn thiên cư. Không nhắm mắt tôi cũng mường tượng được những cánh cò trắng, bay ngợp đồng xa, ngát dịu cả làn không khí đầu thu. Từ lâu tôi vẫn yêu cái hình ảnh một con cò trắng đội mũ xanh, mỏ mang một em bé gói chặt trong mảnh khăn vuông, tận tụy giao từng nhà có những bà mẹ đang giờ khai hoa nở nhụy, chờ ngắm đứa con mình...

 



PSN - 8.12.2012 | Hoàng Xuân Phú: Quyền biểu tình của công dân Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem...

 



PSN - 30.11.2012: Liên tục trong hai tuần qua Phù Sa đã gởi tới bạn đọc 2 trong 16 chương của sách Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc từ đấy vô hình chung tác phẩm đã trở thành chủ đề được tìm đọc nhiều nhứt trên internet. Để đáp ứng nhu cầu đó, Phù Sa trân trọng gửi tới quý vị toàn thể tác phẩm vừa được Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT hoàn thành và được trình bày dưới dạng PDF chia thành 5 phần: P1 | P2 | P3 | P4 | P5. Hy vọng các tác giả sẽ mang tới cho các bạn một ý thức khả thi nào đó trước những bất cập về chuẩn mực kinh doanh, sản xuất, ... và giá trị đạo đức do lòng tham của con người gây ra mà ở đây kẻ chủ trương  thể chế toàn trị Trung Hoa Cộng Sản.

 



PSN - 25.11.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Ba lan du ky: Warsaw, thành phố sống dậy Tôi đến thăm thủ đô Warsaw của Balan trong một chuyến du lịch Đông Âu dài ngày. Từ lâu Ba lan đối với tôi là niềm cảm mến chân thành về một dân tộc bị trị đã quả cảm đứng lên thực hiện cuộc nổi dậy chống bạo cường Đức quốc xã vào thế chiến thứ hai. Nhưng trời không chiều lòng người và hơn 200 ngàn dân Ba Lan đã bị tiêu diệt trong cuộc tắm máu đó. Họ tin tưởng vào lời hứa hẹn của liên minh Nga và bị phản bội dù quân Nga đã đến đóng bên kia sông Wisla...

 


 

PSN - 25.11.2012 | Perter W. Navaro & Greg W. Autry: Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc:  Bóp nghẹt trẻ thơ từ trong nôi Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, tiếp theo sau là tiếng la hét. Cô quay lại thì thấy con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang bốc ra từ phía sau của ngôi nhà lưu động (mobile home) của gia đình Donnals. Con cô đang lái chiếc xe địa hình (all-terrain vehicle – ATV) mới tinh, được sản xuất tại Trung Quốc… thì bất ngờ nó tăng tốc và lồng lên không còn điều khiển được nữa… Chiếc xe bốn bánh màu đỏ dung tích 110 phân khối suýt nữa đâm vào một bình khí propan trước khi đâm vào chiếc xe rơ-moóc và bốc cháy...

 



PSN - 18.11.2012 | Perter W. Navaro & Greg W. Autry: Chết dưới tay con Rồng thực dân ...Con Rồng Đế Quốc Tàu là đứa con hoang của Con Rồng Sản Xuất vô độ - tiêu thụ nửa số lượng xi măng và gần nửa số thép của thế giới, một phần ba đồng của Tàu, một phần tư aluminum, và những số lượng vĩ đại các thứ khác như antimony, chromium, cobalt, lithium, zinc, và gỗ. Chính những tài nguyên này và các thứ khác từ nhiều nơi trên thế giới góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của mọi quốc gia....

 



PSN - 20.10.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Những bí quyết giúp trẻ chịu khó làm bài tập Mùa hè vui chơi đã qua. Các em học sinh trở lại trường và bắt đầu bận rộn với niên học mới cùng thầy, cô, bạn bè, bài vở. Thói quen thức khuya, dậy muộn, chơi đùa của những ngày nghỉ còn vương vất trong người, làm các em thấy mệt mỏi. Áp lực của học trình mới, bài học mới đi kèm với những bài tập đem về nhà phải làm, khiến các em có cảm giác nặng nề và chán nản. Mấy em có hứng thú làm bài tập?...

 


BBC: Nhà thờ Úc thừa nhận 'lạm dụng tình dục' Giáo hội Công giáo La Mã của Úc ở bang Victoria xác nhận hơn 600 trẻ em đã bị lạm dụng tình dục bởi các linh mục thuộc Giáo hội này kể từ năm 1930.


BM: Campuchia: những điều du khách không nhìn thấy Họ là những người du mục, di chuyển từ bãi rác này đến bãi rác khác khi có một bãi đầy rác mới được hình thành, thường là khoảng bốn năm. Toàn bộ cuộc sống của họ là trong các bãi rác; họ chỉ di chuyển từ bãi này đến bãi khác mà thôi...


BM: Đêm ở bãi chứa rác lớn nhất Hà Nội “Mỗi đêm, tôi cũng kiếm được vài chục nghìn từ tiền nhặt rác bán. Anh bảo, nghề ngỗng không có, ruộng đất vài sào sao đủ ăn được. Đi bới rác tuy vất vả, nhưng cũng có đồng ra đồng vào” ... " nhặt rác cũng là 1 nghề, không phải tự ti với nghề đã nuôi sống mình và gia đình"

 



PSN - 14.9.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Phương pháp kết nối thâm tình giữa cha mẹ và con cái Tất cả chúng ta ai cũng biết mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là mối liên hệ quan trọng nhất trong một gia đình. Bổn phận của cha mẹ ngoài nuôi dạy con cái còn phải dạy dỗ chúng nên người. Ngày nay, thế giới toàn cầu hoá, kỹ thuật tân tiến, văn hoá Phương Tây hoà trộn vào nếp sống Phương Đông. Xã hội càng tiến bộ, con người càng phức tạp, công việc giáo dục con cái bỗng trở nên khó khăn gấp bội....

 



PSN - 8.9.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Cách giúp trẻ bớt nghiện thiết bị điện tử Không chối cãi được, sự phát triển quá nhanh của kỹ thuật điện toán ngày nay đã mang lại khá nhiều vấn đề nhức óc. Có những vụ sát nhân, theo dõi con mồi vừa hiếp dâm vừa giết người, quấy nhiễu tình dục, nghiện game, đột nhập vào các hệ thống điện toán để ăn cắp tư liệu, thông tin và lợi dụng liên mạng để làm hại người khác. Ngoài ra, hàng ngày còn có những sự việc điên đầu khác mà các bậc cha mẹ phải đối diện với con cái như, chúng bê trễ học hành, không làm bài tập, lạm dụng thiết bị điện tử, ...

 


 

VNN 28.8.2012: Ôm con khóc tiễn vợ lấy chồng Đài Loan - “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Đài Loan được à nghen!” – Đây là câu khen cửa miệng của người dân miền Tây ở các vùng nông thôn. Gần đây, câu cửa miệng này được “update” thêm: “Lấy Hàn Quốc được à nha”.

 



PSN - 1.9.2012 | HLG:
12 tuổi kiếm được đồng tiền đầu tiên, 16 tuổi thành lập công ty, 19 tuổi chủ một vài doanh nghiệp Dũng là người Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ, hiện là Hà Nội). Bố là công nhân viên chức nhà nước, mẹ là giáo viên dạy văn. Khi chưa tìm thấy niềm đam mê của mình là tin học, thì Dũng là một học sinh giỏi. Dũng biết đến tin học từ những năm đầu cấp II do được tiếp cận với chiếc máy tính ở trường của mẹ. Máy tính lập tức thu hút toàn bộ sự chú ý của Dũng. Tuy nhiên, không giống với các chú bé khác, đến với máy tính là đến với các trò chơi game, Dũng mày mò tự học về các chương trình ứng dụng...

 


 

PSN - 1.9.2012 | HLG: Nhà hàng ăn chay, tư duy đẹp trong kinh doanh ...Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn chay là khoảng thời gian cơ thể được làm sạch hữu hiệu nhất và theo đó, tinh thần cũng trở nên minh mẫn và sáng suốt hơn. Đây đúng là phương thuốc tuyệt vời cho những người làm việc trí óc. Quan trọng hơn khi bạn ăn chay, cơ thể sẽ loại trừ được những độc tố khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Ăn chay giúp giảm cân, giảm huyết áp, giảm bệnh động mạch vành tim, giảm nguy cơ bị sỏi thận, giảm nguy cơ bị ung thư, giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp; giảm nguy cơ bị sỏi mật...

 



PSN - 30.8.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Tình trạng lãnh đạm giữa cha mẹ và con cái thời nay Sự thay đổi của kỹ thuật ngày nay đã khiến vai trò làm cha mẹ khó khăn hơn hay dễ dàng hơn? Tình cảm giữa cha mẹ và con cái, ngày càng mật thiết hay đã trở nên vô cảm? Những câu hỏi này có làm bạn ưu tư, có làm bạn băn khoăn khi gọi con, chúng tảng lờ? Hoặc lúc sai bảo, khuyên răn điều gì chúng phản đối, vùng vằng, cãi lại vì đang cầm một cái Ipad, Smartphone hay dán mắt vào màn hình của một máy tính? Chúng ta nên nhìn sâu vào sự việc để tìm hiểu xem những thiết bị kỹ thuật cao có lợi hay hại trong việc cha mẹ giáo dục con cái...

 


 

PSN - 30.8.2012 | HLG: Tố chất kiên cường tạo nên thành công của người đàn bà làm muối Con ong đất với đôi cánh ngắn và thân thể nặng nề nếu theo các quy luật của môn khí động học, nó không thể bay được. Nhưng chú ta không hề biết về điều đó, với khát vọng bay cháy bỏng, chú đã kiếm cách để nâng thân thể của mình lên và cuối cùng ước mơ đã thành hiện thực. Câu chuyện về chú ong đất có phần nào giúp tôi khắc họa được tính cách nổi bật nhất của chị Chu Ngọc Trinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Hải Hà – một người phụ nữ kiên cường, miệt mài giải quyết những vấn đề vấp phải trên chặng đường kinh doanh để đạt được những thành tựu xứng đáng của ngày hôm nay...

 



PSN - 8.7.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Học là nợ, biết bao giờ hết nợ? “Học đại học cũng khổ, không học cũng khổ”. Vấn nạn này đã là nan đề, đưa bước chân của nhiều người vào con đường chông gai, lắm lúc không biết đi về đâu. Nghĩ đến đại học, thường người ta nghĩ đến một nơi đào tạo những ngành nghề chuyên môn để khi tốt nghiệp có thể tìm được một việc làm thích hợp với tài năng của hình hơn cái mục đích xa vời là học cao để làm giàu kiến thức hay trở nên một bậc thức giả thông nhân văn, đạt địa lý...

 



PSN - 24.6.2012 | Thanh Quang: Gỉa dối lên ngôi, đạo đức suy đồi Tình trạng đạo đức suy đồi dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội trong nước – thể hiện nhan nhản trên mặt báo “lề phải” lẫn “lề trái” – hiện tiếp tục làm trĩu nặng nỗi trăn trở của những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc. Qua bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá tại Việt Nam”, Giáo sư Trần Kinh Nghị từ Hà Nội đề cập tới điều có thể nói hài hước – nhưng chua chát - rằng “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!” ...

 



PSN - 9.6.2012 | Trần Nguyễn Anh:
Sài Gòn cơm trắng Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy xa hoa sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những công nhân, những trí thức mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga... Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời phố bán cơm không mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa...

 



PSN - 4.6.2012 | Phạm Hy Sơn: Tính nông nổi và khoe khoang của người Việt Tính nông nổi do bởi không suy nghĩ chín chắn, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động hay tin vào một điều gì. Thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939 – 1945) khi Nhật tràn vào Việt Nam, vì ghét Pháp nhiều người Việt thời ấy vui mừng và hy vọng bọn thực dân phương Tây này sẽ bị đuổi đi và Nhật với chủ nghĩa Đại Đông Á sẽ giúp chúng ta lấy lại độc lập và giúp chúng ta xây dựng thành một quốc gia phú cường như họ. Ý nghĩ nông cạn ấy không phải chỉ có ở người dân thường mà có cả ở những bậc trí thức...

 



PSN - 3.6.2012 | Đinh Thu Hiền: Phần ăn 2000 đồng Khi nghe tôi kể có quán cơm chỉ bán với giá 2000 đồng, mọi người đều tròn mắt ngạc nhiên. Có mặt tại quán vào đúng giờ cao điểm của bữa trưa, mới thấy, đúng là trên đời này còn quá nhiều tấm lòng thơm thảo. Sài Gòn có 2 quán cơm giá 2000 đồng. Quán cơm thứ nhất trước đây ở cư xá Lữ Gia, Q.11, nhưng bây giờ đã thay đổi địa chỉ vế 56/21 đường 281, P.15, Q.11. Quán cơm thứ hai thì vẫn tồn tại ở địa chỉ số 14/1 Ngô Quyền, Q.5. Quán cơm tại đường 281 bán cơm vào những ngày 2-4-6, còn quán cơm trên Ngô Quyền thì duy trì bán vào ngày 3-5-7. Cả hai quán đều do thành viên diễn đàn www.nguoitoicuumang.com tổ chức và quản lý...

 


 

PSN - 3.6.2012 | Phạm Xuân Phụng: Những người khôn lanh ...Anh nói, ổng không muốn có khách Việt đến ăn. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên thì anh kể, một số người mình đi ăn buffet “xấu tính”: ăn nửa bỏ nửa. Có người dẫn theo gia đình, con cái, nhiều em nhỏ xíu cũng lấy thức ăn đầy vun như người khổng lồ. Ăn vài ba miếng là bỏ lại nguyên đĩa, lại xăng xái đi lấy món khác. Ông chủ bảo ăn bao nhiêu cũng không tiếc, vì cái luật của “bao bụng” ổng kinh doanh trên 10 năm nay, nhưng kiểu vừa ăn vừa đổ ổng nóng mặt không chịu được...

 



PSN - 2.05.2012 | Hương Thảo Nguyên:
10 năm ăn cám nuôi con ăn học Gần 10 năm trời ăn cám lợn để ki cóp từng đồng nuôi 4 người con ăn học, có những lúc bà đã đứng giữa cánh đồng nắng chang chang và òa khóc vì tưởng rằng không còn đủ sức thực hiện ước mơ nhìn thấy con ăn học thành tài, nhưng tình yêu và sức mạnh phi thường của một người mẹ đã giúp bà vượt qua tất cả, để giờ đây sau một chặng đường dài đầy khó khăn của cuộc đời mình, bà đã có thể mỉm cười khi thấy 4 người con của mình đều đã học xong đại học và có những bước đi vững vàng trong cuộc sống...

 



PSN - 21.04.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Đừng coi thường bệnh "bỏ quên trẻ nhỏ" Sống trong một xã hội mà một cơn sốt thiếu thời giờ lúc nào cũng rình rập, thì căn bệnh “quên” đã trở nên một hội chứng bất trị của nhiều người. Thử hỏi một ngày bạn quay cuồng trong công việc tất bật từ  lúc tới sở làm cho đến khi về nhà, việc tư lại tiếp tục chồng chất, bảo sao trí nhớ con người không có lúc kiệt quệ mà quên cái này, bỏ cái kia. Tuy nhiên, có một bệnh quên thời đại, đã ngày càng phổ thông mà bạn không thể không biết tới. Hội chứng “bỏ quên trẻ nhỏ” đã biến thành mối quan tâm rộng lớn của mọi tầng lớp xã hội ngày  nay vì mức nguy hiểm do hậu quả của nó đem lại...



PSN - 18.03.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Khóc mướn giữa thời đại a-còng@ Gần đây cư dân mạng được xem một video clip gây “sốc” của một người vợ hiền không chọn khóc chồng bằng nước mắt vật vã trước quan tài mà bằng một bài hát karaoke “Tìm lại giấc mơ”. Sau khi clip được đăng tải, có nhiều người rơi nước mắt và tỏ ra khâm phục sự mạnh mẽ của chị Yến, bởi việc cầm mic để hát hết một bài hát trong đám tang tặng chồng là điều không phải ai cũng làm được....

 



PSN - 10.03.2012 | Tan Le:
Câu chuyện nhập cư của tôi Làm sao tôi có thể trình bày trong 10 phút về sợi dây liên kết những người phụ nữ qua ba thế hệ, về việc làm thế nào những sợi dây mạnh mẽ đáng kinh ngạc ấy đã níu chặt lấy cuộc sống của một cô bé bốn tuổi co quắp với đứa em gái nhỏ của cô bé, với mẹ và bà trong suốt năm ngày đêm trên con thuyền nhỏ lênh đênh trên Biển Đông hơn 30 năm trước, những sợi dây liên kết đã níu lấy cuộc đời cô bé ấy và không bao giờ rời đi -- cô bé ấy giờ sống ở San Francisco và đang nói chuyện với các bạn hôm nay? Câu chuyện này chưa kết thúc. Nó là một trò chơi ghép hình vẫn đang được xếp. Hãy để tôi kể cho các bạn về vài mảnh ghép nhé...


 

RFI: Béo phì, tai họa toàn cầu Trên toàn thế giới hiện nay, có ít nhất 300 triệu người bị béo phì và hơn 1 tỉ người dư cân, tức là 1/5 dân số toàn cầu, nhiều hơn cả số người bị đói...

 



PSN - 2.03.2012 | Anh Vũ - RFI: Nhật bản, những bài học từ thảm họa động đất, sóng thần, và hạt nhân 11.3.2011 Le Figaro có bài : « Một năm sau Fukushima, Nhật Bản phải tự sáng tạo » (Le renouveau du Japon, un an après Fukushima). Theo đặc phái viên của tờ báo tại Tokyo, các hậu quả của thảm họa 11/03/2011, dân số ngày càng già cỗi và cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng mạnh, các yếu tố này buộc Nhật Bản phải thay đổi không chậm trễ, nếu không muốn bị tụt hậu. Le Figaro nhấn mạnh đến sự tương phản sau thảm họa tại Nhật Bản : Một bên là phản ứng, ứng xử mẫu mực của người dân trước hậu quả kinh hoàng của trận động đất và sóng thần, còn bên kia là việc xử lý kém cỏi, rối loạn của chính phủ trước thảm họa hạt nhân Fukushima...

 


 

PSN - 2.03.2012 | Anh Vũ - RFI: Làng Ô Khảm, tấm gương đẩy lùi cường quyền ở Trung quốc ...Ngày mai, dân làng Ô Khảm bước vào cuộc bầu cử lãnh đạo mới cho mình sau khi vùng lên đánh đổ cường quyền tham nhũng. Theo Libération, cuộc đấu tranh của dân làng Ô Khảm đến ngày hôm nay là một tấm gương chưa tùng có về dân chủ địa phương ở Trung Quốc. Tuy nhiên những thành quả của cuộc đấu tranh này vẫn còn khá mỏng manh...

 



PSN - 25.02.2012 | Phan Thanh Tâm: Về Việt nam - về Mỹ Đi với Về cũng một nghĩa như nhau?(1) Không. Đi là di chuyển đến một nơi khác Về là trở lại chốn cũ, nơi mình có nhiều quan hệ. Một người Mỹ gốc Việt có hai nơi để về. Về Việt Nam thăm mồ mả cha ông, gặp lại người thân, nhìn lại đường xưa lối cũ; con đò, bờ sông, nón lá, mấy nhịp cầu tre, con trâu, cái cò, núi đồi, đồng ruộng; được ăn những món đặc sản ngay tại địa phương; được hít thở không khí quê nhà và được nghe những âm thanh quen thuộc. Nhưng rồi phải quay về Mỹ. There’s no place like home. Our home is where our heart is. Không đâu bằng mái ấm gia đình. Nơi này có công ăn việc làm, có tự do. Tôi có thể nói những gì tôi muốn nói; làm những gì tôi muốn làm...

 


 

VOA 17.2.2012: Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ...

 


 

VOA 5.2.2012: Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn...

 


 

PSN - 18.02.2012 | Translated into Vietnamese by Nhi Luong: Bunker Roy: Bài học từ những người đi chân đất Ở Rajasthan Ấn Độ, có một ngôi trường đặc biệt dạy những người phụ nữ và đàn ông ở nông thôn -- nhiều người trong số họ đều mù chữ -- để trở thành những kỹ sư năng lượng mặt trời, những nghệ sĩ, nha sĩ và những bác sĩ trong chính ngôi làng của họ. Với cái tên trường Barefoot (trường dành cho những người đi chân đất - người nghèo), và người thành lập ngôi trường, Bunker Roy, sẽ lý giải trường hoạt động như thế nào.

 


 

PSN - 18.02.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Văn hóa Yêu đương đại Sau khi clip cầu hôn của một nam sinh viên Việt cầu hôn bạn gái mình bằng một màn nhảy flash mob rất độc đáo ở Cali, Mỹ, được lưu chuyền trên net, cư dân mạng xem xong, ai cũng thấy xôn xao. Trong nước, ngoài nước, mọi người bắt đầu chú ý đến giới trẻ và phong cách yêu cũng như lối thể hiện tình cảm của họ hiện nay. Người lớn xem xong cảm động, người trẻ càng xem càng mê, lối tỏ tình lắm công phu, nhiều tập dợt ấy. Kẻ năng động lại thích cái văn hoá nhảy nhót, có nhạc, có bạn bè, gia đình, người thân, người lạ gom thành một đám đông thương yêu đùm bọc...

 



PSN - 16.01.2012 | Ngọc Anh: Tết năm nào ...Tết năm ấy, tôi vừa tròn 18 tuổi. Trái với các năm trước chỉ trông chờ Tết để được nghỉ học và nhận tiền lì xì, năm ấy tôi nhìn mẹ tôi chuẩn bị  cho gia đình đón Xuân với cặp mắt mới . Như thông lệ hàng năm, hai tuần trước Tết mẹ tôi thoăn thoắt lo trang hoàng nhà cửa, nào pháo tép, nào pháo đùng, nào hoa cúc, nào hoa thược dược, nào hoa vạn thọ, và không quên cắt tỉa cây  hoa mai tứ quý ở vườn nhà để hoa kịp nở ngày đầu xuân, cũng như đi chợ mua bánh chưng, dưa hấu, mứt trái cây, hột dưa, hồng khô…

 



PSN - 11.01.2012 | Trịnh Thanh Thủy: Một ngày trong đời người tù Việt ở Mỹ ...Một người bị giam hãm trong tù, bị cách ly giữa hai thế giới trong và ngoài là những đoạ đày hãi hùng, không ai muốn nhắc tới. Quyền làm người bị tước đoạt, bị quản chế, kiểm soát chặt chẽ là những kham khổ không ai ham vướng mắc vào. Có ai thích ở tù đâu? Có ai muốn làm phạm nhân đâu? Người Việt chúng ta sống ở hải ngoại, ngày nào cũng hãnh diện kể cho nhau nghe chuyện con cái học giỏi, đỗ cao, thành đạt...

Xem tiếp : 4 | 3 |  2 | 1


SỰ
XÃ HỘI


 

TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.