PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                        TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

Cố Nhân : Lòng nhân ái hậu chiến ...Chuyện rằng một hôm nọ trên con đường của Chu Lai, người chiến binh Mỹ đối đầu với một bộ đội Việt cộng. Anh ta đã lanh tay súng, làm đúng bổn phận của người lính Mỹ đứng trước kẻ thù. Thi hành đúng tiêu lệnh, anh ta lục trên xác kẻ thù để tìm tài liệu có cơ cho đơn vị của anh biết được nhiều hơn nữa về lực lượng đối phương có thể đe dọa tính mạng của chính anh ta, của bạn bè đồng đội và của đơn vị. Anh ta đã làm thế, không chút thắc mắc mà lại còn yên lòng vì đã thi hành đúng tiêu lệnh...


Cố Nhân : Tuyết rơi giữa Sài Gòn ...Dirck Halstead lại phải lặn ngụp dưới hố nước trên quốc lộ 13 của Việt Nam để tránh né đạn pháo của quân Bắc Việt. Nếu không thì đời tàn qua ngõ hẹp rồi! Dựa vào kinh nghiệm và biệt tài của đương sự, tạp chí TIME cần có một người để theo dõi giai đoạn gay cấn của một chiến trường. Việt Nam - một đất nước mà hơn hai mươi năm qua, ông đã gắn bó sự nghiệp, với những thăng trầm nặng tính yêu thương và hờn giận - đang trên đà sụp đổ. Nên chi, ghét của nào, trời trao của ấy, Dirck Halstead đành phải mang máy ảnh trở lại Việt Nam.

Đoạn bút ký sau đây của Dirck Halstead chỉ ghi được mười ngày cuối cùng của Sài Gòn - và đặc biệt trên cương vị của một phóng viên hình ảnh Mỹ - nhưng cũng cho người Việt Nam chúng ta thấy được một khía cạnh khác của một đồng minh tháo chạy trong ngày 30 tháng Tư lịch sử đó. Ký sự về "ngày tuyết rơi trắng xóa Sài Gòn", Dirck Halstead định viết ra mấy lần nhưng không thành.


Hoàng Châu : Bữa ăn tối trong gia đình Theo báo cáo mới nhất “Tầm Quan Trọng của Bữa Ăn Tối IV” công bố ngày 16/08/2007 của The National Center on Addiction and Subtance Abuse – một Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Nghiện ngập của đại học Columbia – thì những em hay dùng cơm tối chung với gia đình thường có điểm tại trường học cao và tỷ lệ dùng rượu, thuốc lá, cần sa thấp bất kể đến phái tính, hoàn cảnh gia đình và tầng lớp kinh tế xã hội. Một cuộc nghiên cứu khác của đại học Harvard cũng cho biết, bữa ăn tối là phương tiện quan trọng nhất giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của con em...


Cố Nhân : Câu chuyện một tấm hình Bức hình, không nói, chẳng rằng, nhưng lại là chứng nhân cho một đoạn đời đau thương của một nửa dân tộc, một khúc quanh ác nghiệt của năm mươi phần trăm đất nước. Bức hình câm lặng, ấy thế mà nói rất nhiều. Nó đã thuật lại biến cố bi thảm của một dân tộc bị lùa vào ngõ hẹp không tên. Nó đã nói lên một thực tế phũ phàng của những con người đưa bạn bè vào cái thế bi hùng để rồi cuối cùng phải đi vào cõi chết không kịp trối. Người ta đã vì quyền lợi thiết thân mà đành để cho một phần dân tộc, cùng với một nửa đất nước rơi vào sọt rác của lịch sử. Người ta đã coi nhẹ danh nghĩa siêu cường của chính mình mà muối mặt khinh thường những lời cam kết. Ba mươi năm sau biến cố lịch sử nói trên, năm 2005, nhân ngày kỷ niệm Sài Gòn sụp đổ, người cha tinh thần của bức hình đó đã tiết lộ tâm tình của mình, qua một bài viết...


Hoài Hương : Một đất nước vượt thoát quá khứ Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn là hồi tháng Giêng năm 1973. Quân lính Mỹ đã rút về, chỉ còn lại một vài cố vấn hỗ trợ quân sự cho Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ mối hiểm họa Việt Cộng đang đe dọa một miền Nam Việt Nam đã đuối sức. Những bưu thiếp và những tài liệu còn lại cho khách du lịch chỉ cho thấy những cảnh tượng chiến tranh. Những đứa trẻ đói ăn thu nhặt những gì còn lại trên dĩa của tôi ở khu thương mại. Những cô gái không chồng mà có con, trên tay bồng bế những đứa bé con lai, định mời mọc tôi làm cha cho chúng nó...


Tù Cải Tạo # 4464 : Ăn Gian Nói Dối Ngày 1.1.1946, một em bé bán đậu phộng rang, 10 tuổi ngoài, đã tẩm xăng vào người, làm "ngọn đuốc sống" đốt kho đạn Tây tại Thị Nghè, vùng ngoại ô Sài Gòn. Hành động của Lê Văn Tám được Đảng và Nhà Nước hết lòng ca ngợi vì từng ấy tuổi đầu mà đã yêu nước cao độ, căm thù giặc Pháp hết mức và dũng cảm hết chỗ chê!
Nên chi, cái gương ngời sáng như hào quang của nhân vật anh hùng Lê Văn Tám đã được đề cao trong nội dung "người tốt, việc tốt" cho người người, nhà nhà và cả nước học hỏi. Do đó, bất cứ ai đã từng mài đũng quần trên băng ghế nhà trường dân chủ cộng hòa và xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ bấy đến nay, đều biết và nằm lòng thành tích vẻ vang và anh hùng của Lê Văn Tám. Bởi lẽ câu chuyện về cậu bé dũng cảm kia đã được đưa vào sách giáo khoa của các lớp 4 hoặc lớp 5 tiểu học.
...


Thiên Sa : Núi non hiếu khách ...Như vậy là, trời đất không thương làng Nam-Toong! Ngồi nâng chiếc tách nứt mẻ, nhâm nhi, nhấm nháp hương vị trà xanh trước ngọn lửa bập bà, bập bùng, anh chăn nuôi người Dao buồn rầu kể lể:"Bà thày thuốc ở đây đã theo ông theo bà, mà cơn dịch bịnh đã giết gần hết bầy heo của mình!" Hàng chục con heo đã ngã đùng ra chết rồi. Nhà báo hỏi anh "rồi anh làm sao với những xác chết đó"? Câu trả lời tỉnh bơ và gọn nhẹ là "thịt thôi chớ còn làm sao nữa, của đâu, của bỏ"....


Nguyễn Thị Lan Anh: Cầu dẫn Cần Thơ sập nhịp - Những cột trụ gia đình gẫy đổ... gần hai trăm công nhân quê huyện Bình Minh đã vượt sông Hậu trên cáng, bằng ca nô cứu thương vào buổi sáng kinh hoàng ngày 26 tháng Chín, 2007. Chỉ một tiếng đồng hồ sau đó, tin tức về vụ tai nạn lao động thảm khốc nhất trong lịch sử cầu đường Việt Nam đã loan nhanh. Radio, tivi, báo điện tử liên tục phát đi những hình ảnh đầu tiên về sự cố sập một phần sàn của cầu dẫn phía Vĩnh Long. Người dân cả nước lâu lắm mới lại có dịp cùng nhau trải qua cảm xúc “nhà có tang” đau đớn tột cùng.

Người chết nhiều quá! Không thể đếm kịp! Ba mươi, bốn mươi lăm, bốn mươi sáu, bốn mươi tám, năm mươi người chết. Ba người mất tích. Tám mươi hai người bị thương…Những con số nhảy vũ điệu tử thần, càng lúc càng bốc cao, quay tít, choáng ngất....


PSN - 14.10.2007 | Chính Tâm: Khổng giáo và cộng sản Tàu ...Ở nước Tàu hiện đại, nhất là dưới triều đại độc tài đảng trị Trung cộng, với tinh thần căn bản là san bằng giai cấp xã hội để tạo dựng một xã hội bình đẳng, nhiều nghi thức Khổng giáo đã bị cho vào "thùng rác". Trong thời Cách Mạng Văn Hóa (1966-76), thậm chí Mao Trạch Đông còn phát động một chiến dịch triệt tiêu uy tín của Khổng Tử để đánh bạt ảnh hưởng tồn tại của nhà hiền triết lâu đời này.

Thế nhưng, mỉa mai thay Đảng cộng sản Tàu bây giờ lại áp dụng phần nào những nghi thức mang màu sắc Khổng giáo trong bộ máy quan liêu, tùy theo cấp bực đảng của các quan cai trị đỏ. Chẳng hạn như, dựa trên những quy định thành văn, cũng như âm thầm chấp nhận và lẳng lặng thi hành, tầm cỡ nhà ở mà nhà nước cấp cho cán bộ co giãn tùy theo cấp bực.

 


Thiện Đức: Tâm tình kẻ tạm dung gi người tỵ nạn Trong một đêm yên tĩnh, một mình trước màn ảnh vi tính, anh bỗng nhiên bắt gặp hình ảnh của chính mình ba thập niên về trước! Một hình ảnh bi thương của em bé chừng mươi tuổi đời, đào thoát khỏi vùng lửa đạn, máu me và chết chóc, đặt bước chân mềm yếu, ngập ngừng, xuống vùng đất tự do dân chủ, hào hùng, giàu lòng bao bọc chở che. Người em Iraq tỵ nạn vừa đến được xứ sở Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, với một nụ cười bẽn lẽn. Hình ảnh câm lặng mà giàu tính gợi nhớ đó đã khơi dậy trong tâm tư của Andrew Lam, một cây bút bình lưận người Mỹ gốc Việt của "New America Media"...


LM. Joseph Trương: Số phận những cô dâu Việt dưới những đáy vực sâu thẳm của Ðài Loan Tin Ðài Loan (Dựa theo bản tin của Liên Hiệp Báo ngày 30/08/2007) - Ngày 30 tháng 8 năm 2007, dân chúng Ðài Loan được dịp rửa mắt khi nhìn xem tờ nhật báo Ðài Loan, "Liên Hiệp Báo", đăng nguyên hình cô dâu Việt cởi truồng tuộc luộc trong các quán rượu ở Ðài Loan để kiếm tiền nuôi con. Nguyên văn tờ nhật báo "Liên Hiệp Báo" ghi rằng: "Cô dâu Việt Nam, vì hoàn cảnh nghèo nàn, chấp nhận lấy chồng Ðài Loan. Khổ nỗi, trúng phải ông chồng không biết mắc cỡ, chỉ biết sống nhờ vợ, để mặc vợ mình phải làm việc trong các quán rượu và cởi truồng tuộc luộc mua vui cho khách uống rượu để kiếm tiền nuôi con"...

 


Quân Quân:
Nga tiếc rẻ Đông-Nam-Á
Tin tức về việc Nga bán vũ khí cho Nam Dương hi gn đây đưa người ta trở lại với thời kỳ chiến tranh lạnh, vì xuyên suốt những năm của thập niên 50, 60 và 70 Mạc Tư Khoa đã tìm cách đạt được ảnh hưởng ở Đông Nam Á bằng cách chi viện quân sự và kinh tế một cách ồ ạt. Việc mua bán mi đây - chẳng phải vì nhu cầu ý thức hệ nhưng lại nặng về quyền lợi kinh tế - cho thấy ngày nay Liên Bang Nga đang tìm cách để mở rộng uy thế qua cuộc chạy đua cấp cường quốc ở khu vực, cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Quân Quân:
Nước Nga của Poutine đi về đâu? Với triều đại của Vladimir Poutine, Nga có một chính quyền chuyên chế hơn bao giờ hết. Tổng thống Nga ngày nay toàn quyền chỉ định người kế vị, tùy sở thích cá nhân, cũng giống như nguyên tắc truyền ngôi của xa hoàng ngày trước, khi đưa người của mình lên ngai vàng. Ông mới đưa một cha căng chú kiết, Viktor Zoubkov, lên ghế thủ tướng Liên Bang Nga, thay thế Mikhaïl Fradkov, vừa "từ nhiệm".

Chức vụ thủ tướng này thường là bệ phóng để tiến lên chức vụ tổng thống. Thì đã có tiền lệ là hồi năm 1999 Poutine đã làm thủ tướng cho Eltsine, trước khi lên ngôi tổng thống. Poutine đã đưa "con gà" của mình làm thủ tướng để "đánh đòn phủ đầu" vào cuộc tổng tuyển cử tổng thống vào tháng 3 năm tới.


Minh Minh:
Đời đời vì con cháu... Bước qua năm học mới 2007-2008 ở Liên Bang Nga, diện tuổi thơ nước này được tổng thống Vladimir Poutine quan tâm đặc biệt bằng cách cố tình mở một đài truyền hình riêng cho các em. Chương trình dành cho trẻ em đã khởi sự phát hình hôm thứ hai 03 tháng 9 năm 2007, ngày nhập học của các em bên nước Nga. Theo lời ông Oleg Dobrodeev, giám đốc truyền thanh-truyền hình nhà nước, thì người đứng đầu quốc gia đã "dự vào quá trình hình thành và có mặt trong những cuộc thảo luận, liên quan đến nhiều vấn đề" của chương trình cho đài này. Nói cách khác, gần như một vấn đề "quốc sự" trọng đại....



Quân Quân:
Giả từ thứ thiếp Bàng Gia Ngọc, phó chủ tịch Đảng ủy tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), bí thư thành ủy Bảo Kê, được người dân thành phố đặt cho biệt danh là "thành ủy khóa kéo" - vì đồng chí rất nhanh tay mở khóa kéo (fermeture éclair - zipper) cửa sổ quần. Ở tuổi đời 63, đồng chí phó chủ tịch có một sức mạnh tình dục phi thường nên có khả năng bao dưỡng ít ra cũng mười một thứ thiếp. Tất cả các bà "phó phòng" này của đồng chí đều là những cô vợ trẻ đẹp của nhân viên thuộc hạ, bị đồng chí đem tiền bạc dụ dỗ, mua chuộc bằng cách tạo điều kiện cho những ông chồng "mọc sừng" liên hệ, đứng tên nhiều dự án tài chính kếch sù. ..


Mây Tần:
Chủ nghĩa Mác hụt hơi Từ ngày chế độ cộng sản nằm xuống trên đất nước Liên Xô, trên cõi đời này chỉ còn lại một số nước - đếm được qua những ngón của một bàn tay - gọi là quyết chí ôm chân cái bóng ma thối rữa đó. Nhưng, ngoài miệng thì hô to "cộng sản muôn năm", trong lòng lại để cho "cộng sản muốn nằm", mà chạy theo chế độ thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Một định chế lai căng, gượng ép và vá víu chẳng giống ai. Nhưng đã là cộng sản thì cần quái gì nguyên tắc, miễn sao đạt được mục đích yêu cầu...


Minh Phan:
Điện Cẩm Linh đổi hướng Không còn mấy tháng nữa tổng thống Poutine "giả từ vũ khí" - trên nguyên tắc - nhưng người ta nhận thấy Điện Cẩm Linh có những hành động khác thường. Nên chi, thiên hạ tự hỏi không biết người lãnh đạo Liên Bang Nga đang có những suy tính gì? Tu chính hiến pháp để tăng số nhiệm kỳ tổng thống, để ban bố chuyện làm tổng thống suốt đời, gia hạn thời gian làm tổng thống, như nhiều người trong chính thể độc đoán chuyên quyền thường làm chăng? Âm mưu ý đồ chưa rõ trắng đen, nhưng đã có những chỉ dấu bất thường.


Hoàng Minh:
Tiền định Bắc Kinh là thành phố có một lịch sử lâu đời (từ năm 3000 trước Công Nguyên) và đã trải qua nhiều bước thăng trầm, cả danh xưng lẫn chức năng. Nào là Bắc Kinh, rồi Bắc Bình, nào là Yên Kinh rồi có lúc là thủ đô, có khi chẳng còn là thủ đô, phải đợi đến khi Trung Cộng lên ngôi (1949), tư thế của Bắc Kinh, như chức năng kinh đô, mới được ổn định cho tới ngày nay.


Aurélie Phan:
Cô cậu cớm ảo  Nước Tàu, đất rộng, người đông, có rất nhiều bộ óc "thần kỳ, xuất chúng" nên có những sáng chế tài tình. Mới đây, theo báo chí địa phương ngày 29 tháng 8, họ vừa "hạ sanh" ra hai cô cậu công an vi tính để truy lùng và ngăn chận những người lang thang lên mạng toàn cầu, xâm phạm những vùng bị đảng và nhà nước cấm đoán...


Minh Nguyễn:
Chuyện trai gái và con người cộng sản Nhớ lại xưa kia, trong những ngày hắc ám bên Trung Quốc, vào những năm tháng cuối trào của Cách Mạng Văn Hóa, tôi cùng với một nhóm bạn bè chuyên ngành sử học Trung Quốc đi viếng thăm nước này lần đầu tiên. Trên chuyến tàu hỏa chạy lâu lơ lâu lắc, chúng tôi đã có dịp làm cho một hướng dẫn viên phải day dứt không thôi về chuyện cách mạng dục tính và tình yêu...


Trần Khải Thanh Thuỷ:
Ôi Việt Nam - xứ sở mù loà ! Thời gian này, tôi luôn phải sống trong hai trạng thái tình cảm: yêu thương, căm giận, sung sướng và khổ đau, hai làn ranh giới rõ nét. Bước chân ra cửa là gặp công an canh ngõ. Vì vậy cứ mõm chó đi đến đâu là bóng quạ mổ, diều hâu bâu vào đến đấy, người tử tế thì chép miệng: "Cái con bé sao mà dại, viết bài chống đối chế độ để cho công an nó xúi đầu gấu vào nhà phá đám hết làn này lần khác mà còn không tỉnh ra à? Khổ, nói thẳng, nói thật làm gì! Dù lãnh đạo ăn tiệc, bà con Quảng Bình ăn giun ăn dế, ăn nòng nọc đi chăng nữa thì cũng mặc cha chúng nó, bản thân mình ăn rau dưa đạm bạc qua ngày, không ăn thịt dân như lãnh đạo đảng, cũng không phải ăn đủ thứ mọi rợ như người dân ở những nơi đói kém là được rồi... Hơi đâu mà thương vay khóc mướn, mà ôm dân cho... dặm đảng." ...


Minh Huy :
Bắc Triều Tiên còn ngái ngủ Ánh sáng trong cửa hàng vẫn chưa tắt vì hôm nay có khách nước ngoài đến "tham quan". Người hướng dẫn tiện tay cầm lấy tờ báo nằm trên kệ xem qua, trong khi chờ đợi. Ông ta đọc thấy tin tức nổi bật trên tờ báo, nhưng chẳng có chút phản ứng gì rõ nét. Rồi nói bâng quơ:" À, hai chủ tịch nước lại sẽ gặp nhau. Cũng tốt cho Triều Tiên (TT) và thuận lợi cho việc thống nhất đất nước."
Được các phương tiện truyền thông Bắc TT loan đi hôm 9 tháng 8 vừa qua, nhưng thượng đỉnh giữa tổng thống Nam TT, Rô Mu Hiên, và chủ tịch Kim Chính Nhật của Bắc TT có vẻ như chẳng làm cho dư luận xôn xao mấy. Dân Bắc TT rõ ràng là ít bộc lộ niềm hứng khởi hơn hồi tháng 4 năm 2000, khi có tin hai người lãnh đạo Nam và Bắc TT, Kim Đại Trọng và Kim Chính Nhật, sẽ gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi có hiệp định đình chiến hồi năm 1953.


Hoàng Minh Huy :
"Phật sống" và nhà nước Tàu Từ nay trở đi, bên Tây Tạng thày tu nào mệnh danh là lạt ma tái sinh, để làm Phật sống mà không được nhà nước cấp phép đều trái với luật lệ và không có giá trị. Tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải vừa ban hành một nghị định hy hữu, nhằm kiểm soát chuyện hóa kiếp nhiều lần của những vị "Phật sống" mà tâm linh được cho là đã qua nhiều phen luân hồi liên tục. Kể từ ngày 01 tháng 9 năm nay, những tu viện nào cho rằng đã phát hiện được những "Tulkus" (lạt ma tái sinh) phải xin phép ban tôn giáo của tỉnh liên hệ, là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phê chuẩn hiện tượng đó.


Minh Minh:
Nỗi luyến tiếc của Bảo Đồng ...ngọn cờ đầu cho đợt phản kháng kỳ này là ông Bảo Đồng, nhân vật còn sót lại, năm nay đã 75 tuổi đời. Bảo Đồng là cánh tay mặt của tổng bí thư Triệu Tử Dương (1987-1989), nhân vt đng đu duy nht trong đảng cộng sản Tàu dám đứng ra tìm cách làm dịu bớt thái độ độc tài đảng trị của Mao Trạch Đông. Cả hai, Triệu Tử Dương và Bảo Đồng, đều bị loại vào cuối tháng 5, 1989, sau khi họ Triệu đích thân cầm loa phóng thanh kêu gọi sinh viên đang bừng bừng khí thế đấu tranh tại quảng trường Thiên An Môn. Tiếng gọi của ông vừa dứt thì chiến xa của quân đội nhân dân đã tiến vào để chôn vùi âm mưu cải tiến chính trị và gieo rắc chết chóc trên đại lộ dẫn vào quảng trường lừng danh của Bắc Kinh....


Minh Minh:
Làm tình là yêu nước Ở nước Nga rộng lớn thênh thang ngày nay, cũng còn có những hiện tượng khác thường, không giống ai, chẳng khác gì thời Liên Xô trước kia. Mới đây, qua bài "Sex for the motherland" đăng trên tờ "Daily Mail" ngày 27.7.2007, nhà báo Edward Lucas đưa tin là thanh niên, thiếu nữ Nga được động viên để làm tình và sinh sản qua một trại tập trung. Giống như những trại sáng tác, trại viết văn, trại hội họa, trại điêu khắc, trại âm nhạc,... thường thấy ở chxncn Việt Nam....


Minh Minh:
Dựng dậy bóng ma cộng sản Nhân danh ba chữ "yêu Tổ Quốc", nhà cầm quyền Mạc Tư Khoa có khuynh hướng Xô Viết hóa trở lại lịch sử đất nước. Chế độ Poutine để cho ngọn gió "xét lại" thổi qua Cộng Hòa Liên Bang Nga và muốn gắn liền nước này với đoạn sử thời cộng sản. Qua một lần tiếp xúc với những chuyên viên khoa học nhân văn hồi tháng sáu 2007, Vladimir Poutine nhận xét rằng lịch sử Liên Xô đã có "ít trang hắc ám hơn lịch sử Hoa Kỳ" và những cuộc đàn áp của Staline còn "ít khủng khiếp" hơn chiến tranh Việt Nam hay là Đức Quốc Xã. ...

 


Minh Châu:
Năm bản lề của Trung Quốc Với những điệu múa, những lời ca khúc nhạc, những chùm pháo hoa, pháo bông rực trời để ghi nhắc còn một năm nữa đến ngày Thế Vận Hội 2008, ngày 8 tháng 8 vừa qua đã diễn ra trong bầu không khí đầy dẫy bấp bênh cho Trung Quốc. Năm 2007, nước Tàu sẽ trở thành thế lực kinh tế thứ ba trên thế giới, nhưng hiện nay chỉ là một tên khổng lồ với đôi chân bằng đất sét....

 


Phan Aurélie:
Ly hôn kiểu Tàu Ngày nay ở bên Tàu, hiện tượng làm đồ giả rất ư là phổ biến cho nên dân gian thường rêu rao rằng thứ gì cũng giả mạo được hết. Y như rằng, giả mạo không chỉ hạn hẹp ở vật dụng, sản phẩm, hàng hóa, mà còn lây lan sang nhiều diện khác. Hiện tượng "y như thật" đã bắt đầu từ giả các thứ thường dùng để leo sang lãnh vực phi vật chất, bên phạm trù xã hội hay pháp lý, chẳng hạn như thủ tục ly hôn.

Trong những năm gần đây, số lượng ly hôn giả tạo, được các phương tiện truyền thông loan đi, ngày một leo thang. Tất cả đều có lý do "chính đáng", không vì lý này thì cũng bởi lẽ kia. Nhưng, xét cho cùng thì tất cả chung quy lại đều là vì "tờ-iên-tiên-huyền, TIỀN" thôi! Đồng tiền là cái chi chi mà nó sai khiến và hành hạ đủ mọi hạng người. Vì nó mà thiên hạ có khi bán Trời chẳng mời Thiên Lôi...


Hoàng Huy:
Căn nhà nhỏ cứng đầu Ngày 8 tháng 8 vừa qua, ngày N-365 Thế Vận Hội 2008, dù còn một năm nữa mới đến thời điểm mở hội nhưng Bắc Kinh cũng đã nổi đình nổi đám đánh dấu chương trình chuẩn bị rồi. Nào là pháo bông, nào là vũ điệu ca hát tưng bừng ở Thiên An Môn, nào là hòa nhạc cổ truyền ở Vạn Lý Trường Thành. Thế nhưng, cách xa quảng trường nổi tiếng mấy xóm nhà, bà Sun Ruoyu và người chị có trông thấy ánh sáng của pháo liên hoan trên vòm trời, nhưng lòng vẫn xao xuyến vì số phận của căn nhà chưa ngã ngũ ra sao cả. Thì ra, cùng với ban tổ chức TVH, hai bà cũng chạy đua với thời gian, không phải mong đến ngày lễ lớn, mà nghĩ về thân phận của ngôi nhà truyền tử lưu tôn.
...


Phan Elodie:
Linh miêu Dân gian mình thưng kháo nhau rng mèo đen là dấu hiệu của điềm chẳng lành và khi có người chết chưa tẩn liệm không nên để cho mèo nhảy ngang, có khi xác chết ngồi dậy, thành quỷ nhập tràng, đi tìm đối tượng. Nghe thế thì biết vậy chớ chưa thấy xác nghiệm bao giờ. Điều đã kể cứ in trong đầu óc, nên chi đừng để cho mèo quanh quẩn trong nhà, khi gia đình có chuyện, cho chắc ăn.

Mãi đến bây giờ, đọc báo thấy có thông tin về chú mèo Oscar, ở Rhode Island - bên Mỹ hẳn hòi - có đặc điểm lạ kỳ và khó tin là mèo ta phát hiện được giờ phút hấp hối của bịnh nhơn. Như vậy có đáng tin không, vì đâu phải chuyện truyền khẩu mà do tạp chí y học, "The New England Journal of Medecine", tường thuật đàng hoàng. Câu chuyện đã được đăng trên tạp chí đó ngày 26 tháng 7 năm nay, dưới ngòi bút của David M. Dosa, M.D., M.P.H. (MD: Doctor of Medecine, bác sĩ y khoa, M.P.H.: Master of Public Health, chuyên ngành y tế công cộng)....


Minh Thảo:
Thầy thuốc giết người Nhớ lại hồi năm ngoái, có một người Nga, xưa kia làm mật vụ nay tỵ nạn bên Luân Đôn, bị giết chết bằng thuốc độc. Qua một bức thư công bố hai ngày trước khi qua đời, Alexandre Litvinenko đã tố cáo tổng thống Liên Bang Nga, Vladimir Poutine, là người trực tiếp chịu trách nhiệm về cái chết của mình. Còn ông bộ trưởng Nội Vụ Anh thì cho biết là Alexandre đã bị đầu độc bằng Polonium 210, một chất phóng xạ, độc hại, rất hiếm và cực mạnh.

Nhân biến cố này, và ngược dòng lịch sử LX, người ta được biết rằng từ Lénine đến Brejnev, nhiều loại độc tố đã được những cơ quan mật vụ Liên Xô (LX) sử dụng để thủ tiêu những tên "phản đảng", những người đối kháng và những "kẻ thù của nhân dân", ở trong nước LX cũng như ở hải ngoại. Sau khi LX sụp đổ hồi 1991, người ta nghĩ rằng có thể "viện bào chế độc dược số 12" đã ngưng hoạt động. Thế nhưng không, chính Alexandre Litvinenko, trong quyển sách "La Bande Criminelle de la Loubianca" (Tập đoàn tội ác Loubianca), đã cho biết là nó vẫn còn hoạt động và xác nhận rằng cơ quan FSB (Sở An Ninh Liên Bang Nga, trụ sở ở Loubianca, Moscou) - bộ phận thừa kế KGB (Sở Tình Báo LX) - đã dựng dậy "viện bào chế độc chất" của họ.


Hoàng Huy:
Thế vận hội Bắc kinh chạy đua với thời gian Ngày 8 tháng 8 năm 2007, còn đúng một năm nữa Bắc Kinh mới mở hội thế vận, ấy thế mà Trung Quốc đã đánh dấu thời điểm "một năm trước, J-365" thật tưng bừng. Cũng pháo bông, cũng cờ xí, cũng vũ điệu múa hát tưng bừng tại quảng trường Thiên An Môn. Nước rộng, dân đông, người Hoa làm gì cũng nổi đình, nổi đám, thu hút sự quan tâm, làm cho người người phải chú ý.

Mới 6 giờ sáng, trên tiền đình nhà ga trung ương của Bắc Kinh đã thấy một vài bãi nước bọt đã được ai đó khạc nhổ tùm lum vì vào giờ đó, các tác giả của những bãi nước bọt kia không sợ bị những người cổ vũ cho những cử chỉ đẹp bắt gặp. Để nhắc nhở dân chúng làm đúng bổn phận công dân của một đất nước văn minh hiện đại, trong dịp đất nước mở cửa đón chào biến cố thể thao cấp hoàn vũ, những bộ óc ở Trung Nam Hải tung ra những đội quân hướng dẫn, với mủ và băng tay đỏ, để canh chừng và ép buộc nhân dân phải vào khuôn khổ mát mắt, đẹp lòng...


Minh Nguyệt :
Thịt chuột bên Tàu
Mấy ngày nước lên cao vừa qua ở miền Hoa-Trung, lũ "gặm nhấm" bị động ổ chạy tứ tán. Những đấng "con Trời" thi nhau rượt bắt "xuất khẩu" xuống miệt Hoa Nam để tăng chất lượng ẩm thực của các tửu lầu. Thế nhưng, trên một đất nước thênh thang rộng, thứ gì cũng đồ sộ và ồ ạt. Nên chi, nghe nói đâu qua thiên tai đó, Hoa-Trung phải gánh chịu cả hai nghìn tỉ con chuột. Làm gì cho hết, giết đi không xuể mà tiêu thụ thì cũng ứ tới cổ.

Thế là, những nhà kinh doanh bèn chốp thời cơ ăn nên làm ra một mẻ, đem bán tống, bán tháo cho những tửu lầu phía Nam. Thiên hạ kháo nhau rằng gần đây, chuột đầy đàn, đầy đám và người dân Quảng Châu, nhiều tiền lắm bạc, thích ăn của lạ. Tương truyền rằng người dân đất Quảng Đông nổi tiếng là hay ăn bất cứ thứ gì xê dịch được.


Phan Nguyễn :
Ngày vinh quang của bác nông dân Ngày lễ Quốc Khánh 14.7.2007, một lễ hội đầu tiên của nhiệm kỳ 5 năm, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định tiến hành một cách độc đáo, không giống với các tổng thống tiền nhiệm. Trong khi đi duyệt binh trong cuộc diễn binh chưa từng thấy, với sự tham dự của đại diện quân sự từ 26 quốc gia còn lại của cộng đồng Châu Âu, ông ra lệnh tạm dừng xe trong giây lát để xuống đường bắt tay quần chúng đứng xem hai bên lề đại lộ Elysées.

Tiệc trà trong công viên của điện Elysée, thay vì mời quan khách có máu mặt, ông chỉ mời những người có kỳ công hoặc phải chịu đau thương trong cuộc đời. Tối đến ông cho tổ chức buổi liên hoan ca nhạc tại quảng trường "Champs de Mars" dành cho quảng  đại quần chúng. Đúng như Nicolas Sarkozy quan niệm, quốc khánh là ngày lễ của nhân dân, chứ không phải là của chính phủ.


Nguyễn Thị Lệ Liễu - Ký & ảnh:
Sàigòn 2007 - Hãy đi cùng tôi...   
Tôi giật mình thức dậy, ngơ ngác không biết mình đang ngủ ở đâu, Cái Bè hay Vĩnh Long?  Căn phòng tối, ánh sáng lờ mờ ban mai xuyên qua khe hở của bức mành rọi lên những con cò con hạc lơ lửng trên tường. Phải mất hết mấy phút tôi mới định thần được mình đang nằm trong phòng ngủ của nhà mình, và mấy con cò con hạc ấy là những tấm ảnh do tôi chụp cách đây vài năm.
Như một giấc mơ, tôi rời Việt Nam.
Như một giấc mơ, tôi trở về Việt Nam.
Ba tuần lễ sau ba mươi hai năm, tôi lại rời Việt Nam một lần nữa.
..


Minh Châu :
Phú quý sinh lễ nghĩa

Dân gian ta có câu "tiên học lễ, hậu học văn". Thế nhưng vào thời buổi bị bắt buộc phải chạy đua và vật lộn với cuộc sống, đôi khi người ta thường nghĩ đến những điều thực tế và thực tiễn trước cái đã, phớt lờ đi thứ tự ưu tiên trong cung cách đào tạo con người.

Thế nên, giờ đây, trước ngưỡng cửa của một diễn biến được nhiều người quan tâm, Trung Quốc, một đất nước khổng lồ có tầm cỡ, thu nhập đầu người được cho là tiên tiến trên hoàn cầu, cần phải đặt lại vấn đề lễ nghĩa trong giao tế nhân sự. Trễ còn hơn không. Với trình độ kinh tế như vậy lẽ ra con dân người Hoa phải có một lối sống văn minh văn hóa, không chỗ chê, đáng làm gương mẫu. Ấy vậy mà không, cho nên để tạo điều kiện tốt khi làm nước chủ nhà cho Thế Vận Hội 2008, Trung Nam Hải thấy cần phải rèn luyện cho nhân dân mình những kiểu cách sinh sống lịch sự, văn hóa và văn minh....


CCTD - 5.07.2007:
Bà già giết giặc Trong nỗ lực tìm hiểu chiến dịch "tham ô nhũng lạm", đang trường kỳ mai phục trong đảng cộng sản Việt Nam, con đẻ thân thương của cha già dân tộc - chính thức là độc thân ngoan cố, nhưng vậy mà không phải vậy - một ký giả của hãng thông tấn AP (Assiociated Press) từ Hà Nội đưa tin cho CNN đăng tải ngày 4.7.2007, cho biết là vừa phát hiện được một mầm mống trừ tham diệt nhũng. Tuy là mầm mống nhưng không phải là mầm non, nhưng ở đây lại là một mụ già bảy mươi lăm tuổi đời, không biết bao nhiêu tuổi đảng, không nghe nói có phải là thuộc loại "mẹ chiến sĩ" hay không, nhưng cũng cứ suy tôn đại cho bà ta là thuộc hạng "bà già giết giặc" đi (Ảnh đính kèm).
Bản tin AP tiết lộ rằng, ở cái xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam anh hùng đó, hầu hết con dân Việt Nam gốc cách mạng hay gốc ngụy đều như nhau, nghĩa là đều im hơi lặng tiếng khi bị công an đè cổ ra mà lấy tiền đút, của lót. Riêng bà Lê Hiền Đức, thuộc hạng bà ngoại, bà nội trẻ con, với 75 tuổi đời không ngán bất cứ một tên công an nào hết mà còn kiên quyết đánh trả, với âm mưu ý đồ diệt cho tận gốc, diệt cho bằng được cái thứ sâu bọ xã hội chủ nghĩa đó. Nội danh tính của bà cũng đã nói lên cái phẩm chất của con người là vừa sinh sống trên đời một cách "hiền" lành phúc hậu, khi chết đi rồi còn muốn để "đức" lại cho hậu duệ, con cháu mai sau.


Hoàng Minh Huy - 28.06.2007 :
Ba con số bảy Người mình thường có thói quen cho những điều trùng hợp trong đời sống phải có một cái gì đặc biệt, phải có một ý nghĩa gì, hên xui may ruổi buồn vui lẫn lộn. Không biết có nên cho đó là tin dị đoan hay không?
Dựa theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì dị đoan có nghĩa là "huyển hoặc, không hợp lý, không đúng chính đạo". Còn từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học thì dị đoan là "điều quái lạ, huyền hoặc, do tin nhảm nhí mà có". Như vậy, tình hình nói trên cũng khó khẳng định được là dị đoan mà tưởng nên cho là kinh nghiệm đời sống.
Thực thế, chúng ta đã có ngày 1 tháng 1 là Tết Nguyên Đán, ngày 5 tháng 5 là Tết Đoan Ngọ, đêm 7 tháng 7 là đêm thất tịch cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, ngày 10 tháng 10 dương lịch là quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. Và năm nay, thiên hạ lại bàn tán đến một ngày độc đáo khác tập hợp lại ba số bảy liền. Nói một cách cầu kỳ, trịnh trọng, kiểu đồ nho là ngày "tam thất" vì ngày đó của dương lịch hội đủ ba số 7: ngày 7 tháng 7 năm lẻ 7. Rộng thêm chút nữa ta có thể gọi là ngày "tứ thất": thứ 7, 7 tây, tháng 7 năm hai ngàn lẻ 7.
..


Minh Hương Huyền:
Bất mãn dài dài ... ... Ấy thế mà không, năm mươi năm sau, mang thân phận di tản buồn sang tạm dung đất Pháp thì lại thấy đó là một hiện tượng khá phổ biến. Giả từ một đất nước Việt Nam bị chụp mũ đỏ sao vàng, bịt mắt, khóa miệng, trong một cuộc sống yên lặng mà nơm nớp, dòng đời e sợ chảy êm như lục bình trôi sông Hậu, sông Tiền, để sinh sống giữa lòng thành phố Paris chói chang ánh sáng của "Tự Do, Công Bằng và Bác Ái", người tỵ nạn kia bỗng thấy ngỡ ngàng với những cuộc xuống đường gần như cơm bữa, với biểu ngữ, bích chương, cờ xí công đoàn tung bay theo gió, khẩu hiệu oang oang qua loa phóng thanh, với hàng hàng lớp lớp con người, lũ la lũ lượt kéo qua phố phường. Họ rủ nhau đi như trẩy hội ngày xuân, có khi thổi kèn đánh trống, đập thùng fût, gõ nồi gõ chảo, thổi tu huýt, cười cười, nói nói, dung nhan bình thản trơ trơ, không đi đôi với nội dung phản kháng. Như những con người được thuê mướn, làm vì, chẳng ăn nhằm gì với cuộc biểu tình. Nên chi, đoàn người đó cứ lang thang qua hết ngỏ này sang đường khác - đôi khi cùng lúc hai ba cuộc biểu tình với đề tài tranh đấu khác nhau ở nhiều khu trong Paris - mà cảnh sát chỉ lưa thưa canh chừng với một thái độ bàng quan. Một đoàn người được ước lượng mỗi bên một cách. Phía biểu tình cho là năm mươi nghìn chẳng hạn thì cảnh sát thành phố, tính toán ra sao không biết, lại tuyên bố chỉ có hai hoặc ba mươi nghìn. Một hiện tượng mà hai cách nhìn khác nhau thì chân lý nằm ở đâu đây? ... .... ....


Thiên Hương :
Sài Gòn bây giờ ...Có những người đang giàu và sẽ giàu mãi lên nhưng với đa số dân, đời sống kinh tế chật vật, bảo hiểm y tế không có, nếu gặp một biến cố nào, khi đau ốm cuộc sống gia đình sẽ ra sao. Đi vào một tiệm gội đầu, nhìn các cô gái gội đầu và massages cho khách mà thấy ngậm ngùi. Gương mặt các cô cúi xuống, những ngón tay nhỏ bé nắn bóp những cánh tay to lớn của những người khách ngoại quốc, cam chịu đến não lòng. 

Thành phố càng ngày càng đông, sức sống ngần ngật nhưng có vẻ như quá tải. Nhịp độ tăng trưởng quá nhanh nhưng không cân xứng. Các cửa hàng dịch vụ, nhà hàng, các khu ăn chơi mọc lên như nấm nhưng con số các trường công lập, các nhà thương công hình như không nhiều thay đổi. Nhiều người giàu quá giàu nhưng vẫn rất nhiều người còn quá nghèo. Cái giàu lộ rõ, cái nghèo chìm hơn nhưng mênh mang như những tiếng thở dài...


Minh Thùy - RFA:
Charlie Trực Nguyễn, đạo diễn phim Dòng Máu Anh Hùng Charlie Nguyễn: Đây là bộ phim về thời kỳ Pháp thuộc, trong nước có quân khởi nghĩa nổi lên rải rác khắp nơi chống lại gánh nô lệ của Pháp xảy ra khoảng thời gian 1920, trước thời kỳ Nguyễn thái Học, khoảng thời gian của Hoàng hoa Thám.

Lúc bấy giờ Pháp chia nước Việt Nam thành 3 miền, địa lý khó khăn, phương tiện truyền thông hồi xưa cũng khó nên những người đứng lên chống Pháp rất rời rạc, không có sự liên kết với nhau.

Bộ phim DMAH dựa trên tình hình đất nước lúc bấy giờ, theo sát một nhân vật nam được đào tạo ở bên Pháp và đưa trở về Việt Nam làm mật thám cho Pháp để truy lùng bắt những nghĩa quân. Trên con đường nhiệm của anh thì anh gặp một nữ nghĩa quân, là con gái của một thủ lĩnh nghĩa quân đang làm cho người Pháp rất nhức đầu.

Cường, nhân vật nam là mật thám có nhiệm vụ bắt cha cô gái này, vì vậy khi bắt được cô thì Cường và đồng đội lợi dụng cô ta, làm mồi để bắt cha cô ấy. Câu chuyện đưa đẩy 2 nhân vật này vào cuộc phiên lưu. Nói như vậy thôi, nói nhiều quá thì khi khán giả xem phim bớt hấp dẫn đi.


Phạm Văn Tuấn:
Tượng nữ thần Tự Do Bức tượng Nữ Thần Tự Do là một món quà thiện chí của nhân dân Pháp tặng cho nhân dân Hoa Kỳ và được đặt trên một hòn đảo nằm trong hải cảng New York, hoàn thành vào năm 1886. Tượng Nữ Thần Tự Do là một nữ đại sứ của tình huynh đệ giữa hai quốc gia Pháp và Hoa Kỳ, với nước Pháp chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ" (Liberté, Égalité, Fraternité), kết hợp với lòng trông đợi của người Mỹ về "Đời Sống, Tự Do và việc theo đuổi Hạnh Phúc" (Life, Liberty and the Pursuit of Happiness).

Hơn một thế kỷ về trước, một nhà điêu khắc người Pháp đã phác họa ra bức tượng này rồi kể từ đó, bức tượng Nữ Thần Tự Do đã là một biểu tượng độc đáo của miền Bắc Mỹ. Đây là hình ảnh của một nhân vật chịu đựng, khắc khổ, cương quyết với cánh tay vươn cao, giơ lên ngọn đuốc để đón tiếp hàng triệu người di cư tới miền đất mới của Bắc Mỹ, họ là những người đi tìm kiếm một đời sống tốt lành hơn cùng với các tự do chính trị và tôn giáo. Tượng Nữ thần Tự Do biểu hiện các lý tưởng về lòng trắc ẩn, sự an toàn, niềm hy vọng, sự hướng dẫn và trên hết là chủ trương Tự Do của các nhà lập quốc Hoa Kỳ. Bức tượng cũng là niềm tin của nhiều sắc dân tha hương trên Thế Giới.


Minh Minh :
Tượng Đầu Đầm Đặt bước lưu vong trên đất nước cộng hòa Phú Lang Sa, một miền tạm dung khá xa lạ, nhưng người lữ khách kia vẫn nhận diện được một chút gì quen quen khi nhìn thấy cái tượng "Đầu Đầm" chễm chệ ở một vị trí quan trọng trong những công sở. Không lạ là vì từ cái tuổi mười mươi trên quê hương xứ sở, dưới mái trường thân thương, trong buổi hưng thời của ca khúc "Maréchal, nous voilà", hắn ta đã từng nhìn thấy những cái tượng bán thân của một đại quan, đầu đội mũ kê-pi, chỏm vuông cạnh, dưới mũi là bộ râu mép sung túc và khí thế. Lớp học nào cũng có một cái tượng như vậy và được biết đó là tượng của thống chế Pétain, người đứng đầu của một nửa nước Pháp bán linh hồn cho Hitler.

Thế rồi thời gian cứ "ông đi qua, bà đi lại", lúc nào hắn ta cũng thấy có một cái tượng, hết quốc trưởng đến tổng thống rồi cuối cùng là tượng của "Bác". Thấy riết rồi cũng quen mắt, nhàm tư tưởng, coi cái tượng như là một cục đất nằm đó, chẳng biết để làm gì. Không ai màng đến nó mà nó cũng chẳng giúp đỡ hay che chở gì ai. Ấy vậy mà không có là không được!


Phan Quân :
Lấy chồng xa Trong kế hoạch to lớn "xóa đói giảm nghèo" của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), dường như chiến dịch để cho con gái Việt Nam đi lấy chồng xa là một khâu khá quan trọng. Cho nên hồi gần đây, đã rộ lên những vụ "cưới xin" từ những nước ngoài như Đài Loan, Triều Tiên, v.v. Thế nhưng, cùng với đà đó cũng nổi lên không biết bao nhiêu là thảm trạng đau khổ của cô dâu Việt Nam, một khi đã sống cầu bơ, cầu bấc, bơ vơ nơi xứ lạ quê người!

Ngày 14 tháng Năm vừa qua, mạng thông tin "New America Media" có đưa bài viết của Aruna Lee, "Korea's Desperate Housewives: Foreign Wives Find Korea a Bad Fit", qua đó người ta mới thấy nỗi khổ tâm của người con gái đất Việt ở quê nhà chồng kia.


ĐàoThái Văn :
TỪ TIẾNG HÁT SÔNG HƯƠNG ĐẾN ...CÔNG NGHỆ MÃI DÂM Cách đây hơn bốn mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường PTTH, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài "Tiếng hát sông Hương" của "nhà thơ lớn" Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch,  chân đất, vốn chưa biết gì về nạn mãi dâm.


5.03.2007 | Trần Khải Thanh thuỷ :
Ba bà đi mắng... lợn to (!)

Sáng 30 tết, giữa lúc bà con Hà Nội tưng bừng đón tết, phố phường chìm trong  cảnh vật náo nhiệt của ngày cuối năm...Từng làn mây bay cao, bay xa, ung dung, lãng đãng nơi bầu trời. Muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi... bà con dân oan đang bần thần thơ thẩn trước khí tết, cảnh xuân  mà buồn cho mình, cho chế độ cộng  sản  mà mình không may rơi vào. Từ địa vị người dân lương thiện, hiền lành, chân chất, nhờ sự lãnh đạo tài tình của đảng: " Trùng trùng quân đi như cướp, lớp lớp bà con hãi hùng, chúng đem xe ủi, san, lấp tan hoang nhà dân, ôi kiếp người vì ai tăm tối?  "... bỗng tiếng còi cảnh sát vang lên, bóng áo vàng,  áo  xanh, áo nâu, áo đen chạy nhộn nhạo...Từ Hoà Bình, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Yên Bái, Ninh Bình v.v. Mỗi tỉnh một xe, cùng năm, bảy cán bộ công an, bảo vệ , dân phòng, theo chỉ thị của đảng bé cũng như đảng to, lầm lụi ra  quân từ tinh mơ, mờ đất, tràn vào khuôn viên vườn hoa bắt người của tỉnh mình. Cứ hai, ba người đàn ông co kéo, xốc nách một người đàn bà bé nhỏ, còi cọc lên xe , miệng gầm gào, la lối: ...


25.02.2007 | Phan Quân :
Đường ranh Nam-Bắc
Như một chuyện dài của lịch sử Việt Nam, vấn đề chia rẻ Bắc-Nam, sau mấy mươi năm thống nhất, dưới bóng mây đen của xã hội XHCN, vẫn chưa chịu nằm yên. Theo nguồn tin AP (Associated Press) đánh đi từ thành phố Hồ Chí Minh ngày 24.2.2007 thì vẫn còn có dư luận cho rằng "người miền Bắc khiếm nhã, ăn nói buồn cười, lái xe vung mạng và thiếu óc thẩm mỹ".
Nhận xét nói trên đã phát động một trận chiến qua bút ký trên mạng (Blog) cực kỳ căng thẳng và gay go. Phát súng khơi màu mới đây xuất phát từ một tay Blog của thành phố Hồ Chí Minh. Phát súng đi thì lập tức có phát súng bắn trả từ Hà Nội, cách đó 700 dậm (1130 cs) - phải nói là phát tên lửa - với một loạt Blog căm giận, kèm theo một vài điện thư, nhắn qua điện thoại di động, hâm dọa chặt đầu, cắt cổ tên Blogger miền Nam.
Câu chuyện nói trên, tuy là thầm lặng giữa hai kẻ thù khiếm diện nhưng cũng phát hiện ra một sự thật khó xử, dai dẳng và xuyên suốt của Việt Nam nghìn năm văn hiến. Vì những ý nghĩ chẳng lành, không hay, khó mà tan biến. Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ phải mất gần 150 năm mới hàn gắn được vết thương nội chiến Bắc-Nam. Trong khi đó trận chiến huynh đệ tương tàn Hà Nội-Sài Gòn chỉ vừa mới chấm dứt được có 32 năm.


12 .02.2007 | Phương Anh, phóng viên đài RFA :
Nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, Người phụ nữ được trao giải Hellman/Hammet
Vào ngày thứ ba, ngày 8 tháng 2 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã chính thức công bố danh sách 45 người viết văn trên toàn thế giới được trao giải cao quí Hellman- Hamme. Mục đích của giải là để công nhận và vinh danh tinh thần can đảm của họ trước những sự đàn áp của nhà cầm quyền.
Tám người trong số này là người Việt Nam đang sống ở trong nước, trong đó có một phụ nữ là nhà Trần Khải Thanh Thuỷ. Bà thường viết bài bênh vực cho những người dân oan bị nhà nước chiếm đoạt đất đai. Nhận xét về nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, bà Sophia Richardson, Giám Đốc Vụ Châu Á của Human Right Watch đã nói như sau:
"Trần Khải Thanh Thuỷ là một phụ nữ can đảm, bà ấy đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.. Cũng có những phụ nữ khác được đề nghị lãnh giải nhưng chúng tôi nghĩ rằng bà ấy xứng đáng hơn. Chúng tôi tin chắc bà ấy rất xứng đáng khi được trao giải này. ...


Chuyện dài về khuyết tật trong tính cách Việt
Một người bạn nước ngoài kể rằng có lần, sang Việt Nam, anh bị lạc đường tại TPHCM. Rút tấm bản đồ thành phố mang theo, anh chặn lại một cách ngẫu nhiên vài người đi qua để hỏi thăm đường về khách sạn; và anh phát hiện một điều: không một ai làm được việc mà anh yêu cầu là xác định vị trí nơi họ đang đứng, trên bản đồ.
Anh bạn còn nhận xét rằng năng lực định vị đồ vật của một số người Việt Nam cũng không được tốt lắm. Chuyện này không liên quan đến khả năng ngoại ngữ, bởi anh thường cố gắng giao tiếp bằng tiếng Việt với những người Việt không quen biết trước. Nói chung, anh cho biết, để mô tả vị trí của một vật nào đó trong không gian vật lý (chẳng hạn, căn nhà nằm trong con hẻm, panô quảng cáo ở ngã tư), những người Việt anh giao tiếp thường tốn khá nhiều công sức. Họ loay hoay với nhiều phương án liên kết vật cần được định vị với các vật khác mà không dứt khoát theo đuổi phương án nào; bởi vậy, không có phương án nào được hoàn thiện. Hậu quả là càng cố giải thích, sự việc càng trở nên rối rắm và không thể hiểu được, thậm chí… cả đối với chính người giải thích.


"Hai Lúa" tiếp tục chế tạo máy bay
Anh Trần Quốc Hải, ấp 2, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - người được mệnh danh là "Hai Lúa" chế tạo máy bay, mới đây lại cho ra đời một chiếc trực thăng dài 11 m, rộng 2,3 m và cao 3,5 m.
Năm 2004, cùng với anh Lê Văn Danh, Trần Quốc Hải lần đầu tiên chế tạo máy bay nhưng không được cất cánh. Chiếc trực thăng cũ của anh mặc dù được cả nước biết đến nhưng hiện đang nằm đắp chiếu tại nhà. Nó bị huyện đội Tân Châu ách lại vào ngày 3/2/2004, không cho bay thử nghiệm khiến anh Hải buồn thiu, mặt mày ủ rũ như tàu lá chuối héo. Sự việc này coi như thất bại, nhưng anh vẫn ấp ủ ước mơ làm ra máy bay, vẫn muốn chứng minh con người Việt Nam thời nay có thể làm được nhiều kỳ tích.


Trần Khải Thanh Thuỷ / Phóng sự điều tra : Vườn hoa Mai Xuân Thưởng- những bông hoa bị giày xéo Bất cứ ai là người Hà Nội, nghe nhắc đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng phải rùng mình ngao ngán, bởi nơi đây chứa chất bao cảnh ngộ đau buồn của 64 tỉnh thành cả nước dồn về. Những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo trong tác phẩm hiện thực phê phán của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố thời Phong kiến tham tàn thối nát, sao lại ùa trở về thiên đường xã hội chủ nghĩa do đảng tài tình lãnh đạo, và còn khổ sở gấp trăm ngàn lần thời xa xưa? Bài viết này chỉ xin đề cập tới vài mẩu đời phụ nữ được chính thể cộng sản "chăm sóc, ươm trồng" trong vườn hoa của tổ quốc (chính xác hơn là địa ngục xã hội chủ nghĩa) mà bản thân tác giả trực tiếp trò chuyện, gặp gỡ, ghi nhận... >> XEM TIẾP >>


Phương Anh, phóng viên đài RFA : Tình trạng phá thai ở tuổi vị thành niên Theo thông tin trên VNExpress vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1, 4 triệu ca nạo phá thai, trong đó có 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% ca khi còn ở tuổi vị thành niên. Điều rất đáng lo ngại là số trẻ vị thành niên đi nạo phá thai ngày càng nhiều.

Chỉ riêng tại bệnh viên Từ Dũ ở TPHCM, trong chín tháng đầu năm 2006, đã có tới gần 19000 ca nạo phá thai và số trẻ vị thành niên đến đây rất nhiều. Tình trạng này khiến cho phụ huynh cũng như các giới chuyên môn về y khoa, cùng những nhà xã hội rất băn khoăn. Nguyên nhân vì đâu càng ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên đi nạo phá thai như thế? Mời quí vị nghe những ý kiến của họ trong chương trình kỳ này. >> XEM TIẾP >>


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA : 5 phóng viên Mỹ gốc Việt thắng giải truyền thông cho người thiểu số ở Hoa Kỳ Giải báo chí xuất sắc dành cho phóng viên các cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ, do tổ chức New America Media trao tặng, đã diễn ra hôm thứ Ba vừa rồi tại thủ đô Washington. Thanh Trúc có mặt tại chổ để mong tường trình lại cùng quí vị trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Đây là lần đầu tiên New America Media, một hiệp hội truyền thông ở Hoa Kỳ, đưa về thủ đô Washington DC một buổi tiếp tân long trọng và cũng là lần đầu tiên trao giải thưởng danh dự về tác nghiệp cho các ký giả, bình luận gia, phóng viên truyền thanh, phóng viên truyền hình thuộc các báo, đài, TV của những cộng đồng thiểu số đang sinh sống ở Mỹ. >> XEM TIẾP >>


Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt : Cô dâu và lao động Việt ở Đài Loan Từ khi nền kinh tế Đài Loan phát triển, nhu cầu lao động nhập cư ngày càng tăng. Người Việt Nam đến Đài Loan chủ yếu với tư cách là lao động nhập cư và phụ nữ lấy chồng qua môi giới hôn nhân. Có nhiều ví dụ về cuộc sống gia đình hạnh phúc của các cô dâu Việt ở Đài Loan. Nhưng truyền thông và dư luận chú ý nhiều hơn đến các trường hợp kém may mắn.
Cô Nguyễn Trúc Linh năm nay 26 tuổi, nói với BBC rằng cuộc hôn nhân của có vấn đề tình cảm, mà chủ yếu theo cô là vì khác biệt văn hóa và ngôn ngữ: -Tôi sang Đài Loan lấy chồng được chừng bốn năm thì có vấn đề tình cảm. Giữa người Hoa và người Việt Nam cuộc sống rất khác nhau và trong gia đình không giống như người Việt mình sống với nhau.  >>XEM TIẾP >>

 


SỰ
XÃ HỘI

TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.