PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                        TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  KÝ SỰ XÃ HỘI

18.10.2008 - Gs. Tương Lai : Những cảnh báo về môi trường xã hội Kinh tế đang là vấn đề nóng bỏng đòi hỏi phải tập trung ý chí và trí tuệ để tìm cách tháo gỡ. Nhưng không vì thế mà buông lơi những bức xúc xã hội., vì nói xã hội là nói con người. Hiểm họa do sự tàn phá môi trường tự nhiên thì con người lãnh đủ. Nhưng con người cũng là thủ phạm của sự tàn phá đó. Và cũng con người đang tàn phá môi trường xã hội, tức là tàn phá chính mình...


12.10.2008 - Cẩm Quy : Cô giáo bỏ tiền túi ... dụ học trò đến lớp Mua kẹo “nhử” học trò xuống núi! - Cưỡi xe máy đi gọi học trò! - Bỏ tiền túi nấu cơm nuôi trò - Cô giáo… chăn trâu hộ trò! Với miền xuôi, chuyện này đáng lọt vào danh mục “chuyện lạ”! Nhưng với miền núi, đây lại là chuyện thường ngày! Con đường đến trường của các em học sinh vùng cao còn quá gập ghềnh, và những câu chuyện ngược đời nhưng có thật đã ra đời từ đó...


PSN 10.10.2008 - Cố Nhân : Sau án mạng Điện thoại của Staline reo khá lâu mà không ai trả lời, ông chánh văn phòng Poskrebychev bắt lấy, và đầu dây bên kia, Tchoudov, người trợ lý của Kirov loan báo hung tín của Leningrad. Không liên lạc được Staline qua điện thoại, ông chánh văn phòng cho người đích thân đi tìm. Thì ra "Chúa Tể" bận họp với Molotov, Kaganovitch, Vorochilov và Jdanov. Khi hay tin, Staline vội vàng gọi ngay Leningrad và nói chuyện thẳng với người bác sĩ pháp y. Sau đó, Staline gọi trở lại hỏi cách ăn mặc của tên sát nhơn, có đội mũ không, có mặc quần áo hiệu nước ngoài không?...


PSN 1.10.2008 - Cố Nhân : Một đồng chí phải triệt tiêu Mùa hạ năm 1934, công cuộc trấn áp đối lập và nông dân có vẻ giảm bớt. Tháng Năm, trùm mật vụ OGPU, Viatcheslav Menjinski - một học giả ít khi xuất hiện vì luôn bịnh hoạn và thường ngồi trong phòng kín để nghiên cứu - đã qua đời. Báo chí loan tin là Cơ Quan OGPU bị nhiều người ghét đã tan biến theo ông ta vì bị xáp nhập với cơ quan nội chính mới, NKVD. Biến cố này làm cho người ta hy vọng là sẽ có được một thời kỳ tự do mới ở Nga. Nhưng, người kế nhiệm ông không ai khác hơn là  Guenrikh Yagoda, trước kia đã từng điều khiển OGPU một thời gian...


PSN 20.09.2008 - Gs. Tương Lai : Đi tìm một lời giải cho bài toán nông thôn và đô thị Điều quan trọng nhất là từ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, một quan điểm càng tỏ ra không ổn, đang bị phê phán, và thực tế của nhiều vùng phát triển trên thế giới đã bác bỏ. Đó là quan điểm cho rằng vai trò của nông nghiệp, nông thôn ngày càng thu hẹp và hạ thấp, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, dẫn đến sự kết thúc của văn minh nông nghiệp để thay thế bằng văn minh công nghiệp...


PSN 17.09.2008 - Cố Nhân : Mặt trái của huy chương Trong cuộc đi săn bằng thuyền máy với Nestor Laboka – Bí Thơ chi bộ Đảng Abkhazie – thình lình một tràng tiểu liên từ trong bờ biển bắn ra. Tên cận vệ Vlassik nhào tới Staline và xin phép trả đũa. Vừa bắn trả, chiếc du thuyền "Ngôi Sao Đỏ" vừa quay mũi chạy nhanh ra khơi. Ban đầu Staline tưởng đâu người Géorgie bắn chào mừng, nhưng rốt cuộc lại nghĩ khác...


Nguyễn Thị Lan Anh : Đốt đèn tìm Trung thu Ở Sài Gòn, Trung thu có mặt rất sớm. Từ tháng Sáu âm lịch, lác đác trên đường phố đã xuất hiện những quầy bánh trung thu. Nhưng phải từ sau ngày tựu trường 5-9 trở đi, người Sài Gòn, nhất là trẻ em tiểu học, mới thực sự bị mê hoặc bởi vẻ quyến rũ của bánh trung thu, đèn trung thu. Nói đèn trung thu không thể không nhắc tới làng đèn Phú Bình – nơi sản xuất đèn giấy bóng kính lâu năm nhất Sài Gòn. Những ngày này, khắp làng Phú Bình, đâu đâu cũng cảnh chẻ tre, vót nan, dán giấy bóng kính, tô màu… rất nhộn nhịp...


PSN 6.09.2008 - Gs. Hoàng Tụy : Cơ chế sản sinh ra tham nhũng ...Nhiều người bảo ngay ở một số nước tiên tiến tham nhũng cũng đầy rẫy. Đúng thế, nhưng ở các nước ấy tham nhũng dù sao cũng chỉ hạn chế ở một số nhân vật cấp cao của chính quyền nên người dân ít bị nhũng nhiễu. Còn ở ta thì tham nhũng hoành hành khắp ngõ ngách, từ anh cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ đến những cán bộ, nhân viên làm việc ở xã, phường vòi tiền “bồi dưỡng” của người dân để làm một số việc trong trách nhiệm thường ngày của họ. Tuy nhiên cần thấy rõ: nếu suy xét công bằng thì trong các hành vi phạm pháp đó chỉ 1/10000 là phạm tội. Còn lại, người ta phạm pháp chẳng qua vì cơ chế đẩy họ tới chỗ không làm thế không sống được! ...


PSN 5.09.2008 - Cố Nhân :  Lão góa vợ quyền thế Nadia mất rồi, sinh sống trong gian phòng của dinh Potechny và trong điền gia trang Zoubalovo, những nơi mà ông đã từng chung sống qua với Nadia, Staline rất lấy làm đau khổ. Thấy vậy, Boukharine – lý thuyết gia Bộ Chánh Trị - đề nghị Staline đổi nơi ở với ông ta. Tư dinh mới của Staline, nằm ngay ở từng dưới của văn phòng ông, có một khung cảnh chẳng mấy hấp dẫn, bị cô con gái Svetlana sau này cho rằng chẳng phải là tổ ấm. Vậy mà Staline giữ mãi cho đến khi chết...


PSN 26.08.2008 - Cố Nhân : Con người trí thức Ngày 26.10.1932, một nhóm chừng năm mươi văn sĩ, qua sự lựa chọn kỹ lưỡng, được mời một cách bí mật đến tư gia của tiểu thuyết gia lừng danh Nga còn sanh tiền, Maxime Gorki. Cùng đến dự với Molotov, Vorochilov và Kaganovitch có Staline. Đảng cộng sản Liên Xô rất quan tâm đến văn học nên các quan chức Điện Cẩm Linh phải đích thân xét duyệt những tác phẩm của những nhà văn lớn. Sau những nghi thức mở đầu, Staline khởi sự nói về sự ra đời của một nền văn chương mới...


PSN 25.08.2008 - hoànglonghải : Tinh thần thượng võ ...Một điều đáng nói nữa, xin nhắc lại quí độc giả nhớ lại. Dị đoan hay không dị đoan, người Tầu chẳng cần lưu tâm. Đặng Tiểu Bình đã nói lên cái bá đạo ấy của mấy chú Ba ở Bắc Kinh: “Mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột.” Vậy thì dị đoan hay không dị đoan, chủ nghĩa Cộng Sản hay không, không cần thiết, miễn là có lợi cho nước Tầu, dân Tầu. Điều ấy làm cho chúng ta nhớ lại một câu nói thâm thúy của Nixon: “Người Tầu dùng chủ nghĩa xã hội để xây dựng đất nước; người Việt Nam đem đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.” ...


PSN 17.08.2008 - Cố Nhân : Việt Nam cần nhớ CHXHCN Việt Nam tuyên bố độc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945. Lời tuyên bố đó được đưa ra tiếp theo sau cơn đói bắt đầu từ năm 1944. Nạn đói vẫn còn ám ảnh những ai đã sống qua thời kỳ đó. Khoảng hai triệu người Việt Nam, mười phần trăm dân số lúc bấy giờ, đã qua đời vì nạn đói. Để đối chiếu, người ta nhận thấy rằng trong cuộc chiến Đông Dương thứ nhì, từ 1945 đến 1975, đã có ba triệu người chết...


PSN 17.08.2008 - Cố Nhân : Thiên đường và địa ngục Vào khoảng cuối năm 1931, Staline, Nadia và phần lớn những triều thần đều nghĩ tới chuyện đi nghỉ mùa hè cũng như mùa đông, trong khi tình hình thiếu thốn đã đưa đến nạn đói ăn. Vậy mà Staline cùng với tập đoàn lãnh đạo rất coi trọng việc nghỉ ngơi, vui chơi. Hồ sơ lưu trữ cho thấy rằng ít ra cũng 10% thơ từ trao đổi nhau giữa những nhơn vật của tập đoàn đề cập đến chuyện nghỉ hè, dẫu cho nạn đói ăn đã lên đến mức tệ hại nhứt...


Thế vận Bắc Kinh và nhơn dân Ở đời đôi khi có những trường hợp tréo cẳng ngỗng, ngược đời, chẳng giống ai. Như ở nước Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc, tuy là một cộng hòa của nhơn dân, nhưng nhơn dân chẳng được đoái hoài. Thương xót dân đâu không thấy, chỉ thấy để dọn mình, dọn mẩy, làm duyên, làm dáng đón Thế Vận 2008 và đón khách thập phương, Bắc Kinh - thủ đô của một đất nước tự cho là đứng giữa lòng vũ trụ và đầu sỏ lãnh đạo toàn là những người mang thiên mệnh, nhận lịnh Trời cai trị bàn dân – đã nhẫn tâm đuổi cổ người dân lao động ra khỏi thành phố, lìa bỏ công ăn việc làm ít ra cũng gần cả tháng dài, đi về nông thôn. Chẳng cần biết để làm gì. Chỉ để cho thành phố thủ đô, sạch sẽ, tốt đẹp mà người ta đành đưa dân ra xa, như quét đi một thứ rác rưởi, không cần thiết...


PSN 5.08.2008 - Cố Nhân : Staline, tập sự độc tài Mùa hè năm đó, kết hợp với Sergo, Staline dựng lên một cuộc mưu phản giả tạo – cái gọi là "Đảng Công Nghiệp" - với âm mưu tố cáo ông chủ tịch Xô Viết Nông-Công Kalinine, một con người "hảo ngọt", đã dùng công quỹ để bao vũ nữ. Ông chủ tịch đành phải xin lỗi.
Staline và Menjinski cũng thường liên kết để dựng lên những mưu phản giả tạo khác để đánh phủ đầu những thành phần nào có ý chống lại ông. Staline nghi ngờ lòng trung thành của Hồng Quân...



PSN 27.07.2008 - Cố Nhân : Mượn oai ngài Vạn Thế Sư Biểu ...Tại sao lại có Khổng Tử trong cuộc rước đuốc thế vận kìa? Một cô sinh viên trong đám đông giải thích: "Sau khi sống với cộng sản, con người mất đi khả năng trí tuệ. Đầu óc của họ đã bị tẩy sạch. Giáo dục của chế độ không cung cấp cho con người tí gì để suy nghĩ hết. Cứ nhay đi nhay lại những gì Đảng nói và Đảng dạy. Vậy là sau thời kỳ thiếu thốn đủ điều, thiên hạ khao khát đổ xô vào tư bản chủ nghĩa, với những cái quá lố của nó. Vì vậy nay nhà nước phải cầu cứu đến Không Tử."...


PSN 25.07.2008 - Cố Nhân :  Con người Staline Trong nội bộ Đảng, người ta nể Staline không phải vì sợ mà vì cảm tình. Staline nắm được triều thần, nhưng thường thường thì họ cũng phục tùng ông vì thiện cảm. Staline lớn tuổi hơn họ, ngoại trừ Klim Vorochilov, Bộ Trưởng Chiến Tranh. Phần đông, những nhơn vật quyền thế quanh Staline đối xử rất thân tình, gọi ông bằng tục danh "Koba" hay "Sosso". Năm 1930, họ đều là những nhơn vật liên minh với nhau, chớ không phải là người thuộc hạ nên ai cũng toàn quyền hành động. Một số thì liên kết vì thân tình, đôi khi biến thành liên minh đối nghịch lại Staline. Số khác thì thường bất đồng ý kiến với Staline. Cái khó của Staline là ở chỗ ông nắm một cái đảng không có thứ bực nghiêm minh mà lại cai trị một đất nước quen sống trong một thể chế chuyên quyền thời xa hoàng...


PSN 21.07.2008 - Cố Nhân : Khi Tứ Xuyên bực mình Trận động đất hồi tháng Năm ở bên Tàu, trong đó nhiều học sinh đã bỏ mạng vì trường sập, đã rần rộ lên một lúc rồi nay đã lắng xuống, êm xuôi như nước chảy qua cầu, như lục bình trôi sông. Một thiên tai, với bảy mươi ngàn người chết và mười triệu kẻ mất nhà, lần hồi cho thấy rằng vì những tên đầu sỏ chánh trị chểnh mảng lơ là và những bậc phụ mẫu chi dân tham ô nhũng lạm, nay đã phần nào biến thành thảm họa nhơn tai, do lỗi ở con người. Tập đoàn cầm quyền ở Trung Nam Hải đang có âm mưu ý đồ đem Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 ra rần rộ vui chơi để "cả vú lấp miệng em", làm cho những nạn nhơn đau khổ của trận trời long đất lở quên đi thân phận của mình...



PSN 18.07.2008 - Cố Nhân : Đầu cơ xác chết Đã hai năm qua, một phúc trình điều tra của hai luật sư người Gia Nã Đại báo cáo với dư luận thế giới là, ở bên Tàu, hàng chục ngàn tù nhơn lương tâm đã bị giết chết để lấy những bộ phận trong cơ thể bán ra thị trường cấy ghép y khoa. Theo ông David Matas, một trong hai đồng tác giả của phúc trình nói trên, thì hai năm qua rồi mà chuyện làm ăn mờ ám đó vẫn còn diễn ra trên đất nước vĩ dại Trung Quốc.

Bản phúc trình kết luận rằng người ta không biết thiên hạ lấy ở đâu ra mà từ năm 2000 đến 2500 đã có 41500 trường hợp lắp ghép bộ phận, trong khi đó hàng ngàn người thuộc phái Pháp Luân Công bị giam cầm đã mất tích. Để giải thích điểm mờ ám đó, người ta ghi nhận là những trường hợp cấy ghép bộ phận bên Tàu đã dọt lên cao ngay trong thời kỳ những người theo Pháp Luân Công bị truy hại hồi năm 1999...


PSN 15.07.2008 - Huỳnh Kim Quang Nạn đói toàn cầu Ở đây, xin đưa ra một số dữ kiện về nạn đói toàn cầu dựa trên các thống kê, nghiên cứu và phúc trình của các cơ quan như Tổ Chức Lương Nông LHQ (Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO)), Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization (WHO)), Chương Trình Phát Triển LHQ (United Nations Development Program (UNDP)), Qũy Cấp Cứu Trẻ Em Trên Toàn Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (UNICEF), v.v…

-  Hiện nay trên toàn thế giới hiện có 854 triệu người đang bị nạn đói làm khổ sở.
-  Mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ em chết vì đói.
-  Mỗi ngày có khoảng 16,000 trẻ em chết vì đói, tức là cứ mỗi 5 giây thì có một trẻ em chết vì đói.
-  Trong số trên 800 triệu người bị đói trên thế giới, Ấn Độ chiếm 50%, châu Phi và châu Á chiếm 40%, phần còn lại thuộc châu Mỹ La Tinh và những chỗ khác của địa cầu. 


PSN 15.07.2008 - Cố Nhân Triều đại Staline mở màn Trong khoảng thời gian từ Cách Mạng tháng Mười cho đến giữa những năm 1930, đời sống tập thể của những nhà lãnh đạo cộng sản được coi như là một "thời kỳ tuyệt vời", như bà vợ của Vorochilov - Bộ Trưởng Chiến Tranh – đã ghi trong nhựt ký của bà. Một thời kỳ hoàn toàn khác xa với thế giới bi thảm và hải hùng của Staline. Điện Cẩm Linh lúc bấy giờ như một xóm làng vô cùng thân thiết, mọi người thăm gặp nhau như tình chòm xóm, cha mẹ con cái gặp gở nhau luôn. Qua bao nhiêu năm cận thân và cận lân, thương yêu nhau cũng có mà giận hờn nhau chẳng phải không. Làm sao tránh khỏi...


PSN 12.07.2008 - Cố Nhân Thím xẩm nuôi kim Trong một xã hội mà người đời đề cao quan niệm "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô" - một trai thì kể, mười gái vứt đi – thì thương thay phận gái liễu bồ. Khi mà trong nếp sống phương Tây, người ta coi trọng phụ nữ, phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, không ai nỡ cao tay đánh khẽ, dẫu với một cành hoa, thì bên Tàu, một xứ sở tự cho mình là đứng giữa càn khôn vũ trụ, một đất nước do những ông "con trời" cai trị, những người đẹp lại bị hất hủi. Thậm chí vừa mới chào đời bằng tiếng khóc oa oa thì người ta chỉ muốn bóp mũi, liệng đi cho khuất mắt...


PSN 6.07.2008 - Cổ Nhân : Trai tứ chiếng, gái thuyền quyên Qua cái chết đột ngột của Nadia, người ta nhận thấy rằng Staline đã có nhiều gắn bó với kẻ đầu ấp tay gối của mình - dẫu cho có đóng kịch đi nữa – nhưng trong khi Nadia còn sống ông đã có một thái độ coi bà như là một vật đã chiếm hữu, không cần quan tâm đến, chỉ khi mất đi mới thấy tiếc. Cung cách xử sự như vậy của Staline ít ra cũng cho thấy quá trình ăn ở giữa hai người có một quan hệ đặc biệt, kiểu cách mạng bôn-sê-vít. Nên chi cần phải tìm hiểu ngọn nguồn của cuộc phối ngẫu kỳ lạ giữa một bên là trai tứ chiếng và một đàng là gái thuyền quyên...



PSN 28.06.2008 - Cổ Nhân : Lễ tang Nadia Nadia từ trần quá đột ngột. Mấy tiếng đồng hồ đã trôi qua, vậy mà Staline cứ đứng thẩn thờ trong phòng ăn, như cái xác không hồn, chừng như không muốn chấp nhận thực tế là Nadia đã chết. Thân nhân đều sửng sốt khi nghe Staline dọa sẽ tự vận để chết theo Nadia, một điều chưa một ai từng nghe thấy từ cửa miệng của Staline. Mấy ngày sau, ông vẫn còn ru rú trong phòng riêng, trầm ngâm suy nghĩ mãi về cái chết của Nadia. Génia và Pavel - vợ chồng người anh của Nadia - phải ở miết trong phòng với Staline, đề phòng ông có hành động xằng xiên...


PSN 22.06.2008 | Cổ Nhân : Án mạng trong điện Cẩm Linh Bảy giờ chiều ngày 8.11.1932, Nadia trang điểm thật lộng lẫy, chuẩn bị dự buổi tiếp tân rần rộ hàng năm, mừng ngày kỷ niệm thứ 15 của cuộc Cách Mạng tháng Mười. Nghiêm nghị, đoan trang, Nadia rất tự hào về phong cách "dản dị kiểu bôn-sê-vít" của mình, ăn mặc toàn những y phục lu mờ, đơn giản, những chiếc khăn quàng vô cùng tầm thường, những chiếc áo cánh cổ cao và không son phấn gì hết...



Sài Gòn trong cơn sốt Euro 2008 ...Giờ giấc chênh lệch giữa Châu âu và Việt Nam là điều đau khổ nhất đối với dân ghiền. Nhiều công nhân chong mắt cả đêm coi bóng đá. Sáng đi làm dật dờ uể oải, vừa đứng máy vừa gà gật. Các cán bộ cơ quan nhà nước cũng vậy. Ngồi đâu lâu một chút, có gió hiu hiu là “gật đầu đồng ý” lia lịa kiểu gà mổ thóc. “Muốn chữa dứt bệnh thì một là cúp lương. Hai, nặng hơn, thì cho nghỉ việc. Nhưng làm vậy cũng tội. Đàn ông chúng nó, thằng nào không mê bóng đá”, Bà Liên, chủ cơ sở chế biến thực phẩm chợ Tân Bình tỏ ra khá tâm lý ...



Cố Nhân : Hòa bình đâu, danh dự còn lâu (Đăng nhiều kỳ) : 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | Bài cuối.
LGT: Nhận thấy những lập luận của Larry Berman có thể giải đáp được phần nào những thắc mắc và ẩn ức của chúng ta, những người Việt Nam đã mất xứ sở, tha phương cầu thực. Chỉ có những người Mỹ mới thấy được bề trái của vấn đề và mới dám bộc trực nói ra. Nghe thấy và biết được những điều mờ ám đã diễn ra sau lưng chúng ta cũng an ủi được phần nào, dẫu cho trễ muộn. Nhưng có còn hơn không. Nên chi, Phù Sa sẽ ghi nhận lại những gì đã đọc qua để hiến dâng cho bà con gần xa chi quân tử.


Nguyễn thị Lan Anh: "Miếng nhục" của người nghèo Sài Gòn ...Bà mẹ nhẫn tâm ăn thịt con, như bà Dung mà báo chí đang kêu ầm, xét cho cùng, cũng là biểu hiện vùng lên – dù rất man rợ – của cái đói nhiều bề, nhiều mặt. Trong giai đọan kinh tế khó khăn hiện nay đời sống của người Sài Gòn nói riêng, cả nước nói chung, luôn chung chiêng, chao đảo. Nếu không cấp bách giải quyết vấn đề lạm phát bằng những biện pháp hữu hiệu, thì e rằng chuyện mẹ ăn thịt con trong xã hội như xã hội ta, không chỉ là hiện tượng. Và “nhục” không là “nhục” riêng của một người nào.


Cổ Nhân : Việt Nam, hết thực dân lại đến độc tài Không phải lúc nào đấu tranh giành độc lập cũng sẽ được tự do, dẫu cho đấu tranh có thắng lợi. Thế kỷ thứ XX đã đẻ ra khối trường hợp như vậy, và có lẽ châu Á cung cấp nhiều thí dụ thiết thực nhứt. Hậu quả là hàng trăm triệu người sinh sống dưới ách độc tài đảng trị của các chế độ cộng sản, loại chế đ lúc nào cũng vỗ ngực tự xưng là "anh hùng giải phóng". Nạn nhơn được giải phóng lại trở thành tên đồ tể ác ôn! Việt Nam là một trường hợp tiêu biểu...
 


Nguyễn Lân Dũng: Ai cứu xóm Chùa? Xóm Chùa là tên một làng quê được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn của nữ tác giả Đoàn Lê (trong tập Trinh tiết Xóm Chùa, NXB Hội Nhà văn, 2005). Có thể đó không phải là một địa danh thật và không phải mọi câu chuyện ở đây đều xảy ra tại một làng quê cụ thể nào, nhưng với cái nhin sắc sảo và nhân ái của tác giả, tôi tin là những câu chuyện xảy ra liên quan đến cái Xóm Chùa này đều là những chuyện có thật tại nông thôn nước ta từ ngày Mở cửa...


Hồ Phú Bông : Đôi điều nhân một chuyến về ...Thác Prenn không còn thiên nhiên.  Cứ trông như một ngọn thác giả, nước đục ngầu.  Chủ trương khai thác thương mại tối đa nên những quán nước, quán bán đồ lưu niệm, đặc biệt lại có một cầu treo một buồng duy nhất (cable) chỉ dài vừa đủ chiều ngang thác nước bon chen giữa cảnh trí thiên nhiên vốn dĩ đã thật hẹp.  Đôi vợ chồng đà điểu cao quá đầu người có lông tơ xám mịn từ cổ trở lên với đôi mắt ngơ ngác trông thật đáng yêu nhưng không phải được thong dong cho khách thưởng ngoạn ném thức ăn!  Đôi vợ chồng nầy đang phải “lao động”(!) và bị nhốt vào vòng kẽm gai với chiếc yên da màu đen đợi đưa du khách tham quan giá 20.000, cỡi chụp hình 10.000 một lần!...


Stive B. YOUNG : Nhìn lại cuộc di tản 30.04.1975 Sau khi biết Miền nam sẽ mất vào tay Hà nội, tôi đã cố gắng vận động bạn bè và sự quen biết người Mỹ để mong tìm một giải pháp cuối cùng ngăn chặn tiến trình sụp đổ của Sài gòn chậm lại, nếu không cứu vãn được tình thế. Gỏ cửa đến đâu đều bị đóng im lìm. Phút chót, biết không thể làm được gì hơn, tôi phải vận động thực hiện một chương trình di tản và giúp tái định cư những người Việt nam không muốn sống chung với người cộng sản...


Cố Nhân : Ngày ba mươi ngẫm lại ... Ngày 30 tháng 4, một chiếc xe tăng mang số 843 sơn màu trắng to lớn tông sập cổng dinh tổng thống Nam Việt Nam. Ông tổng thống cuối cùng của Nam Việt Nam, đại tướng Dương Văn Minh, cho cộng sản biết rằng ông chờ đợi để đầu hàng. Nhưng những người cộng sản nói là ông có còn nắm giữ được gì nữa đâu mà đầu hàng bàn giao.

Thế nhưng, đến 15g30, những người Bắc Việt chiến thắng hơi lắng dịu xuống chút ít. Suy đi, nghĩ lại, họ chịu để cho nhà lãnh đạo hành pháp cuối cùng của Nam Việt Nam lên đài truyền thanh phát đi lời phát biểu đau đớn, chỉ có hai câu ngắn gọn để ra lịnh đầu hàng. Như vậy là một hoàn cảnh đen tối khác lại bao trùm xuống nhân dân, đã một thời mang tên gọi Nam Việt Nam.


Nguyễn Xuân Nghĩa : Vết nứt trên Trường thành Vì Tây Tạng, Thế Vận Hội Bắc Kinh cháy như bó đuốc...

Trong nền văn hoá phổ thông của Trung Hoa, mà một tiêu biểu là loại truyện võ hiệp Kim Dung, Thổ Phồn là một xứ lạ, loại man di mọi rợ trong một cõi Tây Vực xa xăm. Thổ Phồn là chữ người Hoa gọi đất Tây Tạng, từ Tubo mà ra.

Trong các truyện võ hiệp Kim Dung, Thần Điêu Hiệp Lữ là truyện về Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Truyện có nhiều chi tiết hào hứng về Kim Luân Pháp Vương, một đại cao thủ kỳ dị. Ông là vị thánh tăng Tây Tạng và sư phụ của Hoắc Đô Vương Tử, một vị thân vương Mông Cổ. Bối cảnh truyện này là cuộc xâm lăng của Mông Cổ vào đời Tống bên Tầu...


Cố Nhân : Tây Tạng bất diệt Trong ba chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy có khả năng đối phó lại diễn biến của tình hình một cách trên mức trung bình. Đảng cộng sản cầm quyền của Tàu đã có một thái độ thực tiễn và linh động để duy trì quyền lực, trong lúc bức Màn Sắt của Liên Xô cũ đã bị sụp đổ nhiều mảng đáng kể dọc theo biên giới Trung Quốc. Vậy mà trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng minh được là có khả năng nhận diện và giải quyết được một số lớn vấn đề - từ nhu cầu cải tổ kinh tế một cách kiên quyết, chí đến nhu cầu cân bằng tăng trưởng kinh tế giữa nông thôn và thành thị - vùng đất Tây Tạng vẫn còn là nhược điểm của họ...


Hãy cứu người lao động tại Malaysia ...Cách đây 2 năm, năm 2005, chúng tôi được chứng kiến cảnh hơn 600 công nhân Việt Nam đói khát cực nhọc, tập trung kêu cứu trước Đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur. Chúng tôi đã mời đại diện Sứ quán Việt Nam đến để bàn bạc, Chúng tôi đề nghị phía Việt Nam lên tiếng để chúng tôi có cơ sở can thiệp. Nhưng, đại diện  Sứ quán Việt Nam nói: „Chúng tôi không dám lên tiếng, nếu chúng tôi lên tiếng thì phía Malaysia sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam...


Cố Nhân Dấu đầu lòi đuôi Sau hai tuần lễ hỗn loạn ở Tây Tạng, làm nổi lên những lời đe dọa tẩy chay Thế Vận Hội 2008 từ cộng đồng phương Tây, Bắc Kinh tổ chức một cuộc "tham quan", mời một số nhà báo, mà Trung Nam Hải cho là "gà nhà", đi thăm Lhassa và Jokhang để thấy tận mắt, cho biết sự tình. Chủ tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc là để nói với thế giới bên ngoài là chuyện đã qua "đâu có gì đâu", chỉ là chuyện nội bộ của nước Tàu, cũng giống như "biến cố Villiers-le-Bel" của Pháp thôi. Làm gì phải "đao to búa lớn". Nay thì đâu đã vào đấy, ta cứ bình tỉnh lo chuyện Thế Vận Hội...


Cố Nhân Tây Tạng ba mủi giáp công Những xáo trộn gần đây ở Tây Tạng xuất phát, không phải chỉ từ nguồn gốc nhơn quyền và tôn giáo mà thôi đâu, nhưng còn vì lý do kinh tế nữa. Đợt phát triển kinh tế vừa qua ở Tây Tạng do Bắc Kinh thúc đẩy, vì lợi ích của người Hán là chủ yếu, chớ không phải cho dân bản địa, vốn là những thành phần chịu thiệt thòi hơn ai hết, về vật chất cũng như về văn hóa....


 

PSN 25.03.2008 - Võ Thị Trúc Giang : Cùng là tị nạn ai nỡ phân ranh Quốc - Cộng ! ...Ôi tôi đau đầu quá, tỵ nạn đến Trước có khác gì người tỵ nạn đến Sau không nhỉ ? cố gắng khéo léo để giữ tình cộng đồng đoàn kết, cố gắng tạo một mái gia đình thương yêu không ranh giới Quốc Cộng nơi hải ngoại này thật sự là khó ? Tại sao giữa người Việt chúng ta bao giờ cũng bị lằn ranh ngăn cách thế nhỉ ? Đã 54 năm rồi ( 1954 -2008 ) người Việt chúng ta chia rẻ nhau, dày xéo nhau, nay trốn ra xứ Tự Do lại mang tiếng tỵ nạn Kinh Tế sao ? Nhớ năm nào tôi là người tiên phong đứng vào hàng ngũ với „ 40.000 ace Đông Âu „ có trong danh sách bị trục xuất về VN, tôi đã tràn ra ngoài đường cùng với họ, gióng tiếng nói Dân Chủ biểu tình đòi hỏi chính phủ Đức đừng trả họ về VN, nơi họ phải trốn chạy bằng mọi giá để tìm Tự Do !

 


PSN 25.03.2008 - Võ Thị Tường Vy : "Cơn sốt tết" Mậu tí tại Saarland ...Văn nghệ: Một Hội NVTN CS tại tiểu bang nhỏ như Saarland, muốn giữ phong tục Tết cổ truyền tạo không khí cho đồng hương về tham dự không thể nào thiếu các màn ca vũ kịch hóa trang. Thế là các tiết mục văn nghệ bắt đầu được nuôi dưỡng, các tài tử giai nhân của chúng tôi đây là những ông cha, bà mẹ, em bé tích cực đóng góp vui chơi. Phải nói tiểu bang Saarland nhỏ lại ít dân Việt, là vùng nghèo của nước Đức nhưng cái may mắn của người Việt vùng Saar là có lắm nhân tài. Như cô giáo trẻ tuổi năng động Thúy đã sốt sắng tụ tập đưa đón các em thiếu nhi, ban đầu cô Thúy còn phải đi năn nỉ từng bố mẹ cho các em đi múa về sau khi chính bố mẹ cũng thấy hứng thú nhảy vào BVN, các em đứng nhìn vào thấy múa may theo điệu nhạc „ Tết Tết Tết đến  rồi „...


Cố Nhân : Sài gòn bất khuất Tháng Tư, trời đất vào xuân, nhưng ngày cuối tháng Tư năm bảy mươi lăm đó, người dân Sài Gòn còn tâm trí đâu nữa mà ngẩn lên nhìn trời, để đếm những áng mây chì nặng trĩu của mùa nực dông. Họa hoằn lắm mới được một cơn mua, như để rửa sạch tội lỗi mà thiên hạ lại lấm tấm mồ hôi vì đang lên cơn sợ hãi. Thành phố nơm nớp lo sợ phải tiếp đón "kẻ xa lạ phương Bắc", như chừng "hòn ngọc Viễn Đông" đang âu lo phải lọt vào tay thô bạo của lũ cướp ngày...



Phan Thanh Tâm : Tô phở Berlin Mùa Giáng Sinh 2007 vừa rồi, khi thăm lại miền Đông nước Mỹ, tôi đã la cà ăn uống với bạn bè, trước là hàn huyên đấu láo, sau là có dịp tìm về kỹ niệm của một thời đã qua bằng cách thưởng thức các món ăn đậm đà hương quê, trong đó có phở. Ở Houston, phở được rao ra rã: “Phở! Phở! Phở ngon đây!” trên làn sóng điện của một đài phát thanh tiếng Việt. Còn Hoa Thạnh Đốn và vùng phụ cận, các tiệm phở chỉ quảng cáo ngắn gọn trên báo: thơm ngon, bổ dưỡng, chính thống, danh bất hư truyền, tinh khiết. Hồi tháng 5/1995 tờ Washington Post cho biết vùng này suýt xảy ra một cuộc chiến tranh vì tiệm nào cũng  xưng mình là vua phở...


Trần Khải Thanh Thủy : Tết này em không về Vào trại, chị không ngờ lại biết được tin em qua một nhóm bạn tù vừa chuyển từ Hoả Lò về. Qua giọng nói, ngôn ngữ, chị cảm nhận mọi người quý trọng em lắm, như một  nữ anh hùng thời đại, một cánh chim báo bão, dù bị đảng giương cung độc ác bắn gãy cánh ngang trời  mà cú rơi tự do từ tột đỉnh "thăng tiến" xuống nền trại giam, mang đầy màu sắc... làm chị về phòng giam rồi mà cứ thao thức mãi. Số phận vô tình gắn hai chị em mình thành một, nên nỗi đau ngục tù số phận cũng chia đều...

 


Cố Nhân : Mậu Thân - Mậu Tý: 40 năm ...Ngày đầu năm, Tết nguyên đán là ngày lễ năm mới trên lịch truyền thống của Việt Nam, cũng giống như của Trung Hoa. Quân cộng sản – nghĩa là bộ đội Bắc Việt cộng với du kích miền Nam - lợi dụng những ngày lễ lạc này, năm đó nhằm ngày 31 tháng Giêng, để mở một cuộc hành quân rộng lớn đánh vào chế độ miền Nam, bằng cách nuốt trọng lời cam kết đình chiến của chính mình...


Cố Nhân : Đối kháng nhờ Phật giáo Dẫu cho cơn phong ba Cách Mạng Văn Hóa tàn phá tàn bạo và dẫu cho chế độ công an trị của Bắc Kinh có tàn nhẫn vô nhơn đạo đến đâu, người dân Tây Tạng chẳng bao giờ chịu chối bỏ lòng tin của mình đối với Phật Giáo. Nên chi tập đoàn lãnh đạo ở Trung Nam Hải ngày đêm ăn ngủ không yên vì cái gai "Tây Tạng", mặc dù đảng cộng sản Tàu đã tóm thâu được cả nước Trung Quốc vĩ đại...


Những đứa trẻ mưu sinh ngày Tết ...Huyền mồ côi mẹ từ nhỏ, bố em đi xuất khẩu lao động ở Malaysia. Huyền và một đứa em đang học mẫu giáo phải ở nhờ trong nhà người bà con. Ngoài buổi đến lớp, em phải tranh thủ kiếm sống. Ít ai có thể tin rằng cô bé chưa đầy 10 tuổi này đã “bôn ba” với đủ nghề: mót lúa rơi, bắt ốc, bán vé số, bán hàng rong,… và những ngày gần Tết là bán cát trắng. Từ sáng sớm, Huyền đã nhờ người anh họ mang giùm thau cát ra chợ. “Phải đi sớm mới có chỗ ngồi chị ạ!”...


Cố Nhân : Đá cuội trong giày Việt cộng Trước một cử tọa hào hứng, gồm những người trẻ Việt Nam chủ trương dân chủ, phong trào đối kháng trình bày chiến lược ôn hòa của mình, với mục đích làm xói mòn nền tảng chánh trị của đảng cộng sản đang lãnh đạo đất nước Việt Nam. Sau lưng diễn giả, hiển hiện một lá quốc kỳ vàng-đỏ của Nam Việt Nam trước kia, một biểu tượng vẫn còn tràn đầy ý nghĩa đối với người Việt Nam hải ngoại sau 1975. Quả là quá nhiều ý nghĩa, vì hôm 5 tháng Giêng, những nhà ngoại giao của sứ quán Hà Nội đã yêu cầu viên chức Mã Lai Á tháo gỡ cây cờ tại hội nghị do hiệp hội dân sự chủ xướng, quy tụ hai trăm thanh niên Việt Nam trên khắp thế giới, kể cả những người từ Việt Nam...


Cố Nhân : Tấm hình khó quên Ngày 8 tháng 6 năm 1972, người lớn và trẻ con của một gia đình, sinh sống tại một ngôi làng ở Trảng Bàng, chạy túa ra đưng cái quan, sau một trn bom. Trong nhóm người chạy ra đó, phóng viên hình ảnh của hãng thông tấn AP (Associated Press), Huỳnh Công Út (Nick Út), chụp được hình một bé gái 9 tuổi, trần truồng đang chạy khóc la trên đường lộ. Bức ảnh đó đâm ra nổi tiếng vì đã được loan đi khắp nơi trên thế giới và được giải Pulitzer, một phn thưng vẻ vang của báo chí Hoa Kỳ. Một tấm hình nói lên rất nhiều và đã hằn sâu vào tâm tư tình cảm nhơn loại. Cô bé trong ảnh là Phan Thị Kim Phúc...


Người chỉ huy pháo HQ 16
Trong trận hải chiến bảo vệ tổ quốc 1974

Ðó là Hải quân đại úy Ðoàn viết Ất, nguyên sĩ quan pháo thủ của HQ 16 mang tên danh tướng Lý thường Kiệt. Năm 1974, khi con tàu rẽ sóng đi Hoàng Sa, trung úy Ất tưởng chỉ làm một chuyến hải hành tiếp tế như thường lệ, nào ngờ ông đã tham dự vào trận đánh lịch sử. Chuyến về trên con tàu bị thương với cõi lòng tan nát vì đã bỏ lại đồng đội trên hải đảo và biển cả. Trung úy Ất cùng một số hải quân được tuyên dương anh hùng, thăng cấp đặc cách tại mặt trận. Ngày nay, ông Ất đang đóng vai một người dân tỵ nạn hiền lành sống rất bình dị bên cạnh chúng ta. Ai biết đâu con người ấy, ngày xưa cũng đã từng là một chiến sĩ dũng cảm của hải quân.


Cố Nhân : "Một nhà Mác-Xít mặc áo cà sa" Năm mươi bảy năm sau khi bị Trung Quốc lấn đất và sáp nhập vào "mẫu quốc", Tây Tạng vẫn còn cuồng nhiệt tinh thần tranh đấu. Không vũ khí, không cần đảng phái, không có đoàn thể mà cũng chẳng có mít tinh hội họp hay biểu tình tuần hành, sáu triệu dân cư của đất nước Tây Tạng luôn luôn đối kháng một cách tao nhã và rất dễ mến. Chỉ đối kháng bằng văn hóa...

1


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.