.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Đời sống

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SÁCH - BÚT/HỒI KÝ CHÍNH TRỊ

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

 

 Viễn Tượng Việt Nam

 

Đã tới lúc phát động cuộc "cách mạng nhung" ?

 

Đã tới lúc phát động cuộc "cách mạng nhung" -bất tuân lệnh dân sự- tại VN

nhân biến cố Bầu Cử Quốc Hội Độc Đảng 20-5-07 hay chưa?

 

  • Vũ Quốc Thúc

 

Cụm từ cách mạng nhung được dùng để chỉ sự thay đổi thể chế chính trị , từ chế độ ‘’cộng sản đảng toàn trị’’ sang chế độ dân chủ tự do , đa đảng , xẩy ra ở Tiệp Khắc trong khoảng hai năm 1989- 1990 . Sự thay đổi này đã thực hiện một cách êm đềm , không kéo theo cảnh tượng đổ máu , tàn phá , trả đũa... đáng tiếc nào , nhờ ở sự đồng thuận của mọi đảng phái , tổ chức , xu hướng trong xã hội . Chính vì vậy mà giới truyền thông đã đưa ra cụm từ cách mạng nhung để gọi biến cố ấy : ‘’ cách mạng’’vì có sự thay đổi toàn diện trong một thời gian ngắn , ‘’nhung ‘’ vì không có những sự bạo động thường đi kém các cuôc thay đổi sâu xa và đột ngột . Để hiểu biến cố lịch sử này , ta phải khách quan nhận định rằng Đảng Cộng Sản nắm quyền toàn trị ở Tiệp Khắc cho tới năm 1989 đã sáng suốt , biết trả lại chính quyền cho nhân dân đúng lúc ; mặt khác các nhân vật lãnh đạo phong trào đối lập đã biết đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên mọi cảm tính đố kỵ hay thù hận riêng tư .

 

Hai điều kiện vừa nêu không dễ gì hội đủ . Các lãnh tụ cộng sản đương quyền luôn luôn có xu hướng bảo vệ chức vụ , thế lực cùng lợi lộc của mình : do đó , những kẻ đối lập phải tranh đấu , phải tìm mọi cách làm suy yếu đối phương để tới một lúc nào đó cưỡng bách đám đảng viên cộng sản ngoan cố này rút lui mà không phải dùng tới bạo lực . Đó là đặc điểm của những cuộc cách mạng xẩy ra từ năm 2000 ở một số quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ ( nay đã đổi tên thành Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập ) . Các nhà cách mạng đã dùng tên hoa hay trái cây để gọi biến cố chính trị do họ gây nên , nhằm mục đích nói lên hoài bão ôn hòa của họ , thí dụ : Cách mạng hoa hồng ở Georgia , Cách mạng cam ở Ukraina , Cách mạng tuy líp ở Kirghizistan . Để đạt mục tiêu thay đổi thể chế toàn diện , nhanh chóng nhưng vẫn ôn hòa , họ đã dùng một phương pháp quen thuộc : đó là phương pháp ‘’bất tuân lệnh dân sự’’(civil disobedience ) . Các công dân không công nhận chính quyền đang cai trị mình vì người ta cho rằng chính quyền ấy đã mất chính nghĩa : đó không phải là một chính quyền ‘’của dân’’ ‘’do dân lập nên’’ , ‘’để phục vụ toàn dân ‘’ . Người ta không làm những hành động cụ thể để lật đổ chính quyền : như vậy chính quyền không có lý cớ gì để đàn áp ! Trái lại , người ta không chịu tuân hành lệnh của nhà cầm quyền vì tin rằng lệnh ấy vi hiến , phi pháp , hay trái đạo đức . Nếu là một công chức , tất nhiên cấp trên sẽ tìm cách trừng phạt đương sự nhưng muốn trừng phạt phải theo đúng thủ tục và luật lệ mà chế độ đương quyền đã đặt ra để bảo vệ nhân viên của mình : do đó kẻ bất tuân thượng lệnh có cơ hội chứng minh sự sai trái của cơ quan hay người đã ra lệnh . Trước mắt , việc thi hành lệnh bị chậm lại và không ai có thể làm gì người công chức dũng cảm này . Trong trường hợp có nhiều công chức đồng tình với nhau cưỡng kháng lệnh trên như vậy , chắc chắn bộ máy công quyền phải tê liệt . Về phía thường dân , sự bất tuân lệnh dân sự có thể mang nhiều hình thức . Giản dị và dễ làm hơn cả là cứ dựa trên những điều khoản với lời lẽ rât tổng quát của Hiến Pháp Quốc gia để làm mọi việc không bị những luật lệ hiện hành minh thị cấm đoán : nếu nhân viên công lực cản trở , việc chứng minh sự vi phạm là nhiệm vụ của họ . Trong trường hợp họ không chứng minh được , dĩ nhiên , họ có lỗi vì đã gây khó khăn cho nhân dân một cách tùy tiện , độc đoán ! Tiến thêm một bước nữa , những người dân hiểu rõ quyền tự do cơ bản của mình ( thí dụ : những quyền công dân đã được ghi nhận trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cùng các Công Ước tiếp nối ) có thể dũng cảm xử dụng quyền tự do này , cưỡng lại các pháp lệnh , nghị định , nghị quyết , chỉ thị v.v.. do nhà cầm quyền ban hành . Khi chỉ có một nhóm người cưỡng kháng như vậy , tất nhiên nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp nhưng khi hàng nghìn hàng vạn người ở nhiều địa phương đồng thời cưỡng kháng thì bất cứ chính quyền nào cũng phải ‘’chùn tay ‘’ . Đó là bí quyết thành công của các phong trào ‘’bất tuân lệnh dân sự’’ đã từng xẩy ra trong mấy chục năm qua ở Đông Âu và gần đây ở các tiểu bang thuộc Liên Bang Xô Viết cũ .Khỏi cần nói sở dĩ việc này có được , chính vì quảng đại quần chúng , nhất là các tầng lớp bình dân và thanh thiếu niên - đã có một ý thức sâu sắc về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản .

 

Vẫn kinh nghiệm của các nước cựu cộng sản ấy cho ta thấy rằng để đạt mục đích thay đổi đột ngột thể chế chính trị , cuộc cách mạng bao giờ cũng xẩy ra ở thủ đô , nơi tập trung các cơ quan đầu não như Quốc Hội , Phủ Chủ Tịch Nước , Phủ Thủ Tướng , các Bộ quan trọng v.v.. Nó xẩy ra không phải vào một thời điểm ngẫu nhiên mà nhân một cơ hội có tính cách đặc biệt quan trọng đối với quốc dân , chẳng hạn một cuộc tổng tuyển cử . Lý do : đây là một biến cố dễ gây tranh chấp như tranh chấp về tư cách các ứng cử viên , hoặc những sự cưỡng ép , gian lận v.v.. trong cuộc đầu phiếu .

Cách mạng không hoàn toàn êm đềm như cuộc cách mạng nhung 1990 ở Tiệp Khắc vì không có sự đồng thuận từ lúc đầu giữa Đảng Cộng Sản đương quyền với các phe phái đối lập: tuy nhiên nó đã thành tựu vì những kẻ cầm quyền thấy không thể ngoan cố trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng , rõ ràng ủng hộ phe đối lập : họ đành dân chủ hóa thể chế chính trị để tránh những hậu quả khó lường trước của mọi mưu toan bám víu chính quyền bằng bạo lực Vì thế người ta đã dùng tên hoa hay trái cây để gọi các cuộc cách mạng dân chủ này .

 

Dù gọi là gì chăng nữa , nét nổi bật vẫn là dân chủ và không bạo động : Một cuộc cách mạng tương tự có thể xẩy ra ở Việt Nam vào thời điểm 2007 này không ?

 

* * *

 

Cách đây bốn tháng , nói rõ hơn : cho tới cuối tháng 12 năm Bính Tuất , nhiều người vẫn còn hy vọng rằng chính quyền cộng sản Việt Nam , dưới sự lãnh đạo của hai nhân vật mới , tương đối ‘’trẻ tuổi đảng’’ là Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng , sẽ có một đường lối cởi mở hơn kẻ tiền nhiệm . Người ta cảm thấy phần nào phấn khởi trước một số chỉ dấu ‘’có vẻ dân chủ ‘’, chẳng hạn : chính quyền đã ‘’lặng thinh ‘’ khi Khối 8406 công khai ra mắt , công khai phát tán bản Tuyên Bố lập trường và Cương lĩnh , công khai trương tên các thành viên cùng địa chỉ của họ . Hơn thế nữa , người ta ngạc nhiên và thích thú khi thấy các nhà đối lập xuất bản một số tập san định kỳ không những dưới hình thức trực tuyến ( on line) mà cả dưới hình thức báo in . Rồi lại thấy chính quyền Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh APEC thứ 14 ở Hà Nội cùng việc tham gia Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế W.T.O. Bất ngờ nhất là việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Roma để yết kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI . Trước những chỉ dấu này , người ta tự hỏi : ‘’Phải chăng chính quyền Cộng sản Việt Nam đã tỉnh ngộ và sẽ dân chủ hóa thể chế chính trị ?’’ Nếu việc này xẩy ra , dĩ nhiên , còn cần chi phải làm một cuộc cách mạng , dù là cách mạng nhung hay cách mạng hoa chăng nữa !

 

Nhưng tiếng pháo mừng Xuân Đinh Hợi chưa dứt dư âm thì một việc ‘’động trời’’đã xẩy ra : một lực lượng công an hùng hậu đã bao vây Nhà Chung ở Huế rồi vào khám xét phòng riêng của Linh Mục Nguyễn Văn Lý , tịch thu nhiều dụng cụ như máy vi tính , điện thoại di động cùng hơn 200 ki lô tài liệu , viện lý do nhà tu hành này có những hành động đe dọa an ninh công cộng và cấu kết với những lực lượng thù địch ở ngoại quốc để mưu đồ lật đổ chế độ. Cùng bị bắt một ngày với Cha Lý là bốn nhân vật đối lập khác , trong đó có một thành viên Ban Sáng Lập Đảng Thăng Tiến và một ủy viên Văn Phòng Liên Đảng Lạc Hồng . Không thể coi đây là một hành động thiếu kỷ luật của nhà cầm quyền địa phương Huế vì mấy ngày sau , hai nhân vật đối lập danh tiếng ở Hà Nội là Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Luật Sư Lê Thị Công Nhân cũng bị Công An đến bắt ở Văn phòng , rồi tạm giam để điều tra về tội âm mưu lật đổ chế độ . Cùng thời gian , Công An ở Sài Gòn đã đe dọa Mẹ , Vợ và Chị ruột Kỹ Sư Đỗ Nam Hải , ép họ phải nài nỉ nhà đối lập này viết giấy cam kết đình chỉ mọi hoạt động chống đối chế độ . Để hù dọa một thành viên khác của Khối 8406 là G.s. Nguyễn Chánh Kết thoát ra ngoại quốc từ hai tháng nay , công an Sài Gòn đã tới nhà nhân vật này tống đạt lệnh truy nã ông ta : như vậy nếu ông ta về nước sẽ bị bắt tức thì ! Nhưng sự kiện đang gây bất bình trong khắp thế giới là vụ L.m. Nguyễn Văn Lý và mấy người cùng bị bắt với Ông bị đưa ra Toà Án Nhân Dân Thừa Thiên để bị kết án nặng nề trong phiên tòa ngày 30 /03/2007 , một cuộc đấu tố trá hình vì phiên toà không có luật sư biện hộ , thân nhân không được tham dự . Bọn Công An không ngờ là có người chứng kiến phiên toà đã lén chụp được hình Cha Lý , hai tay bị còng , hai bên là hai tên Công An mặc sắc phục , một tên mật vụ mặc thường phục đứng sau lưng giơ tay bịt miệng Cha , không cho Cha nói những lời công kích chế độ . Bức hình đã được chuyển ngay ra hải ngoại và được phổ biến khắp các nước . Nó đã gây nên một chấn động rất lớn trong công chúng quốc tế , khiến người ta nhớ lại mấy bức hình đã làm bộc phát phong trào phản chiến ở Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam .

 

Những sự việc vừa kể khiến ai nấy đều thắc mắc , chưa hiểu đường lối của nhà đương quyền cộng sản Việt Nam là thế nào . Điều chắc chắn là một cuôc ‘’cách mạng nhung ‘’kiểu Tiệp Khắc không thể nào xẩy ra ở Việt Nam trong năm 2007 vì không có dấu hiệu đồng thuận giữa Đảng Cộng Sản và các phe phái đối lập . Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi : Liệu rằng một cuôc cách mạng bất bạo động giống như ở các nước Georgia , Ukraina , Kirghizistan có cơ xẩy ra không ? Nói rõ ràng hơn , phải chăng sẽ có một cuộc tranh đấu gay go , dưới hình thức ‘’ bất tuân lệnh dân sự’’ , sau đó nhà cầm quyền sẽ nhượng bộ , chấp nhận dân chủ hóa thể chế?

 

Để trả lời câu hỏi vừa nêu , chúng tôi lần lượt phân tích các điểm sau đây :

a) Khả năng ‘’tấn công ‘’ chế độ đương quyền của phe đối lập ;

b) Khả năng hưởng ứng phe đối lập của quần chúng ;

c) Khả năng phản tỉnh của nhóm cộng sản đương quyền ;

d) Cơ hội lịch sử của cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 sắp tới ;

Điểm 1: Khả năng tấn công chế độ đương quyền của phe đối lập-  Sự tấn công nói ở đây không phải là một chiến dịch quân sự hay bán quân sự dựa trên bạo lực nhằm tiêu diệt hay ít nhất cũng làm suy yếu đối phương tới mức phải đầu hàng . Ai cũng biết chủ trương hiện thời của phe đối lập ở ngoài nước cũng như trong nước là phát động một phong trào tranh đấu bằng cách thuyết phục quốc dân ý thức nhu cầu đòi lại chủ quyền của mình hiện đang bị một nhóm người tước đoạt , không phải để phục vụ quyền lợi chung của đất nước mà chỉ để vinh thân phì gia . Như vậy , phương pháp chủ yếu là thông tin .

 

Cần thông tin rộng rãi để ai nấy biết rằng có một hay nhiều tổ chức đối lập với chính quyền đương nhiệm vì chính quyền này phản dân hại nước : do đó cần vạch trần những hành động tham nhũng , chiếm công vi tư , bóc lột lương dân , lừa bịp các quan sát viên ngoại quốc ... Không phải chỉ để công kích một cách mơ hồ , tổng quát , vu vơ mà cần nêu đích danh những kẻ có tội , ở mọi cấp của bộ máy Nhà nước . Cần giải thích cho ai nấy biết rõ là hành động của họ sai trái thế nào , vi hiến , vi luật thế nào ? Tố cáo tài sản họ tước đoạt của nhân dân hiện giấu giếm như thế nào ? ở nơi đâu , dưới tên ai ? Việc phổ biến những thông tin này chắc chắn tạo nên một tâm trạng nghi ngờ , khinh ghét kẻ đương quyền .. khiến những người đang cộng sự với họ mất dần nhiệt thành , còn những người ngoài thì sẵn sàng bất tuân mệnh lệnh của nhà cầm quyền , khi thấy mệnh lệnh ấy có vẻ không hợp tình , hợp lý .

 

Mục đích thứ hai không kém quan trọng của việc thông tin là thực hiện một công cuộc giáo dục công dân đại quy mô . Phải gạt bỏ ảo tưởng là ai nấy , kể cả những người có bằng cấp đại học , trung học v.v.. đểu hiểu rõ các quyền tự do cơ bản của công dân cũng như những quy tắc phổ quát của thể chế dân chủ . Đừng quên là nhân dân quốc nội từ lúc còn thơ ấu đã bị ‘’nhồi sọ’’ với vô số khẳng định sai lầm của chủ thuyết Mác Lê nin , một chủ thuyết nhằm thâu tóm tất cả quyền hành trong nước vào tay một nhóm đảng viên cộng sản . Do đó , muốn đả phá chế độ Cộng Sản toàn trị , phải tích cực giáo dục công dân , có như thế người ta mới dần dần ý thức được thực tại dân chủ . Còn không , dưới ảnh hưởng của công tác tuyên truyền do chính quyền cộng sản điều khiển , người ta sẽ lầm nghĩ rằng dân chủ chỉ là một trò chơi của những nhà trí thức không tưởng !

Mục đích thứ ba của việc thông tin là khơi động sự chú tâm của quảng đại quần chúng , đặc biệt của các tầng lớp trẻ . Chiến thuật của các đảng viên Cộng Sản đương quyền là tạo ấn tượng rằng phe đối lập chỉ gồm một nhóm nhỏ , do các lực lượng thù địch ở ngoài nước xúi giục và yểm trợ . Như vậy chỉ cần nhận diện , rồi trừng trị nặng nề nhóm ‘’đầu sỏ’’ này : những kẻ đã theo hoặc lăm le đi theo họ sẽ khiếp sợ không dám làm chi nữa ! Có lẽ lý luận này đã đưa nhóm đương quyền cộng sản tới việc đàn áp thô bạo những nhà dân chủ đối lập như chúng ta đã thấy . Do đó mục đích của công tác thông tin trong giai đoạn này là chứng minh rằng phe đối lập càng ngày càng mạnh và đông đảo hơn .

 

Những tiến bộ vô cùng ngoạn mục của kỹ thuật truyền thông đã giúp đỡ các nhà đấu tranh dân chủ : không phải ngẫu nhiên khi ta thấy Công An Huế tịch thâu 8 máy vi tính , 9 máy điện thoại di động , 147 tấm các SIM trong phòng ngủ của L.m. Nguyễn Văn Lý : đây chính là những dụng cụ hiện đại , cần dùng cho bất cứ ai có nhu cầu thông tin . Những dụng cụ này nhan nhản khắp nơi , trong các doanh nghiệp , các trường học , cũng như trong nhiều nhà thường dân . Nhờ các dụng cụ hiện đại này công cuộc đấu tranh chống chế độ cộng sản toàn trị trở nên dễ dàng hơn xưa : Ai cũng biết Cộng sản duy trì quyền lực bằng cách bưng bít thông tin , chỉ cho nhân dân biết những thông tin nào không hại cho chính quyền . Một thí dụ : trong vụ đàn áp L.m. Nguyễn Văn Lý và các nhà đối lập ở Huế , nhiều Việt kiều hiện diện ở thành phố này trong dịp Tết Nguyên Đán đã không biết gì hết vì các đài truyền hình , phát thanh , cũng như báo chí đều ‘’lờ tịt ‘’ làm như không có chuyện gì xẩy ra . Nếu biện pháp bưng bít tạm thời có vẻ hữu hiệu đối với những người vừa rồi thì rất nhiều người khác đã biết tin ngay và dĩ nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó mọi người đều biết sự thật . Kết quả là chẳng ai còn tin các cơ quan truyền thông của chính quyền nữa .

 

Như ta thấy , công tác thông tin nằm trong kế hoạch tấn công chế độ vì nó chuẩn bị tâm lý quần chúng để ai nấy sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi bất tuân lệnh dân sự của phe dối lập . Cũng như trong một cuộc đấu bóng tròn hay đấu quần vợt , chính những sai lầm của một bên thường khiến cho đối phương thắng cuộc . Trong cuộc đàn áp các nhà đối lập ở Huế vừa qua , rõ ràng là nhóm Cộng Sản đương quyền ở Việt Nam đã sai lầm thảm hại . Họ không ngờ rằng kỹ thuật chụp hình hiện đại khiến cho người ta có thể thâu hình kín đáo và chuyển ngay cho mọi người qua mạng internet . Bức hình L.m. Nguyễn Văn Lý trước vành móng ngựa , hai tay bị còng , miệng bị bịt , đang gây một xúc động cực kỳ mạnh mẽ trong công luận , khiến cho chiến dịch bất tuân lệnh dân sự có nhiều cơ thành công nếu khởi sự trong thời gian trước mắt . Tuy nhiên ta cần phải đánh giá chính xác khả năng hưởng ứng của quần chúng trước khi công khai phát động chiến dịch này

 

Điểm 2 - Khả năng hửơng ứng phe đối lập của quần chúng -  Chính quyền cộng sản đương nhiệm đã thiết lập một mạng lưới công an bao trùm toàn lãnh thổ quốc gia . Tuyệt đại đa số công an là đảng viên . Công An viên được chính quyền bao che , nâng đỡ , khuyến khích bàng mọi cách như thưởng tiền , tăng lương , cấp nhà, phong quân hàm v.v.. Khỏi nói là bọn công an đã yên tâm lạm dụng chức quyền của họ . Do đó muốn cho nhân dân hưởng ứng chiến dịch bất tuân lệnh dân sự , cần phải làm cho người ta đừng sợ công an nữa . Những cuộc đấu lý , đấu sức với các công an viên ở cấp địa phương thường không mang lại kết quả mong muốn . Phải hành động ở cấp trung ương theo đúng kinh nghiệm ‘’muốn giết rắn phải đánh rắn dập đầu’’ . Sở dĩ cuộc cách mạng ‘’hoa , trái‘’thành công ở các nước cựu cộng sản chính vì phe đối lập đã làm một số hành động bất tuân lệnh , rất ‘’ bắt mắt’’ ở ngay thủ đô , như biểu tình ngồi hàng vạn người , rồi biến thành cắm trại , cản trở lưu thông , ngăn chặn không cho ai vào các công sở ., v.v.. Khi các công an viên bị bó tay không dám giải tán bằng võ lực , tất nhiên sự kiện này sẽ khiến cho quần chúng hết sợ . Ở nước ta , từ nhiều tháng nay đã có những vụ dân oan cắm trại ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng ngay gần nơi làm việc hay cư ngụ của các nhân vật lãnh đạo . Số dân oan cắm trại như vậy không đông lắm : yêu sách của họ có tính cách hành chánh hay tư pháp , không phải là chính trị . Nhà cầm quyền đã dùng nhân viên công lực cưỡng bách họ về địa phương để địa phương giải quyết . Như vậy , dân chúng thủ đô đã quen với cảnh tượng biểu tình cắm trại . Tại sao những người đối lập không mạnh bạo tiến xa hơn nữa , đưa ra những yêu sách chính trị chỉ có thể giải quyết ở cấp trung ương ? Tại sao không cố gắng huy động hàng vạn người ? Lẽ nào người Việt ở quốc nội không làm nổi những việc mà dân Georgia , Ukraina , Kirghizistan đã làm ? Có người lý luận rằng những đảng viên Cộng sản đương quyền ở các nước vừa kể không biết ‘’ lì lợm ‘’ như những lãnh tụ Cộng sản Việt Nam . Điều’’ lì lợm ‘’ của nhóm đương quyền Việt Nam mà thôi . Nói khác họ có ‘’ khả năng phản tỉnh’’ không ?

 

Điểm 3- Khả năng phản tỉnh của nhóm đảng viên Cộng sản đương quyền .   Qua mạng Internet , chúng tôi được biết rằng , mới đây , Nông Đức Mạnh , Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam , tuyên bố trước Quốc Hội : ‘’ Chúng ta sẽ không để cho trò chơi dân chủ lọt vào Quốc Hội khóa 12 . Dân chủ phải có kỷ cương . Dân chủ không phải là ai muốn làm gì thì làm ‘’Thật là rõ ràng ! Những lời khẳng định của kẻ đang nắm chức vụ lãnh đạo cao nhất của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có nghĩa là nhóm đương quyền sẽ không thay đổi đường lối toàn trị của họ . Phải chăng họ vẫn còn bị mê muội vì chủ thuyết Mác Lê nin ? Không ! Chắc chắn không ! Họ chỉ là một nhóm cơ hội chủ nghĩa không phục vụ một lý tưởng xã hội chủ nghĩa nào hết ! Nhờ thời cơ , họ đã cướp được chính quyền và do đó dành cho bản thân , gia đình , tay em .. mọi đặc quyền , đặc lợi ... Họ dại gì để cho chính quyền lọt vào tay người khác vì họ biết rõ hơn ai hết là nếu tổ chức một cuộc đầu phiếu tự do chắc chắn họ sẽ bị loại .

 

Tuy nhiên , nếu có một cuộc chống đối đại quy mô của quần chúng , họ sẽ tìm cách ‘’rút lui trong trật tự’’ để bảo toàn tính mạng cùng quyền lợi của bản thân , gia đình và tay em . Điều này đã nhận thấy ở các nước cộng sản cũ . Ta cũng thừa hiểu rằng từ ngày Cộng Sản Việt Nam cho phép đảng viên công khai làm giầu , công khai mua nhà riêng , công khai kinh doanh, một số ’’ đã trở cờ ‘’ , ‘’ đã đi hàng hai ‘’ , ‘’móc ngoặc với địch ‘’ ( ! ) để sau này , khi cần sẽ chứng minh là mình đã ‘’ đới công chuộc tội ‘’ . Việc này là lẽ thông thường : nơi đâu cũng vậy !

Tóm lại khả năng phản tỉnh của nhóm đảng viên cộng sản đương quyền là một điều không ai chối cãi

 

Điểm 4 : Cơ hội lịch sử của cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 -  Cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 , được dự trù vào ngày 20 tháng 5 sắp tới chính là cơ hội thuận lợi nhất để phe đối lập khởi sự chiến dịch’’ bất tuân lệnh dân sự’’ . Cách đây mấy tháng L.m. Nguyễn Văn Lý , nhân danh Khối 8406 , đã tung lời kêu gọi tẩy chay bầu cử nếu các điều kiện mà Khối đưa ra không được chấp nhận . Hành động tẩy chay bầu cử là một hành động bất tuân lệnh dân sự . Việc đảng Cộng sản đương quyền đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ ở nhiều nơi , rồi tới việc đấu tố L.m. Nguyễn Văn Lý trong một phiên toà ‘’ trò hề ‘’ vô cùng man rợ và lố bịch .. khiến cho việc tăng cường chiến dịch tẩy chay bầu cử Quồc Hội dễ được nhân dân hưởng ứng . Nếu nhóm cầm quyền vẫn tiếp tục làm ngơ , dùng sức mạnh bắt ép cử tri đi bầu , phe đối lập không nên chùn tay , trái lại nên mở rộng chiến dịch bất tuân lệnh dân sự dưới mọi hình thức khác ! Vì thời cơ đã đến để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ hóa ở Việt Nam . Nếu cuộc cách mạng thành công , kẻ viết bài này đề nghị nên gọi đó là cuộc cách mạng trúc . Tại sao ? Chính vì cây trúc ( tre) đã đóng một vai cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng nền văn hóa của dân tộc Việt . Đã có học giả tây phương từng mệnh danh nền văn minh nước ta là civilisation du bambou ( văn minh cây trúc ) .Sau các cuộc cách mạng hoa hồng , cách mạng cam , cách mạng hoa tuy líp , tại sao không có một cuộc cách mạng trúc ?

 

 

Paris tháng 4 năm 2007

Vũ Quốc Thúc

 


SỐ 8 THÁNG 5.2007

Quan điểm

1. Viễn Tượng Việt Nam : Dân chủ và nhân quyền

Văn, Thơ & Sử

2. Đỗ Mạnh Tri : Đôi điều về anh Nguyễn Ngọc Lan

3. Từ Thức : Người đưa tin

4. Tiểu Tử : Người Viết Mướn    

5. Vĩnh Như & Thường Nhược Thủy : Ngày giỗ tổ Hùng Vương 

6. Phan Thanh Tâm : Sau 30 năm lìa xa     

Chính trị quốc tế & Việt Nam

7. Phùng Nguyên : Lược duyệt các Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc

8. Vũ Huy Quang dịch : Thư Luân Lưu (của Trần Độc Tú)

 9. Vương Văn Đông lược dịch : Một đế quốc thiếu nhất quán (của Michael Mann)      

10. Nguyễn Văn Trần : Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp vừa qua...

11. Bùi Tín : Những vấn đề cần làm rõ về cách mạng dân tộc dân chủ...

12. Trần Thanh Hiệp : Chính thống dân chủ           

13. Nguyễn Xuân Phước : Những Vướng Mắc Hiến Pháp của Điều 88 Bộ Luật Hình Sự

14. Đoàn Viết Hoạt : Hãy hòa giải với hiện tại để xây dựng tương lai

15. Vũ Quốc Thúc : Đã tới lúc phát động cuộc  "cách mạng nhung" ?

Biên khảo xã hội, kinh tế, chính trị

16. Trần Lê Quang : Dẫn-Thủy Nhập-Điền tại Đồng Bằng Phan-Rang...

17. Nguyễn Ngọc Hiệp : Tự do thông tin vì dân chủ, văn minh và tiến bộ

18. Trần Thanh Hiệp : Ghi chú về « Đức lý 德理 » của người luật sư

19. Tôn Thất Long : Hợp chủng quốc Hoa kỳ: nguồn gốc và nền tảng xây dựng

20. Hoàng Xuân Đài phỏng dịch : Đàn ông khống chế đàn bà... (của Françoise Héritier)

21. Đàm Trung Pháp : Noam Chomsky : Linh Hồn Của Lý Thuyết Ngữ Pháp...

Trình bày bìa
Nguyễn Thành Nhân


Số cũ :

7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1
 


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.