.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Đời sống

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SÁCH - BÚT/HỒI KÝ CHÍNH TRỊ

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

 

 Viễn Tượng Việt Nam

 

Ngày giỗ tổ Hùng Vương

  • Vĩnh Như & Thường Nhược Thủy

Lần giở thế giới sử, nước ta là nước duy nhất trên hoàn cầu có ngày giỗ tổ, nhằm ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch mà ta quen gọi là Ngày HỘI ĐỀN HÙNG hay ngày GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG.

      Tháng giêng ăn Tết ở nhà,

      Tháng hai cờ bạc, tháng bà “hội hè”

hiển nhiên “hội hè” ám chỉ Hội Đền Hùng; và rõ ràng hơn:

      Dù ai đi ngược về xuôi,

      Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.

1.       Nhân ngày Giỗ Tổ, chúng ta nhớ lại công đức của các vua HÙNG để hiểu rõ những bước đi của tiền nhân, những suy nghĩ và phong cách cũng như cách ứng xử của tiền nhân, đồng thời giúp chúng ta thấy rõ đâu là hướng đi lâu dài và bền vững của dân tộc.

2.       Vua Hùng dựng nước Văn Lang khoảng năm 2879 trước Dương Lịch, với thể chế liên bang (15 bộ), trên nền tảng của xã thôn tự trị mang tính dân chủ: phép vua thua lệ làng.

3.       Đặt nền tảng cho việc phát triển nền văn hóa hòa bình nhân bản, dân tộc mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu, qua lăng kính nhân chủ và dân chủ.  Nó khởi đi từ sự hài hòa giữa thân tâm, với nếp sống hòa thuận (thuận vợ thuận chồng tắt Biển Đông tát cũng cạn), trong gia đình phân công (chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa), hòa mục trong xã thôn tự trị, đến sự thái hòa của đất nước, với chế độ địa phương phân quyền.  Và đỉnh cao tuyệt đích của con người là thăng hoa như Tiên Rồng, theo chiều kích phát triển tình thương và trí tuệ với định hướng BIẾN – HÓA – Thăng hoa – Hòa đồng: hòa vào dòng sống xã hội và cùng vũ trụ.

4.       Vạch ra con đường sống của dân tộc (= Nhân Đạo) qua lăng kính nhân chủ và dân chủ, không cần kêu cầu đến tín ngưỡng tôn giao…ý thức hệ hoặc một hệ thống triết học kinh viện.  Tất cả những tri thức thực nghiệm và kinh nghiệm sống hài hòa hàng ngàn năm trong nền văn hóa trồng lứa nước ổn định lâu đời đó cũng như con đường sống của dân tộc đã kết thành đạo sống Việt, được huyền thoại hóa trong truyện con Rồng cháu Tiên, với biểu tượng thần tổ kép Tiên Rồng để con cháu Việt noi theo.  Cốt lõi tử tưởng Việt được gói ghém trong các huyền thoại và ca dao tục ngữ tiếng nói tâm thức của dân tộc, thể hiện trong nếp sống hài hòa (hòa cả làng) ở nơi thôn dã sẻ soi sáng việc thực hiện con đường sống của dân tộc (= Nhân Đạo), xây dựng nền văn minh nhân bản, xu hướng tất yếu của loài người đang hướng tới, trong thế toàn cầu hóa.

 

CÔNG ĐỨC CỦA VUA HÙNG

      Sở dĩ trên đây chúng tôi phải dài dòng minh chứng những nét đặc trưng / đặc tính tinh thần của dân tộc nói riêng và nền văn hóa Việt nói chung, chỉ nhằm mục đích minh xác công đức vĩ đại của vua Hùng:

1.       Vua Hùng đã xây dựng, củng cố phát triển ý thức dân tộc.  Ý thức dân tộc là nền móng của sự hình thành quốc gia (Vua Hùng dựng nước Văn Lang).  Nó còn là yếu tính của xã hội công dân: Yếu tính này là nền tảng rèn luyện tinh thần dân chủ.  Ý thức dân tộc khiến người dân không những chỉ dám hy sinh sinh mạng sống cho đất nước (lòng yêu nước) mà còn “biết sống” cho tổ quốc (giữ thơm quê mẹ, phát triển đất nước) để duy trì và phát huy dòng sinh mệnh văn hóa dân tộc.  Người có ý thức dân tộc luôn luôn tin tưởng và tự hào về dân tộc mình.  Ý thức dân tộc – chủ nghĩa dân tộc – nuôi dưỡng và phát huy “hồn dân tộc”, bao hàm bản sắc và nội lục, giúp dân tộc được trường tồn với bản sắc cá biệt của dân tộc ta.  Chính ý thức dân tộc sâu sắc ấy đã giúp cho dòng Lạc Việt bảo tồn được bản sắc trước áp lực đồng hóa khủng khiếp và liên tục hơn một ngàn năm của tộc Hán.  Trăm dòng Việt (Bách Việt) trải dài từ phía Nam sông Dương Tư xuống đến phương Nam Ngũ Lĩnh, tận đến Quang Đông Quang Tây, chỉ còn tồn tại một dòng Việt duy nhất – Lạc Việt – tiền thân của tổ tiên dân tộc Việt Nam.

2.       Vua Hùng củng cố, phát huy sâu rộng nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước.  Nó phát sinh từ nền văn hóa Hòa Bình, có niên đại C14 là 1075 +/- 175 năm, cách ngày nay; nó được nối tiếp phát triển với nền văn hóa Bắc Sơn và được phát huy sâu rộng ở nền hóa Phùng Nguyên: Thời đại vua Hùng dựng nước Văn Lang.  Đó là nền văn hóa Hòa Bình nhân bản dân tộc mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính nhân chủ và dân chủ.

3.       Vua Hùng là người đặt nền tảng và vạch ra con đường sống của dân tộc (= Nhân Đạo) qua lăng kính nhân chủ và dân chủ, trên nền tảng của xã thôn tự trị - một “cơ cấu xã hôi chính tri đặt thù của dân tộc Việt Nam”, lấy con người toàn diện – không duy gì cả - làm trung tâm (làm gốc) cho mọi sinh hoạt về vật chất cũng như tinh thần, mà không kêu cầu đến tín ngưỡng tôn giáo, ý thức hệ hay một triết thuyệt kinh viện.

4.       Vua Hùng – nói theo ngôn từ của thời đại – đã thực hiện thành công cuộc cách mạng văn hóa trong giới hạn của điều kiện thời đại lúc đó:

a.       Xóa sạch tính dâm ô, loạn luân, phi nhân bản trong các huyền thoại, truyền thuyết.  Cảnh con gái ngủ với cha, anh em lấy nhau, mẹ giết con, con giết cha, giết phụ nữ, trẻ em tế thần linh, thần thánh coi con người như rơm rác, trong huyền thoại của Tây Phượng, Ấn Độ và  Trung Hoa.  Trái lại, chúng ta không tìm thấy những “cảnh phi đạo đức” nói trên trong huyền thoại truyền thuyết Việt Nam.  Các nhân vật trong huyền thoại Việt Nam hầu hết là những con người, chứ không phải là thần linh – những con người trung hiếu thiện lành cứu dân (Lạc Long Quân) cứu nước (Phù Đổng Thiên Vương) giúp nước (Thánh Tảng Viên) phát triển văn hóa (Tiết Liêu).  Phải chăng gọi bộ huyền thoại Việt Nam là bộ nhân thoại mới chính danh?

b.       Đặt nền tảng cho tư tưởng “lấy người làm gốc”.  Tất cả qui về người, rồi từ người mà sinh ra mọi sự, mọi việc…. Lấy “người làm gốc” tức trọng người, trọng sự sống, thương người: thương người, người lại thương ta, ghét người, mình lại hóa ra ghét mình, rồi không còn phân biệt mình, người: thương người như thể thương thân.

 

Thay Lời Kết: Hướng đi của dân tộc trong thế nhập cuộc toàn cầu hóa hiện nay.

      Những công đức đó thật là vĩ đại.  Nhưng tổ chức ngày Giỗ Tổ không phải chỉ để ca ngợi hết lời những công đức đó để thỏa mãn tự ái dân tộc.  Ngày Giỗ Tổ cũng không phải là dịp để đề cao cá nhân hay phe nhóm với những bài diễn văn đầy danh từ cao đẹp.  Tổ chức ngày Giỗ Tổ là để nhắc nhở chúng ta phải làm gì ích lợi cụ thể cho dân tộc và đất nước để trả ơn cho tổ tiên một cách thiệt thực.  Giỗ Tổ nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, để tin tưởng và tự hào về dân tộc mình.  Có thấu hiểu bản sắc dân tộc, chúng ta mới rèn luyện cho mình trở thành người có tinh thần dân tộc.  Một người có ý thức dân tộc luôn luôn trân trọng trách nhiệm “giữ thơm quê mẹ” trong tinh thần tự giác.  Một người có ý thức dân tộc kiên trì trong sứ mệnh, phát huy những giá trị tinh thần quí báu của dân tộc và “biết cách bảo tồn” dòng sinh mệnh vĩnh hằng của dân tộc.  Cho nên trọng điểm của việc tổ chức ngày Giỗ Tổ là để nhắc nhở chúng ta tự giáo dục và giáo dục con cháu: nhớ công đức dựng nược và phát triển văn hóa dân tộc của vua Hùng.  Nhớ công đức vua Hùng thiết thực nhất là chúng tà và con cái Việt phải có bổn phận, bằng mọi cách, giữ nước, thể hiện đạo lý của dân tộc: thương người như thể thương thân vào cuộc sống,  đồng thời phát triển đất nước theo kịp đà tiến bộ của thế giới.

Nhân ngày Giỗ Tổ của năm 2007

Người Viết khẩn thiết ý thức thực hiện cuốc chuyển hóa tâm thức (phát triển tâm linh) trên nền tảng của giáo lý mà mình đang theo, trở thành người “thiện lành”, phát triển tình thương và trí tuệ, thể hiện đạo lý của dân tộc: “thương người như thể thương thân” và triết lý sống thái hòa, qua nếp sống hài hòa (hòa cả làng), lấy tình nghĩa làm đầu (một bồ cái lý, không bằng một tí cái tình) trong tinh thần “công bằng là đạo người ta ở đời, phá vở những ốc đảo (gà quề ăn quẩn cối xay) những định kiến (kiến bò miếng chén) về chính trị và tôn giáo, xem “đối lập” là bổ sung, chấp nhận dị biệt (rằng trong lẽ phải có người có ta) thống nhất tri thức và tâm thức, cùng nhau chung sống yên vui trong thanh bình thịnh vượng.

Tình thương hồn nhiên trong  sáng – không mang bất cứ nhãn hiệu nào – sẻ hóa giải mọi mâu thuẫn, nghịch lý ở nội tâm, trong gia đình và ngoài xã hội:

1. Dân Tộc: Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Nhân Loại: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (giàn dân tộc – gian nhân loại).

 

Ông cha ta thường nhắc nhở:

      Thương nhau củ ấu cũng tròn (một trăm chổ lệch cũng kê cho bằng)

Tình thương, trí tuệ, hài hòa và thượng tôn luật pháp là những yếu tố căn bản / nền tảng giải đáp nhu cầu tâm thức của con người trong thế toàn cầu hóa để xây dựng nên văn minh nhân bản mà loại người đang hướng tới.

Người Việt theo tục thờ cúng tổ tiên cũng cần phải tự ý thức thực hiện cuốc chuyển hóa tâm thức mà khơi điểm là trở về với chính mình (tram hay là xoay vào lòng, ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình), tự biết mình xây dựng nếp sống tỉnh thức, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở (truyền thống giáo dục nhân bản tâm linh) theo chiều kích phát triển tình thương và trí tuệ (phát triển tâm linh) với định hướng: BIẾN – HÓA – Thăng hoa, Hòa đồng: hòa vào dòng sống và cùng vũ trụ ngay tại đây và bây giờ.

 

Vĩnh Như & Thường Nhược Thủy

 Tủ Sách Việt Thường

 

Ghi Chú :

Muốn đọc thêm chi tiết về Ngày Giỗ Tổ xin xem website www.tusachvietthuong.org bên phần Văn Hóa Việt Nam vào tuần giỗ tổ vua Hùng.

 


SỐ 8 THÁNG 5.2007

Quan điểm

1. Viễn Tượng Việt Nam : Dân chủ và nhân quyền

Văn, Thơ & Sử

2. Đỗ Mạnh Tri : Đôi điều về anh Nguyễn Ngọc Lan

3. Từ Thức : Người đưa tin

4. Tiểu Tử : Người Viết Mướn    

5. Vĩnh Như & Thường Nhược Thủy : Ngày giỗ tổ Hùng Vương 

6. Phan Thanh Tâm : Sau 30 năm lìa xa     

Chính trị quốc tế & Việt Nam

7. Phùng Nguyên : Lược duyệt các Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc

8. Vũ Huy Quang dịch : Thư Luân Lưu (của Trần Độc Tú)

 9. Vương Văn Đông lược dịch : Một đế quốc thiếu nhất quán (của Michael Mann)      

10. Nguyễn Văn Trần : Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp vừa qua...

11. Bùi Tín : Những vấn đề cần làm rõ về cách mạng dân tộc dân chủ...

12. Trần Thanh Hiệp : Chính thống dân chủ           

13. Nguyễn Xuân Phước : Những Vướng Mắc Hiến Pháp của Điều 88 Bộ Luật Hình Sự

14. Đoàn Viết Hoạt : Hãy hòa giải với hiện tại để xây dựng tương lai

15. Vũ Quốc Thúc : Đã tới lúc phát động cuộc  "cách mạng nhung" ?

Biên khảo xã hội, kinh tế, chính trị

16. Trần Lê Quang : Dẫn-Thủy Nhập-Điền tại Đồng Bằng Phan-Rang...

17. Nguyễn Ngọc Hiệp : Tự do thông tin vì dân chủ, văn minh và tiến bộ

18. Trần Thanh Hiệp : Ghi chú về « Đức lý 德理 » của người luật sư

19. Tôn Thất Long : Hợp chủng quốc Hoa kỳ: nguồn gốc và nền tảng xây dựng

20. Hoàng Xuân Đài phỏng dịch : Đàn ông khống chế đàn bà... (của Françoise Héritier)

21. Đàm Trung Pháp : Noam Chomsky : Linh Hồn Của Lý Thuyết Ngữ Pháp...

Trình bày bìa
Nguyễn Thành Nhân


Số cũ :

7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1
 


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.