PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự cung Kremlin thời Staline

Staline, xa hoàng đỏ

Đúng theo thủ tục cộng sản độc tài đảng trị và học đòi phong cách Lê Nin, xác của Staline cũng được đưa đi ướp để trưng bày cho hậu thế chiêm ngưỡng, và có đối tượng để thần thánh hóa những chuyện làm về sau. Ngày 9 tháng Ba, năm 1953 - bốn ngày sau khi chết – Molotov, Beria và Khrouchtchev mỗi người đọc một bài ai điếu, rồi đưa xác Staline vào lăng tẩm, bên cạnh nhục thể của Lê Nin.

Ngay hôm sau lễ tang, Beria mời Molotov - Chủ Tịch Hội Đồng Ủy Viên Nhơn Dân kiêm Ngoại Trưởng - đến trụ sở mật vụ Loubianka, nơi bà vợ của ông còn bị giam giữ. Bà Polina Molotova, cũng là Bộ Trưởng, nhưng vì gốc Do Thái của bà nên bị Staline nghi ngờ là phản bội Liên Xô, bị bắt hồi tháng Mười Hai năm 1948 và đưa đi trại cải tạo lao động. Khi Staline vừa trút hơi thở cuối cùng, Beria ra lịnh ngưng điều tra bà và quyết định phóng thích.

Khi Molotov đến nơi, Beria vội vàng thả ngay bà Polina, với lời khen ngợi: "Một nữ anh hùng!" Chưa hay biết gì bên ngoài, bà Polina hỏi thăm ngay Staline. Khi được biết Staline đã qua đời, bà choáng váng. Như vậy là Molotov đưa bà về nhà. Hiện tượng đó cho thấy bà Polina không biết Staline cho lịnh bắt bà nên vẫn còn cảm tình với Staline.

Tưởng chừng như cờ đã tới tay, Beria bắt đầu khai phóng chế độ, phủi sạch ảnh hưởng chẳng mấy tốt đẹp của Staline. Trước hơn hết, ông cho lịnh bắt những người dựng đứng cái gọi là "Âm mưu của các thày thuốc". Chế độ Staline cho là những bác sĩ - phần đông người Do Thái – âm mưu giết chết những nhà lãnh đạo xô viết nên ra lịnh bắt giam hết những người mặt "áo choàng trắng". Thế nhưng, khi Beria đề nghị giải phóng Đông Đức thì một cuộc nổi dậy manh nha, làm cho những người quyền chức khác lo ngại.

Như vậy là, Khrouchtchev nghĩ cách loại trừ Beria và tìm cách thuyết phục Malenkov, Thủ Tướng chánh phủ, và Boulganine, Bộ Trưởng Quốc Phòng. Molotov thường khâm phục Beria, nhưng cuộc khủng hoảng liên hệ đến nước Đức thúc đẩy Molotov ủng hộ Khrouchtchev. Thống chế Vorochilov, Bộ Trưởng Chiến Tranh cũng ủng hộ Khrouchtchev.

Ngày 25 tháng Sáu, Beria đang vui thú cùng với gia đình thì được mời dự phiên bất thường của Tối Cao Xô Viết. Cảm thấy có điều bất thường, vợ ông khuyên nên thận trọng. Nhưng Beria cứ vững tin và giải thích rằng chẳng có gì phải lo vì đã có hậu thuẫn của Molotov.

Ngày hôm sau, khi phiên họp bắt đầu, vào khoảng một giờ trưa, Khrouchtchev đứng lên mở lời và tấn công Beria. Boulganine cũng đứng về phe Nikita Khrouchtchev và Mikoïan bất ngờ được tin là Beria sẽ bị bắt. Ngạc nhiên, Beria hỏi: "Chuyện gì vậy Nikita? Tại sao đồng chí lại kiếm chuyện với tôi?" Khrouchtchev không cần trả lời, Malenkov lại đứng lên chỉ trích Beria và ra hiệu ngay cho các tướng lãnh đứng bên ngoài thi hành phận sự. Thống chế Joukov tiến ngay vào phòng họp bắt Beria.

Vợ, con và dâu của Beria cũng đều bị giam giữ. Từ ngục thất, Beria dồn dập viết thơ cho Malenkov yêu cầu giúp đỡ và xin tha tội cho vợ, con trai và dâu. Ngày 22 tháng Mười Hai năm 1953, Beria bị một tòa án mật kín xử tử về tội phản bội và khủng bố cùng với Merkoulov, Dekanozov và Koboulov, những tội ác dường như được gán ghép cho họ.

Người ta lột hết quần áo của Beria, ngoại trừ đồ lót. Hai tay bị còng và treo lên một cái móc trên tường, Beria kêu la và cầu xin được tha tội chết. Ông la lối quấy rầy đến đổi người ta phải tống một cái khăn mặt vào miệng. Hai con mắt lồi lên, nổi cộm trên cái băng vải mà người ta quấn đầu ông. Tên đao phủ của Beria, tướng Batitski - về sau được thăng cấp thống chế để tưởng thưởng – đưa súng nhắm ngay đầu và bắn cho một phát chết tốt. Xác bị đem thiêu.

Khi những nhà lãnh đạo mới, của thời kỳ sau Staline, mở cửa thả tù, những người bị chế độ cũ giam giữ đều có một thái độ như nhau là biết ơn Staline. Ngay sau khi được tha, Kira Allilouïeva – cháu gọi Nadia bằng cô – đi tìm mẹ ở nhà giam Loubianka, bà này nói với con: "Con thấy chưa, Staline đã cứu chúng ta!" Kira chận ngay: "Tại sao mẹ lại tin như vậy được? Staline đã chết rồi." Như vậy mà bà mẹ cứ tiếp tục ngưỡng mộ nhà độc tài cho đến chết!

Khi triệt hạ được những đồng chí đối thủ, sau cái chết của Staline, Khrouchtchev trở thành nhà lãnh đạo mới của Liên Xô. Năm 1956, với hậu thuẩn của Mikoïan, Khrouchtchev đứng ra tố cáo tội ác của Staline trong bản phúc trình mật nổi tiếng. Năm năm sau, xác chết của Staline bị đưa ra khỏi lăng và chôn ở chưn tường Điện Cẩm Linh. Từ đó trở đi, nội tình Bộ Chánh Trị Liên Xô xáo trộn kinh khủng, các đồng chí lãnh đạo đấu đá nhau tơi bời. Mạnh được, yếu thua, ai giỏi gian manh thì tồn tại. Qua cơn sóng gió trong vòng thành Điện Cẩm Linh đó, người đồng chí con nhà nông ít học kia lại vượt trội được để nắm ngôi bá chủ thế giới cộng sản.

Khrouchtchev cũng đảm nhiệm những chức năng như Staline là Tổng Bí Thơ Đảng và Chủ Tịch nhà nước. Thống Chế Joukov nắm lấy Bộ Quốc Phòng, như là một phần thưởng về cúc cung tận tụy. Thế nhưng vì Joukov được lòng thiên hạ và hay tranh luận nên Khrouchtchev coi như một người cạnh tranh đáng gờm, bèn cho đi nghỉ mát. Năm 1960, khi Vorochilov đến tuổi về hưu thì Khrouchtchev và Mikoïan là hai nhơn vật thanh thế còn lại của thời Staline.

Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, làm cho thế giới cảm thấy bị một cuộc chiến hạt nhơn đe dọa, cộng với những lệch lạc trong chánh sách nông nghiệp phi lý, cuối cùng Khrouchtchev cũng mất hết quyền hành. Năm 1964, Khrouchtchev bị phái trẻ của Staline như Brejnev, Kossiguine và nhà mưu lược của họ là Souslov, lật đổ và cai trị đất nước đến ngày tàn của họ, vào những năm 1980.

Các quan chức lớn tuổi hơn cảm thấy khó phục hồi lại sau khi bị thất bại về chánh trị. Trước tiên, họ thấy nhẹ người là còn sống sót vì họ nghĩ là lẽ ra phải bị bắt, chẳng hạn như Kaganovitch và Andreev chẳng còn gì khi rời khỏi nơi ở trong Điện Cẩm Linh hồi năm 1957. Những người khác, khôn khéo hơn, còn kiếm chác được đôi chút. Tất cả những nhơn vật tên tuổi một thời, đã từng làm cho bao người vô tội phải chết oan, sống an nhàn chuỗi ngày cuối đời của mình bằng cách viết hồi ký. Họ tiếp đón những người ái mộ Staline và tránh né những cặp mắt thiếu thiện cảm của những nạn nhơn chế độ Staline khi gặp trên đường phố. Dẫu cho nay họ chẳng là gì hết, nhưng đôi khi thiên hạ còn nhớ tới họ, như là hiện thân của một chủng loại gần như tiêu tan.

Molotov và Polina, hai vợ chồng được đoàn tụ hạnh phúc nhờ cái chết của Staline, nhưng không oán hận gì mà lại cứ ủng hộ Staline. Molotov và Kaganovitch vẫn tiếp tục khinh ghét nhau, có lẽ cho đến chết, nhưng cả hai càng khinh rẻ Khrouchtchev nhiều hơn. Họ cho rằng Khrouchtchev là một con người "hai tay vấy máu đến tận cùi chỏ" và "tâm hồn trĩu nặng tội phạm" mà lại dám lợi dụng cái chết của Staline để làm nấc thang danh vọng cho bản thân. Sau hơn mười năm cầm quyền với chiến dịch "giải trừ Staline" nổi tiếng và với nhiều lầm lẫn - khủng hoảng tên lửa Cuba, chiến tranh lạnh với Trung Quốc,... - rồi Khrouchtchev cũng tàn phai hồi năm 1971.

Tuy nhiên, hậu duệ của những viên chức thời Staline cũng còn khuynh hướng binh vực chế độ của thời kỳ "Nỗi Khiếp Sợ Vĩ Đại", và nói chung là muốn xóa đi những tội ác của Staline, và trăm dâu đổ đầu tầm, chụp chiếc mũ ghê sợ lên đầu Beria. Đối với Martha Pechkova, dâu của Beria, thì "Staline vừa hung ác vừa thông minh". Thời bấy giờ, chánh trị là một môi trường khép kín, trong đó những vai chánh đấu đá nhau cho đến chết. Thật là một thời dễ sợ!

Vladimir Allilouïev, cháu kêu Nadia bằng dì, mà cha đã bị Staline ra lịnh xử tử và mẹ - chị ruột Nadia - bị mất trí trong tù, còn xác nhận Staline là "một vĩ nhơn, có mặt tốt mà cũng có mặt xấu". Có dư luận còn cho rằng: "Chế độ sai quấy chớ không phải cá nhơn Staline. Với bịnh Sida, bọn tư bản còn giết dân Nga nhiều hơn Staline!"

*  *  *

Thói thường, phủ binh phủ, huyện binh huyện, thì đám cận thần và con cháu của những quan chức thời Staline nghĩ tốt cho Staline hay cho đấng sinh thành của mình cũng là đương nhiên. Vì vậy mà thiên hạ chẳng có gì phải sững sờ, nếu như Poutine tỏ ra có cảm tình với thời đại Staline. Tìm hiểu tiểu sử của Vladimir Poutine, người ta thấy rằng từ năm 1985, Poutine đã hoạt động kín đáo cho KGB, ngụy trang dưới danh nghĩa của "Ngôi Nhà Hữu Nghị Đức-Xô" tại Dresde (Đức).

Nên chi, Điện Cẩm Linh, dưới triều đại của Poutine, thường tìm cách ngoái nhìn lại lịch sử nhiều hơn là lo chuyện cai trị đất nước. Vì mong muốn phục hồi lại thế đứng của lịch sử Nga nên Poutine và các quan chức khác đã đẩy mạnh tinh thần dân tộc, thường tôn vinh những thắng lợi của Liên Xô, trong khi đó coi nhẹ hoặc thậm chí xóa sạch những việc làm khủng khiếp của chế độ.

Hậu quả là, trên khắp đất nước Nga, nhiều hồ sơ lưu trữ nói đến những trường hợp giết chóc, ngược đãi và những hành động tương tự của các nhà cầm quyền Liên Xô càng ngày càng bị cấm khai thác. Mà trong những chuyện đó vai trò của mật vụ là then chốt cho nên nhà nước không muốn cho ai biết đến. Có thể vì Poutine là nhơn viên KGB trước kia - cuối những năm 1990 đã trở thành FSB - nên ông đã ra lịnh cấm. Trước khi bước vào chính trường, ông từng có 16 năm phục vụ trong cơ quan tình báo KGB nổi tiếng của Liên Xô và sau đó làm lãnh đạo FSB, cơ quan an ninh Nga kế thừa KGB.

Vừa mới đây, với tư cách thủ tướng, ông Vladimir Putin đặt tên mới cho một ngọn núi thuộc dãy Kavkaz là "Đỉnh núi các điệp viên phản gián Nga", nhằm tôn vinh công lao của những người làm trong ngành tình báo mà ông từng xuất thân. Văn phòng thủ tướng cho biết, ông Putin đã ký vào nghị quyết đặt tên mới nói trên cho ngọn núi trước đây còn vô danh có độ cao 3.269 mét. Đỉnh núi này nằm trong nước cộng hòa Bắc Ossetia thuộc Nga giáp biên giới khu vực ly khai Nam Ossetia, trung tâm của cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 vừa qua.

Hồi năm ngoái (2007), Điện Cẩm Linh đưa ra một bản hướng dẫn cho những nhà giáo cấp trung học, trong đó Staline được mô tả như là "một trong những lãnh tụ thành công nhứt của Liên Xô", dù vẫn nêu lên việc ông ta đối xử hung bạo với nhơn dân Nga. Chính Poutine cũng công nhận những mất mát, thiệt hại và những hành động gớm ghiết và xấu xa dưới thời Staline, nhưng lại khuyên người Nga đừng lấy đó làm nhục.

Trong một buổi hội, Poutine có nói: "Chúng ta quả đã có những giai đoạn đen tối trong lịch sử, như những biến cố từ năm 1937. Đó là những thời kỳ không nên quên trong quá khứ của chúng ta. Thế nhưng, những đất nước khác cũng đã trải qua những thời kỳ đen tối và khủng khiếp của họ. Dẫu sao đi nữa, chúng ta chưa từng ném bom hạt nhân xuống dân thường, chưa khi nào đem hóa chất rải xuống hàng ngàn cây số đất đai hoặc đem bom liệng xuống một đất nước nhỏ bé với số lượng ngang bằng cả Thế Chiến Hai, như trường hợp Việt Nam.

*  *  *

Dân gian mình thường nói "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Lúc sanh thời, "Ông Ba Mươi" nổi tiếng là hung ác nên khi chết đi, người ta đem bộ da của "Ông" làm vật trang trí nhà cửa, để trả đũa. Người đời tha hồ giẫm chưn lên mảnh da của con thú, khi còn sống ai cũng phải nể.

Người ta thì khác, khi chết đi rồi thì tiếng tăm lưu lại muôn đời. Tiếng lành cũng như tiếng xấu. Tiếng lành thì đồn xa, tiếng dữ chỉ đồn ba ngày đường. Nên chi, con người ở đời cần phải quan tâm đến dư luận của miệng lưỡi thế gian.

Điểm lại lịch sử, người ta để ý thấy rằng, dưới chế độ độc tài đảng trị, kiểu cộng sản, lãnh tụ nào cũng giết hại nhơn dân không ít. Liên Xô có Lê Nin, Staline, Trung Quốc có Mao Trạch Đông, Việt Nam có Hồ Chí Minh, đó là chỉ kể đại khái một số người. Họ tàn nhẫn vô nhơn đạo vì trước khi lên nắm quyền, họ phải tranh đấu sống mái để nhô đầu lên. Quen thói sắt máu, khi nắm được quyền hành rồi, họ sát phạt người đối lập – cũng như những kẻ "gọi là" đối lập -  không nương tay.

Trái lại, bên thế giới dân chủ, người lãnh tụ lên thế cầm quyền thông qua bầu cử. Muốn đạt được ngôi vị đầu đàn trong số những người ưu tú, một tổng thống, một thủ tướng phải xuất thân từ lá phiếu. Sau đó, khi ở thế lãnh đạo rồi, còn có những cơ chế khác và những luật lệ kềm hãm, chớ chẳng phải tự tung tự tác như bên chế độ độc tài đảng trị.

- Hết -

Cố Nhân 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp :   Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên :   Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.